Tác động với nền kinh tế Mỹ sau khi Chủ tịch Hạ viện bị phế truất
Việc Chủ tịch Hạ viện McCarthy bị phế truất có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị lật đổ cho thấy sự phân cực chính trị ở Mỹ. Ảnh: thehill.com
Theo bình luận của kênh CNN (Mỹ) ngày 3/10, cuộc chiến giữa các nhà lập pháp ở Washington ngày càng trở nên khốc liệt. Những cuộc tranh cãi tại quốc hội gây ra một số hậu quả và vụ mới nhất có thể dẫn đến một đợt hạ bậc tín dụng khác, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ.
Trong mùa hè, tranh cãi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa suýt khiến Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên kể từ khi quốc gia này được thành lập cách đây gần 250 năm. Sau đó, vào cuối tuần qua, chính phủ đã tránh được việc đóng cửa trong gang tấc nhờ một thỏa thuận mà Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đạt được với đảng Dân chủ.
Nhưng động thái duy trì nguồn tiền cho chính phủ cho đến giữa tháng 11 đã thúc đẩy nỗ lực của các đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn do Hạ nghị sĩ Florida Matt Gaetz dẫn đầu nhằm lật đổ ông McCarthy khỏi vị trí Chủ tịch Hạ viện. Họ đã thành công trong cuộc bỏ phiếu lịch sử ngày 3/10.
Vụ việc trên có thể khiến Moody’s Investor Service xem xét lại mức xếp hạng tín nhiệm AAA của Mỹ.
Video đang HOT
Lần đầu tiên nợ của Mỹ bị một cơ quan xếp hạng tín dụng lớn khác là S&P hạ mức xếp hạng tín dụng là vào năm 2011. Mặc dù các nhà lập pháp Mỹ đã có thể đạt được thỏa thuận ngăn chặn tình trạng vỡ nợ, nhưng S&P vẫn nghi ngờ về độ tin cậy của Chính phủ Mỹ trong thanh toán các hóa đơn đúng hạn.
Động thái của S&P có tác động to lớn đến thị trường, dẫn đến thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh và lợi suất trái phiếu tăng, biểu hiện của rủi ro tín dụng.
Fitch cũng đưa ra kết luận tương tự vào tháng 8 năm nay, hạ tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA . Động thái này đã gây ra một đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán và đẩy lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, nhưng không lâu sau, thị trường đã phục hồi được.
Kể từ đó, mọi con mắt đều đổ dồn về Moody’s, tổ chức đã duy trì xếp hạng AAA đối với nợ của Mỹ kể từ năm 1917. Nhưng cuộc bỏ phiếu lật đổ Chủ tịch Hạ viện ngày 3/10 có thể tác động tới quyết định của Moody’s. Tuần trước, Moody’s cảnh báo việc chính phủ đóng cửa có thể khiến tổ chức này hạ mức tín nhiệm của Mỹ.
“Mặc dù các khoản thanh toán nợ của chính phủ sẽ không bị ảnh hưởng và việc đóng cửa trong thời gian ngắn khó có thể làm gián đoạn nền kinh tế, nhưng điều đó sẽ nhấn mạnh sự yếu kém về sức mạnh thể chế và quản trị của Mỹ so với các quốc gia được xếp hạng AAA khác mà chúng tôi đã nhấn mạnh trong những năm gần đây”, Moody’s nêu rõ trong một thông báo.
Thông báo cho biết: “Đặc biệt, nó sẽ chứng minh những hạn chế đáng kể mà sự phân cực chính trị ngày càng tăng đặt ra đối với việc hoạch định chính sách tài khóa vào thời điểm sức mạnh tài chính đang yếu dần, do thâm hụt tài chính ngày càng gia tăng và khả năng chi trả nợ ngày càng suy giảm”.
Đã có 14 lần Chính phủ Mỹ đóng cửa kể từ năm 1980, nhưng chưa lần nào một Chủ tịch Hạ viện bị phế truất. Vì vậy, vụ việc mới nhất còn là một dấu hiệu phân cực chính trị ngày càng gia tăng.
Thị trường đã trải qua một ngày hỗn loạn vào ngày 3/10 trước khi cuộc bỏ phiếu phế truất ông McCarthy kết thúc. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng lãi suất vay cao hơn có thể khiến thị trường nhà ở trì trệ hơn nữa.
Việc Moody’s hạ cấp tín nhiệm có thể khiến lãi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn nữa, nhấn mạnh rủi ro gia tăng liên quan đến việc nắm giữ nợ của Mỹ. Vấn đề này sẽ làm tăng chi phí vay tiền vì các ngân hàng và những người cho vay khác thường căn cứ lãi suất vào lãi suất trái phiếu Mỹ.
Điều đó sẽ làm tăng thêm áp lực mà nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt và thậm chí có thể làm tăng khả năng xảy ra suy thoái.
Nền kinh tế Mỹ có thể gặp khó khăn nếu chính phủ đóng cửa
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Jared Bernstein nhận định nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược" từ nguy cơ chính phủ bị đóng cửa.
Trụ sở Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: Bloomberg
Phát biểu tại một sự kiện của Viện Chính sách Kinh tế ngày 27/9, ông Bernstein cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này hiện phải đối mặt với hàng loạt sức ép như nguy cơ chính phủ bị đóng cửa, chương trình thanh toán nợ sinh viên, lãi suất cao và cuộc đình công của công nhân ngành ô tô.
Dù vậy, cố vấn Nhà Trắng Jared Bernstein tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, trừ khi xảy ra sai sót về chính sách hoặc cú sốc lớn từ bên ngoài nước Mỹ.
Ngày 27/9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã phản đối dự luật cấp tiền tạm thời ngăn chính phủ đóng cửa vốn đang được thúc đẩy tại Thượng viện. Động thái này sẽ đưa Washington đến gần hơn với nguy cơ phải đóng cửa một phần lần thứ tư trong vòng một thập kỷ qua.
Theo các nhà lập pháp giấu tên được tờ New York Times dẫn lời, bất đồng giữa các nghị sĩ về dự luật chi tiêu mới phần lớn tập trung vào khoản viện trợ bổ sung trị giá 25 tỷ USD cho Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết kịch bản chính phủ phải dừng hoạt động không phải là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu xảy ra, rất nhiều công việc quan trọng có thể bị ảnh hưởng trong lĩnh vực khoa học và y tế.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết bộ này lo ngại Quốc hội sẽ không thông qua các dự luật liên quan để tránh việc chính phủ đóng cửa và đang lên kế hoạch phải làm gì trong tình huống như vậy.
Peru tuyên bố Tổng thống Mexico 'không được hoan nghênh' Quốc hội Peru cho rằng Tổng thống Mexico đã can thiệp vào công việc nội bộ của Peru. Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador. Ảnh: AP Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ), Quốc hội Peru ngày 25/5 tuyên bố Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador "không được hoan nghênh" vì những bình luận nhiều lần của ông về các...