Tác động của chu kỳ thắt chặt tiền tệ sẽ thể hiện rõ nét trong năm 2024
Giới đầu tư tin rằng các ngân hàng trung ương lớn sắp nới lỏng chính sách tiền tệ. Niềm tin này đã giúp các thị trường khởi sắc.
Nhưng năm 2024 có thể tạo nhiều bất ngờ, giữa lúc thế giới đang thích nghi với một trật tự kinh tế với lãi suất ở mức cao.
Toà nhà Cục Dữ trữ liên bang Mỹ tại Washington. Ảnh: Reuters
Các thị trường chứng khoán toàn cầu đã khởi sắc và lợi suất trái phiếu chính phủ nhiều nước đã giảm xuống trong những tuần gần đây, dù các ngân hàng trung ương đã lên tiếng cảnh báo trước những dự đoán về khả năng hạ lãi suất. Tại Mỹ, giới đầu tư đang tin rằng Cục Dự trữ liên bang (Fed) sẽ đưa nền kinh tế “hạ cánh mềm”, tức kiềm chế được lạm phát mà không gây ra một đợt suy thoái.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng khả năng này rất thấp. Lượng tiền tiết kiệm của người dân trong thời kỳ dịch COVID-19 đang cạn dần, và “những đám mây đen” đang kéo đến, nhất là với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Giới đầu tư dự đoán Fed có thể hạ lãi suất 1,5 điểm phần trăm trong năm 2024. Nhưng kể cả thế thì lãi suất lúc đó vẫn ở mức gần 4%, cao hơn mức lãi suất trong phần lớn thời gian 20 năm qua. Ở mức này, chính sách tiền tệ vẫn có tác dụng kìm hãm tăng trưởng, vì nó vẫn ở trên mức lãi suất được gọi là trung hòa, tức là mức lãi suất mà ở đó nền kinh tế không tăng trưởng cũng không suy giảm.
Bên cạnh đó, triển vọng trong năm 2024 còn đối mặt với nhiều “cơn gió ngược”. Đó là hai cuộc xung đột lớn, những căng thẳng địa chính trị ngày một gia tăng đang cản trở toàn cầu hóa, và các cuộc bầu cử ở nhiều nước – vốn là yếu tố có thể thay đổi đáng kể trật tự thế giới theo cách không ngờ đến.
Dù Fed và các ngân hàng trung ương khác đã và đang nâng lãi suất trong hơn một năm qua, nhưng thế giới vẫn chưa hoàn tất quá trình chuyển dịch từ thời kỳ lãi suất thấp sang thời kỳ lãi suất cao. 2024 có thể là năm mà tác động của quá trình chuyển dịch này thể hiện rõ ràng hơn.
Điều đó có nghĩa là các công ty, và trong nhiều trường hợp là cả các quốc gia – sẽ phải tái cơ cấu nợ, vì không còn khả năng trả lãi. Điều này có thể nhận thấy phần nào ở các cuộc đàm phán về nợ ở các thị trường mới nổi và làn sóng phá sản doanh nghiệp. Số đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2020, và vẫn chưa dừng lại ở đó.
Các lĩnh vực như bất động sản thương mại sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Thị trường văn phòng ở nhiều nơi đã lao đao vì hình thức làm việc mới hậu đại dịch. Còn với người tiêu dùng, dù các khoản tiền tiết kiệm sẽ thu lãi cao hơn, nhưng chi phí đi vay tăng sẽ đòi hỏi phải có sự thích nghi. Nhiều người Mỹ đã quen với lãi suất vay thế chấp kỳ hạn 30 năm ở mức thấp. Nhưng giờ đây họ sẽ phải làm quen với mức lãi suất cao hơn gấp đôi.
Nga cần thời gian để đảm bảo lạm phát giảm dần trước khi hạ lãi suất
Ngày 24/12, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina nói với hãng tin RBC rằng, ngân hàng này sẽ cần từ 2-3 tháng để đảm bảo rằng lạm phát đang giảm dần trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Nga ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
CBR đã tăng lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm, lên 16% vào đầu tháng 12/2023, đánh dấu đợt tăng lãi suất trong cuộc họp thứ năm liên tiếp để đối phó với tình trạng lạm phát cao dai dẳng.
Ngân hàng có hàm ý chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ đã gần kết thúc. Tuy nhiên, bà Nabiullina cho biết vẫn chưa rõ chính xác khi nào các nhà hoạch định chính sách của CBR sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Bà nói: "Chúng ta thực sự cần đảm bảo rằng lạm phát đang giảm đều đặn, thay vì chỉ nhìn vào những yếu tố xảy ra một lần có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng giá trong một tháng cụ thể nào đó".
Bà Nabiullina cho biết, ngân hàng trung ương đang tính đến một loạt các chỉ số nhưng chủ yếu là những chỉ số "đặc trưng cho sự ổn định của lạm phát tại Nga". Bà nói: "Việc này sẽ mất hai đến ba tháng hoặc dài hơn - tùy thuộc vào mức độ giảm của nhiều chỉ số đặc trưng cho lạm phát bền vững".
Ngân hàng sẽ tiến hành cuộc họp tiếp theo để xem xét mức lãi suất chủ chốt vào ngày 16/2/2024.
Deutsche Bank: Fed có thể hạ lãi suất 1,75 điểm phần trăm trong năm 2024 Ngân hàng Deutsche Bank mới đây dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất mạnh mẽ hơn ước tính hiện tại của thị trường, khi kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ suy thoái nhẹ vào nửa đầu năm sau. Trụ sở Fed ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một báo cáo về triển vọng kinh tế,...