Tác động kinh tế khủng khiếp của đợt dịch đang tàn phá Trung Quốc
Một nhà kinh tế hàng đầu Trung Quốc cảnh báo tác động kinh tế từ đợt bùng phát dịch mới nhất gấp 10 lần so với đợt dịch ở Vũ Hán hồi đầu năm 2020.
Theo Xu Jianguo, Phó giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, những gián đoạn do COVID-19 gây ra đối với hoạt động kinh tế, bao gồm đóng cửa các thành phố, hạn chế giao thông đã ảnh hưởng đến 160 triệu người trong năm nay và gây thiệt hại 18.000 tỷ nhân dân tệ (2,68 nghìn tỷ USD).
Trong khi đó, đợt dịch ban đầu ở Vũ Hán cách đây 2 năm ảnh hưởng tới 13 triệu người, gây thiệt hại 1.700 nghìn tỷ NDT cho nền kinh tế Trung Quốc.
“Mức độ nghiêm trọng của đợt bùng dịch năm nay gấp 10 lần năm 2020 xét về quy mô dân số bị ảnh hưởng và chi phí kinh tế”, ông Xu nói tại một hội thảo hôm 7/5.
Trong khi các nước đang sống chung với COVID-19 thì Trung Quốc là quốc gia duy nhất vẫn áp dụng chính sách “Zero COVID-19″ nghiêm ngặt. Các biện pháp chống dịch cứng rắn của quốc gia tỷ dân gây áp lực lên hàng loạt lĩnh vực như dịch vụ, bán lẻ, sản xuất và hậu cần.
Một con đường vắng người qua lại ở Bắc Kinh do phong tỏa phòng dịch. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
” Không giống như đợt bùng dịch năm 2020 ở Vũ Hán, trong đợt dịch này, một số thành phố lớn và quan trọng nhất của Trung Quốc bị phong tỏa bao gồm Thượng Hải, Tô Châu, Thâm Quyến, Đông Quan và thủ đô Bắc Kinh đều là những mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp“, ông Xu cho biết.
Theo thống kê mới đây của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu của nước này trong tháng 4 chỉ ở mức 3,9%, thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Con số này khiến nhiều chuyên gia, trong đó có Xu lo ngại Trung Quốc khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% như Bắc Kinh đề ra hồi đầu năm.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings gần đây hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc xuống 4,3%.
Các nhà kinh tế cũng hạ dự báo của họ về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm 2022 của Trung Quốc trong khi các nhóm doanh nghiệp nước ngoài cho rằng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt đang khiến nền kinh tế thứ 2 thế giới trở thành điểm đến kém hấp dẫn hơn đối với đầu tư.
Theo ông Xu, các chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ hiện yếu hơn so với năm 2020. Các lĩnh vực xuất khẩu và bất động sản vốn là những động lực chính giúp phục hồi kinh tế hai năm trước cũng đang dần mất đi động lực.
Trong khi đó, Xiao Lisheng, nhà kinh tế học tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đánh giá nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua một cuộc suy thoái và có thể sẽ chạm đáy trong 2-3 tháng tới.
Tuy vậy, Xiao vẫn lạc quan cho rằng: “Nếu các đợt bùng phát có thể được kiểm soát trong quý 2 hoặc quý 3 của năm, không loại trừ việc đầu tư sẽ tăng mạnh và tiêu dùng cũng có khả năng tăng nếu không có quá nhiều đợt bùng phát mới trong năm tới”.
Xuất khẩu tôm dự báo sẽ tiếp đà tăng trưởng
Tiếp nối đà tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 3/2022, đã đưa kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 900 triệu USD trong quý I/2022, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm trong tháng 4/2022 dự báo sẽ tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021, vì các thị trường châu Âu, Mỹ đang chuẩn bị nguồn thực phẩm cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp nghỉ hè. Đây là thời điểm phần lớn học sinh, sinh viên có nhiều chuyến dã ngoại thực tế và các nhà nhập khẩu cũng sẽ chuẩn bị nguồn hàng dự trữ cho mùa thu.
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang (Hậu Giang). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Ông Hoàng Văn Duy, Công ty TNHH Kết nối Hải sản Mekong chia sẻ, nhu cầu tôm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh tại thị trường châu Âu, thị trường Mỹ và các thị trường cần nguồn thực phẩm cung ứng cho mùa hè. Các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường châu Âu sẽ chuẩn bị các đơn hàng từ thời điểm này. Do đó người nông dân sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ đà hồi phục của thị trường và nhu cầu của thế giới.
Riêng với thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, sự tăng trưởng tốt ở thị trường này đã giúp Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong các nguồn cung tôm chính cho Mỹ. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, hiện nay, tình hình lạm phát tại Mỹ tăng mạnh nhưng với các chính sách ổn định kinh tế của Mỹ thì nhu cầu tôm dự kiến vẫn tăng mạnh trong năm nay.
Với nhu cầu của thị trường trong thời gian tới, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam cũng đã nhanh chóng lên kế hoạch sản xuất, đáp ứng các hợp đồng đặt hàng. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước chia sẻ, Thuận Phước có mạng lưới khách hàng rộng khắp từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; các khách hàng này đều có nhu cầu tăng số lượng nhập khẩu để cung ứng cho thị trường trong thời gian tới.
Vì vậy, Thuận Phước đã chuẩn bị nguồn lực, cơ sở để mở rộng đầu tư, phát triển vùng nuôi tôm 200ha tại huyện Ba Tri, Bến Tre và khu vực Bắc sông Hậu. Đồng thời, đưa khu vực này trở thành vùng trọng điểm cung ứng nguyên liệu cũng như tạo sự chủ động kiểm soát an toàn thực phẩm, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Thuận Phước, giúp Thuận Phước tăng tốc đáp ứng đơn hàng.
Khi nhu cầu tiêu dùng tôm tại các thị trường thế giới tăng lên, cũng là động lực giúp người nuôi tôm đẩy mạnh thả nuôi, cung ứng nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Bởi nhà nhập khẩu yêu cầu số lượng lớn, thì giá tôm nguyên liệu sẽ nhích dần lên, giúp người sản xuất tôm có thêm lợi nhuận.
Theo ông Ngô Công Luận, Giám đốc Hợp tác xã Nông Ngư 4/10 tại Sóc Trăng, khi thị trường cần, người sản xuất có động lực để thả nuôi và đầu tư công nghệ để sản xuất con tôm chất lượng nhất có thể. Hợp tác xã Nông Ngư 14/10 sản xuất tôm theo tiêu chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm) châu Âu.
Với tiêu chuẩn này, nguồn nguyên liệu tôm của Hợp tác xã có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu và một số thị trường khó tính khác. Cũng chính từ trang bị, đau tư kĩ thuật nên giá bán tôm đạt tiêu chuẩn ASC sẽ cao hơn giá tôm không theo tiêu chuẩn này là 4.900 đồng/kg.
Cũng từ nhu cầu thị trường tôm đang tăng, nhiều nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ nuôi tôm, cung ứng cho xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Thừa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre chia sẻ, từ nguồn thông tin các thị trường khó tính chỉ nhập khẩu con tôm được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ông đã mạnh dạn đầu tư hệ thống trang bị kĩ thuật để sản xuất tôm theo công nghệ cao.
Dù nguồn vốn ban đầu không nhỏ, nhưng với cách sản xuất này, tỷ lệ con tôm đạt chất lượng cao nhất, hạn chế thấp nhất tỷ lệ hao hụt, thậm chí con tôm dễ dàng vượt qua các hàng rào kĩ thuật khi đưa vào kiểm tra và được thu mua với giá cao. Đây là động lực giúp người nuôi tôm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất tôm, cũng ứng cho xuất khẩu.
Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, nuôi tôm theo tiêu chuẩn của thị trường thế giới, cũng như áp dụng công nghệ cao để cung ứng cho thị trường khó tính, đòi hỏi người nuôi phải bỏ vốn đầu tư. Có như vậy, người nuôi mới đủ điều kiện thực hiện quản lý giống, vật tư, quan trắc môi trường nuôi tôm tốt. Áp dụng công nghệ và sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường thế giới giúp người nuôi tôm giảm tỷ lệ thiệt hại trên tôm nuôi xuống dưới mức 6%, bất chấp những diễn biến bất thường về thời tiết, dịch bệnh.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm cả nước hiện đạt trên 740.000 ha; sản lượng đạt trên 900.000 tấn/năm. Riêng sản lượng tôm sú đạt trên 250.000 tấn, đứng đầu thế giới. Dù diện tích tôm chỉ tăng khoảng 1,5%/năm nhưng sản lượng tôm tăng mạnh 10%/năm. Yếu tố này chứng minh sự cải thiện quy trình nuôi liên tục, có năng suất cao hơn hẳn so với trước. Thị trường khởi sắc cộng với khả năng sản xuất tốt sẽ giúp sản phẩm tôm Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các nước.
Nhiều áp lực tăng trưởng cho doanh nghiệp xi măng Nhu cầu trong nước phục hồi song giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực cho các doanh nghiệp xi măng trong nước. Cùng lúc đó, sản lượng xuất khẩu có thể chững lại khiến áp lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp này ngày càng gia tăng. Công nhân Công ty cổ phần xi măng La Hiên - VVMI...