Tác động kép lên doanh nghiệp
Đã có 5 tỉnh, thành ở miền Tây công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp do hạn – mặn. Tiếp theo Đồng Tháp, nhiều tỉnh tạm dừng đón du khách nước ngoài đến tham quan, các khu du lịch tạm đóng cửa, tour du lịch hoãn.
Nhiều ngành hàng kinh doanh bị “thấm đòn” do sụt giảm doanh thu, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào gián đoạn, tắc đầu ra, gây đình trệ hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp (DN) ở đồng bằng gắn chặt với ngành nông nghiệp, thủy sản từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm; phụ thuộc các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ… Trong khi các thị trường này đang chịu tác động của dịch Covid-19. Doanh thu của DN sụt giảm mạnh, thấy rõ nhất là ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, tổ chức sự kiện, kể cả nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Khó khăn này cũng kéo theo hàng loạt khoản nợ ngân hàng. Nợ đến hạn phải trả mà doanh thu sụt giảm, DN không xuất khẩu được hàng hóa do các quốc gia phong tỏa lưu thông. Điều đó cho thấy DN đang rất trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
DN đang ốm yếu và tìm thầy thuốc để chữa bệnh. Chính sách hỗ trợ là liều thuốc tốt nhất cho DN lúc này. Để khỏi bệnh, DN phải nỗ lực hết sức, có chiến lược bài bản mới đủ điều kiện chạm tới các khoản miễn, giảm, giãn thuế, giảm lãi suất. Nhìn ở góc độ vĩ mô, tình hình dịch bệnh căng thẳng phải chịu hy sinh về kinh tế nhưng nếu DN không thể thích nghi, không tính toán đến các phương án kinh doanh thì không thể gượng dậy khi dịch lắng dịu.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Theo đó, gói tín dụng 250.000 tỉ đồng và hàng loạt biện pháp khác sẽ được thực thi hỗ trợ DN.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại chủ động các giải pháp hỗ trợ vốn cho DN vượt qua cơn khó nhưng quan trọng là DN phải làm gì để “hấp thụ” được chính sách này. DN phải chủ động chuẩn bị nhiều phương án để triển khai ngay kế hoạch sản xuất – kinh doanh, có nội lực để “hấp thụ” vốn. Nếu không, gói tín dụng này sẽ không tới được các DN.
Video đang HOT
Dĩ nhiên, không mong chờ tình huống dịch bệnh hay thiên tai do hạn mặn nhưng DN phải biến thách thức thành các cơ hội kinh doanh. DN đang là người bệnh mới uống thuốc thì sức khỏe không thể phục hồi nhanh được, mà cần có lộ trình phục hồi để nắm bắt các cơ hội. Cơ hội đó là nhu cầu thị trường sau dịch. Các cơ quan quản lý làm sao phải cung cấp thông tin đầy đủ cho DN, để DN xác định đúng nhu cầu trong từng thời điểm. DN khỏe mới “hấp thụ” được chính sách “trọng cung” hay “kích cầu”.
Lo cho sức khỏe của DN ở miền Tây trong và cả sau đại dịch Covid-19 đang là vấn đề lớn.
TS Trần Hữu Hiệp
Hùng Vương đặt kế hoạch doanh thu hơn 11.500 tỷ đồng năm 2020
CTCP Hùng Vương (mã: HVG) vừa thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2020 lần lượt là 11.500 tỷ đồng và 350 tỷ đồng. Cùng với đó, sẽ chuyển nhượng 65% vốn góp tại các công ty thuộc mang kinh doanh thưc an gia suc, chan nuoi heo giông cho CTCP San xuât Chê biên va Phan phôi Nong nghiẹp (Thadi).
Việc chuyển nhượng 65% vốn góp tại các công ty thuộc mang kinh doanh thưc an gia suc, chan nuoi heo giông cho Thadi được kỳ vọng giúp Hùng Vương tạp trung vao linh vưc kinh doanh côt loi.
Cùng với đó, HVG se thưc hiẹn đanh gia lai, thanh ly mọt sô tai san đê bô sung vôn luu đọng cho cac mang kinh doanh hiẹu qua hon.
Theo dự kiến, tháng 06/2020 liên danh Hùng Vương - Thadi sẽ có chuồng trại cho 18.000 con heo bố mẹ và tăng số lượng heo bố mẹ lên 30.000-45.000 con đến hết năm nay.
Hiện, Thadi nắm 24,28% vốn HVG.
Ngoài ra, HVG đã thông qua phương án chào bán 20 triệu cổ phần.
2 đối tượng chào bán trong đợt này bao gồm ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch/Tổng giám đốc CTCP Hùng Vương và Tập đoàn Thaco Group/các bên liên quan.
200 tỷ đồng từ tổng giá trị cổ phần chào bán theo mệnh giá đợt này nhằm bổ sung vốn lưu động, phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020.
Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2019 của CTCP Hùng Vương.
HVG tiếp tục kê hoach không chia cô tưc vì công ty con lô luy kê.
Năm 2020, Hùng Vương đặt kế hoạch doanh thu 5.700 tỷ đồng từ thức ăn thuỷ sản, mang về 104 tỷ đồng lãi.
Tiếp đó, chỉ tiêu doanh thu từ mảng chế biến cá đứng thứ 2 cơ cấu doanh thu, với 3.500 tỷ đồng và lãi 145 tỷ đồng.
Trong khi đó, 692 tỷ đồng doanh thu từ chế biến tôm được kỳ vọng đạt 8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Hùng Vương cũng đã thong qua đon tư nhiẹm thanh vien HĐQT, và thành viên ban kiểm soát cua ông Nguyên Van Ky va bà Trân Ngoc Van.
Hai thành viên được bầu bổ sung là Nguyên Phuc Thinh lam thanh vien HĐQT va ông Bui Minh Khoa lam thanh vien BKS nhiẹm ky 2017 - 2021.
Trong năm nay, sẽ có 1 thành viên tham gia HĐQT Hùng Vương do Thaco Group đưa vào và dự kiến đến năm 2021, HĐQT Hùng Vương sẽ được cơ cấu lại.
Hồng Phúc
Theo Baodautu.vn
POW: Lũy kế đến 30/11, doanh thu ước đạt 33.038 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power, mã CK POW) vừa công bố tình hình sản xuất kinh doanh 11 tháng, theo đó doanh thu của công ty mẹ, doanh thu toàn tổng công ty đều đã "về đích" và vượt kế hoạch cả năm. Theo thông tin công bố từ PV Power, lũy kế đến ngày 30/11/2019, công...