Tác động của dịch COVID-19 đến tình trạng phân biệt chủng tộc ở Thụy Sĩ
Phóng viên TTXVN tại Geneva cho biết, theo số liệu của Ủy ban Liên bang chống Phân biệt chủng tộc (FCR) được công bố ngày 18/4, đã có 572 trường hợp phân biệt chủng tộc được ghi nhận ở Thụy Sĩ trong năm 2020.
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 9/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch COVID-19 một lần nữa cho thấy sự không chắc chắn và căng thẳng trong xã hội có thể dẫn đến hành vi xấu đi đối với người khác và khiến các sự cố chuyển dịch đến gần nhà hơn.
Chủ tịch ủy ban phân biệt chủng tộc Martine Brunschwig Graf cho rằng sự cám dỗ để tìm vật tế thần trong những thời điểm khó khăn là rất cao.
Dựa trên các sự cố được báo cáo tới 21 trung tâm tư vấn phân biệt chủng tộc của đất nước, số trường hợp cao nhất (95 vụ) là tại nơi làm việc. Ví dụ như khi ai đó bị nhà quản lý sỉ nhục, bị nhận xét thiếu tôn trọng hoặc đối xử bất bình đẳng.
Có 72 vụ việc xảy ra ở các khu vực hàng xóm sống gần nhà. Những hạn chế đối với đời sống công cộng do chiến đấu với đại dịch COVID-19 đã chuyển các vụ việc phân biệt đối xử sang khu vực tư nhân, đặc biệt là những người sống lân cận. Báo cáo đưa ra ví dụ về một gia đình tị nạn vừa chuyển đến một căn hộ đã bị một người hàng xóm quấy rối.
Báo cáo đã cập nhật phương pháp luận để đối chiếu các trường hợp đồng thời lưu ý rằng việc đóng cửa hạn chế dịch bệnh đã đóng một vai trò khá quan trọng đối với số lượng các vụ việc xảy ra tại địa phương. Số vụ phân biệt chủng tộc tương đối cao trong năm ngoái cũng đã xảy ra ở các khu vực công cộng, chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo, cảnh sát và trên internet.
Nhìn chung, chủ nghĩa bài ngoại được coi là động cơ thường xuyên nhất (304 trường hợp), tiếp theo là phân biệt đối xử với người da đen (206 trường hợp) và người Hồi giáo (55 trường hợp). Trong khoảng 1/4 các vụ việc, có nhiều lý do dẫn đến phân biệt đối xử, bên cạnh các yếu tố như giới tính, luật pháp và địa vị xã hội cũng bổ sung thêm vào vấn đề phân biệt chủng tộc, báo cáo cho biết.
Bầu trời Bắc Kinh chuyển vàng
Bầu trời Bắc Kinh chuyển vàng và ô nhiễm không khí lên mức nghiêm trọng khi đám bụi cát khổng lồ bị gió mạnh phía bắc cuốn vào thủ đô.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Bắc Kinh tăng lên 324 lúc 16h hôm nay (17h giờ Hà Nội), chủ yếu do lượng cát và bụi lớn, chính quyền thành phố cho biết.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào buổi tối, với AQI tại một số khu vực trong thành phố vượt 1.300, theo ứng dụng IQAir của Thụy Sĩ.
Bầu trời thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc chuyển sang màu vàng vì bụi cát chiều tối nay. Ảnh: Reuters .
Lượng bụi cát này có nguồn gốc từ khu vực Nội Mông, Trung Quốc và nước Mông Cổ, bị gió lớn thổi tới Bắc Kinh. Gió lớn dự kiến tiếp tục đưa các chất ô nhiễm này đến miền trung và miền đông Trung Quốc ngày 16/4, Cục Khí tượng Trung Quốc cho hay.
Lượng cát trong không khí hôm nay ít hơn trong hai trận bão cát ở miền bắc Trung Quốc tháng trước, nhưng tốc độ gió lớn hơn, khiến bụi di chuyển nhanh hơn và xa hơn.
"Tôi cảm thấy không ổn chút nào. Năm nay chúng tôi đã trải qua vài trận bão cát", Gary Zi, một cư dân Bắc Kinh 48 tuổi làm việc trong lĩnh vực tài chính, cho biết. "Chất lượng không khí kém hơn nhiều so với những năm trước. Đến thở cũng khó khăn hơn, cát thì rơi vào mắt, mũi".
Trung Quốc nói bão cát hàng năm xuất phát từ sa mạc Gobi của Mông Cổ. Các đại biểu tỉnh Cam Túc tháng trước nói với quốc hội rằng hơn một nửa bão cát ở Trung Quốc mỗi năm xuất phát từ nước ngoài, chủ yếu từ phía nam Mông Cổ.
Bắc Kinh đã trồng hàng triệu cây xanh để ngăn bão cát, một phần của dự án được gọi là "Vạn Lý Trường Thành".
"Tôi cảm thấy tất cả là do biến đổi khí hậu", Xie, một người dân Bắc Kinh khác nói khi lau bụi trên chiếc xe máy của mình gần Trung tâm Thương mại Thế giới Trung Quốc. "Chúng tôi không thể làm gì nhiều với tình hình này".
Bụi cát khiến bầu trời ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc mờ mịt trong ngày 15/4. Video: AFP .
Thủ đô Trung Quốc và các khu vực xung quanh phải hứng chịu mức độ ô nhiễm tương đối cao thời gian qua. Thành phố cũng chìm trong sương mù khi lễ khai mạc kỳ họp quốc hội bắt đầu tháng trước. Trong dịp Tết Nguyên đán, chính quyền Bắc Kinh cũng phát cảnh báo vàng về ô nhiễm không khí nặng.
Tỷ phú Mỹ lên tiếng về nạn thù ghét người gốc Á Tỷ phú Patrick Soon-Shiong thất vọng về loạt vụ tấn công người gốc Á gần đây và kêu gọi Mỹ thừa nhận nạn phân biệt chủng tộc. "Nạn thành kiến và phân biệt chủng tộc bất lương đang lan tràn. Đáng buồn thay, nó gần như cố hữu trong dòng chảy lịch sử của đất nước này", Soon-Shiong, người sáng lập kiêm chủ...