Tác động của ‘tự cường Trung Quốc’ với Đông Nam Á
Đông Nam Á có thể hưởng lợi từ kế hoạch tự cường kinh tế của Trung Quốc, nhưng cũng đối mặt nguy cơ mắc kẹt trong chuỗi giá trị của Bắc Kinh.
Các quốc gia Đông Nam Á đang theo dõi chặt chẽ kỳ họp “lưỡng hội” Trung Quốc để xem các mục tiêu kinh tế mà Bắc Kinh đưa ra, gồm chiến lược “lưu thông kép” tập trung vào tiêu dùng trong nước và tự phát triển để đảm bảo khả năng tự cường.
Được công bố từ tháng 5 năm ngoái, kế hoạch “tự cường” này của Trung Quốc nhấn mạnh vào thị trường trong nước, hay còn gọi là lưu thông nội địa, nhưng không hoàn toàn từ bỏ thị trường và công nghệ nước ngoài. Giới phân tích tin rằng ngay cả khi Trung Quốc “hướng nội” để đối phó với Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn sẽ tập trung thúc đẩy hợp tác khu vực.
Hao Zhou, nhà kinh tế học cấp cao về thị trường mới nổi ở Commerzbank, cho hay chiến lược lưu thông kép nghĩa là Trung Quốc xem trọng thị trường nội địa hơn, nhưng Bắc Kinh cũng phải đảm bảo một thị trường xuất khẩu lớn hơn cho các sản phẩm của họ.
“ASEAN là một phần của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và rõ ràng sẽ là thị trường quan trọng của Trung Quốc”, Zhou nói về thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới giữa 15 quốc gia, chiếm khoảng 1/3 giá trị kinh tế toàn cầu.
Theo dữ liệu của Trung Quốc, ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh vào khối này trong ba quý đầu năm ngoái đạt 10,72 tỷ USD, tăng 76,6% so với cùng kỳ năm trước. Xinhua cho biết thương mại song phuong giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng từ 292,8 tỷ USD năm 2010 lên 641,5 tỷ USD năm 2019.
Phiên khai mạc kỳ họp quốc hội Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm 5/3. Ảnh: Xinhua.
Trong phiên khai mạc kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, tức quốc hội Trung Quốc (NPC), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trình bày báo cáo thường niên và tuyên bố Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 6% trong năm nay, cho thấy quyết tâm giữ nền kinh tế thứ hai thế giới hoạt động mạnh mẽ.
Trong những ngày tới, NPC dự kiến thảo luận về báo báo của Thủ tướng Lý, trong đó phác thảo các định hướng chính sách, thông qua ngân sách năm 2021 và kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Đây sẽ là kế hoạch 5 năm đầu tiên dành một chương riêng về công nghiệp, coi khả năng tự cường về công nghệ là trụ cột chính trong phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Video đang HOT
Franoise Huang, nhà kinh tế học cấp cao khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Euler Hermes, công ty bảo hiểm tín dụng thương mại toàn cầu, cho biết vào cuối năm 2020, khoảng 15-20% xuất khẩu từ các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á là sang Trung Quốc.
“Trung Quốc sẽ không đóng thị trường nội địa với các nước láng giềng Đông Nam Á”, Andrew Sheng, thành viên của Viện Toàn cầu châu Á thuộc Đại học Hong Kong, nói.
Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis, nhận định Trung Quốc cần giữ Đông Nam Á trong hệ sinh thái của họ khi thế giới đang chia rẽ về công nghệ, đề cập tới cạnh tranh Mỹ – Trung để trở thành siêu cường công nghệ thế giới.
Huang, nhà kinh tế học tại Euler Hermes, nói rằng các nước ASEAN cũng sẽ xem xét hợp tác với Bắc Kinh trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Theo công ty RWR Advisory Group ở Washington, trong 5 năm kể từ 2013, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện hoặc hoàn thành các dự án trị giá 200 tỷ USD ở Đông Nam Á. Nhiều dự án có thể được tiếp tục khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập trong phiên khai mạc NPC rằng Bắc Kinh vẫn muốn tiếp tục sáng kiến này.
Khu cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Tuy nhiên, Garcia-Herrer nhận định việc tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng mang tới rủi ro cho Đông Nam Á, đặc biệt khi Washington đang cố loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của họ trong lĩnh vực công nghệ cao như xe điện và chất bán dẫn.
“Đông Nam Á có nguy cơ bị mắc kẹt trong hệ sinh thái chuỗi giá trị của Trung Quốc”, chuyên gia này nói.
Dane Chamorro, đối tác tại công ty tư vấn rủi ro Control Risks, cho rằng các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ gặp thách thức để quản lý mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Nhu cầu khổng lồ từ thị trường nội địa Trung Quốc, nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong năm 2020, được xem như “phao cứu sinh” đối với nền kinh tế nhiều nước.
“Đây đang và sẽ tiếp tục là mối quan hệ phức tạp giữa ASEAN và Trung Quốc”, Chamorro nói.
Khi Trung Quốc chú trọng hơn vào công nghệ và đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng quốc gia, các nền kinh tế Đông Nam Á nên xem xét cách nâng cấp mô hình sản xuất và chuỗi cung ứng của họ, theo chuyên gia Sheng.
“Họ phải đào tạo lại lực lượng lao động, tiến lên nấc thang đổi mới và công nghệ. Họ có thêm một nhiệm vụ, bởi chuỗi cung ứng của họ phải đáp ứng được cả nhu cầu và tiêu chuẩn của Trung Quốc lẫn phương Tây”, Sheng nói.
Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng ở Myanmar?
ASEAN và Trung Quốc có thể đóng vai trò tích cực, song cuối cùng giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar phụ thuộc vào chính câc nhà lãnh đạo của quốc gia Đông Nam Á này.
Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar. (Ảnh: Getty)
Ngày 1/2, quân đội Myanmar dưới sự lãnh đạo của Thống tướng Min Aung Hlaing đã tiến hành một cuộc đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, giành quyền kiểm soát Myanmar. Cũng kể từ đó, các cuộc biểu tình phản đối đảo chính đã nổ ra ở các thành phố lớn của Myanmar yêu cầu quân đội trả tự do cho các lãnh đạo dân sự, khôi phục nền dân chủ.
Dư luận cả trong nước và quốc tế lên án và chỉ trích cuộc đảo chính và tình trạng bạo lực ở Myanmar khiến hơn 50 người thiệt mạng trong vòng 1 tháng qua. Cuộc khủng hoảng chưa rõ sẽ đi về đâu, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra những yếu tố quan trọng có thể giúp mang lại một giải pháp hòa bình cho tình hình hiện nay ở Myanmar.
Đối thoại
Trước tiên, việc thúc đẩy đối thoại hiệu quả hơn nhiều so với áp lệnh trừng phạt. Sau cuộc đảo chính, Mỹ và EU đã nhanh chóng áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar.
Phương Tây liệu có áp các lệnh trừng phạt quy mô lớn với Myanmar đặc biệt đáng quan ngại bởi vẫn còn nhiều hoài nghi về hiệu quả của các lệnh trừng phạt như vậy. Do vậy, Đại diện của Singapore tại Liên Hợp Quốc Tommy Koh kêu gọi Mỹ và EU không áp lệnh trừng phạt kinh tế với Myanmar bởi lịch sử cho thấy các lệnh trừng phạt như vậy chỉ ảnh hưởng đến người dân.
Giáo sư Koh cũng gợi ý rằng, ASEAN có thể đóng vai trò trung gian hòa giải, đưa quân đội Myanmar và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi trở lại bàn đàm phán và đạt một thỏa thuận chia sẻ quyền lực.
Vai trò của ASEAN
Theo Asia Times, ASEAN nên đóng một vai trò tích cực trong tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Myanmar. ASEAN có các quy tắc về đồng thuận và không can thiệp, nhưng đến nay chưa có được sự đồng thuận giữa các thành viên về cách giải quyết cuộc đảo chính ở Myanmar. Cựu ngoại trưởng Singapore năm 2011 từng cho rằng, mặc dù ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, nhưng có cũng có thể áp dụng nguyên tắc gây sức ép, việc gây sức ép này có thể rất hiệu quả.
Trong một cuộc họp trực tuyến của các ngoại trưởng hôm 2/3, ASEAN đã kêu gọi các bên ở Myanmar kiềm chế tối đa và bày tỏ ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar tìm kiếm một giải pháp hòa bình, tích cực cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Vai trò của Trung Quốc
Cảnh sát Myanmar dựng rào chắn bên ngoài Đại sứ quán Trung quốc ở Yangon khi các cuộc biểu tình nổ ra hôm 12/2. (Ảnh: NYTimes)
Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cần đóng vai trò đặc biệt tích cực. Bắc Kinh có mối quan hệ hữu nghị với cả quân đội và chính quyền dân sự Myanmar. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Chen Hai khẳng định, Bắc Kinh không được thông báo trước về chính biến ở Myanmar. Ông Chen cũng bác bỏ những đồn đoán rằng máy bay Trung Quốc vận chuyển binh sĩ và kỹ sư đến Myanmar để giúp quân đội nước này dựng "tường lửa" internet.
Báo Asia Times nhận định, hiện tại, khi quân đội Myanmar phải đối mặt với những chỉ trích, lên án và thậm chí bị cộng đồng quốc tế cô lập, những động thái của Trung Quốc sẽ có tác động đặc biệt đến họ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố: "Trung Quốc ủng hộ ASEAN tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và xây dựng sự đồng thuận, đóng vai trò tích cực trong đường lối ASEAN, tiếp cận và liên hệ với Myanmar sớm nhất có thể".
ASEAN là tổ chức khu vực quan trọng nhất mà Myanmar tham gia, trong khi Trung Quốc là láng giềng quan trọng nhất của Myanmar. Nếu ASEAN và Trung Quốc có thể phối hợp với Myanmar để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay một cách khôn khéo và kiên quyết, tình hình có thể sớm được thu xếp ổn thỏa.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng giải pháp bền vững và lâu dài cho cuộc khủng hoảng hiện nay phụ thuộc vào chính các nhà lãnh đạo của Myanmar.
Tương lai cho khủng hoảng Myanmar Cộng đồng quốc tế có thể phối hợp hành động để tăng sức ép với chính quyền quân sự Myanmar, nhưng kỳ vọng thành công không lớn. Hơn một tháng sau đảo chính hôm 1/2, Myanmar vẫn chìm sâu trong bất ổn, khi làn sóng biểu tình không có dấu hiệu hạ nhiệt và lực lượng an ninh tăng cường các biện pháp...