Nhiều khả năng nền kinh tế Mỹ ‘hạ cánh mềm’
Các nhà kinh tế và nhà phân tích ngày càng tràn niềm tin rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) có thể tránh được kịch bản đẩy nước Mỹ vào suy thoái, khi lạm phát chậm lại và tăng trưởng mạnh bất chấp 11 lần tăng lãi suất.
Sức tiêu dùng của người dân Mỹ vẫn mạnh mẽ, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ảnh: AFP
Tuần này, Fed đã nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức 5,25% đến 5,5%, cao nhất trong 22 năm. Nhưng một loạt các dữ liệu lạc quan đã làm tăng khả năng ngân hàng trung ương này có thể “hạ cánh mềm” – giảm lạm phát thông qua chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết dữ liệu này đã củng cố niềm tin của ông rằng Mỹ có thể tránh được suy thoái kinh tế. Goldman tuần trước đã giảm xác suất suy thoái xuống 20%, giảm 5 điểm phần trăm. Ông Hatzius cho biết: “Chúng tôi tin rằng Fed đang trên đà hạ cánh mềm”.
Cục Phân tích Kinh tế Mỹ ngày 28/7 báo cáo chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát của Fed – đã hạ nhiệt trong tháng 6 từ mức 4,6% trong tháng 5 xuống 4,1% – mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Ngoài ra, chỉ số chi phí nhân công (ECI), vốn được các nhà hoạch định chính sách theo dõi chặt chẽ như một chỉ số tăng trưởng tiền lương, đã tăng 1% trong quý hai, giảm từ mức 1,2% trong ba tháng đầu năm.
Mặc dù tăng trưởng tiền lương khiến các nhà kinh tế lo ngại vì nó góp phần gây ra lạm phát, nhưng nó cũng giúp giữ cho chỉ số tiêu dùng ở Mỹ mạnh mẽ.
Video đang HOT
Ông Hatzius lưu ý rằng dữ liệu ECI của tuần này là tốt vì nó cho thấy tiền lương đang chậm lại. Tuy nhiên, điều này đã hạ nhiệt chậm hơn so với giá cả. Cả số liệu ECI và PCE cốt lõi đều thấp hơn so với dự báo của các nhà kinh tế.
Đồng quan điểm trên, bà Heidi Shierholz, cựu nhà kinh tế trưởng tại Bộ Kinh tế và Tài chính, cho biết: “Tôi lạc quan rằng chúng ta đang hạ cánh mềm. Chúng ta đã thấy lạm phát ở mức vừa phải và sẽ tiếp tục như vậy, trong khi tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng mạnh”. Bà cũng nhận định rằng nếu nước Mỹ suy thoái, đó sẽ là một thất bại về chính sách. Có thể là do Fed đã tăng lãi suất quá nhiều.
Bằng chứng về lạm phát chậm lại đi kèm với các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng vẫn ổn định. Bộ Thương mại Mỹ hôm 27/7 thông báo nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4% trên cơ sở hàng năm trong quý hai, cao hơn nhiều so với mức 1,8% mà các nhà kinh tế đã dự báo và cao hơn tỷ lệ 2% trong quý đầu tiên.
Các quan chức cũng chia sẻ sự lạc quan về nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chủ tịch Fed Jay Powell cho hay các nhân viên ngân hàng trung ương đã rút lại dự báo về nguy cơ suy thoái kinh tế của Mỹ, đồng thời thừa nhận vẫn cần thực hiện nhiều bước nữa để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu. Mặc dù mục tiêu đã nêu của Fed là quay trở lại mục tiêu lạm phát 2%, nhưng một số nhà phân tích cho rằng mức “hạ cánh mềm” gần 2% có thể đủ hiệu quả.
Giám đốc nghiên cứu toàn cầu Ajay Rajadhyaksha tại ngân hàng Barclays dự đoán: “Chúng ta có thể không hạ cánh mềm chính xác, nhưng nó sẽ nhẹ nhàng. Chúng ta có thể không giảm được lạm phát xuống 2%, nhưng đó sẽ không phải là ngày tận thế nếu lạm phát của Mỹ giảm xuống gần 2,6 – 2,7% mà không gây thất nghiệp nghiêm trọng”. Các thông tin kinh tế trên đã thúc đẩy thị trường Mỹ, vốn đã trở nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế với các loại tài sản rủi ro trong những tuần gần đây.
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số chứng khoán S&P 500 đã tăng gần 20% nhờ sự hào hứng của các nhà đầu tư về trí tuệ nhân tạo cùng với những tác động đối với các cổ phiếu công nghệ lớn. Cổ phiếu Nasdaq Composite – ngôi nhà chung của nhiều tên tuổi công nghệ lớn nhất – đã tăng 2% trong tuần qua, nhờ báo cáo thu nhập hàng quý mạnh mẽ của Meta.
Các công ty rủi ro hơn đang trả phí bảo hiểm nhỏ nhất trong 15 tháng để vay trên thị trường trái phiếu. Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và sự sôi nổi của thị trường vẫn có thể buộc Fed phải giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn như lời một số nhà kinh tế cảnh báo. Điều đó cuối cùng có thể đè bẹp thị trường lao động và khiến Mỹ rơi vào suy thoái.
Tuần này, ông Powell nói rằng việc giảm lạm phát mà không có “bất kỳ tác động tiêu cực đáng kể nào đối với thị trường lao động” là một “điều tốt”. Nhưng ông cảnh báo tăng trưởng mạnh hơn có thể một lần nữa thúc đẩy lạm phát, dẫn đến khả năng buộc phải thắt chặt hơn nữa.
Nhiệm vụ chống lạm phát của Fed khó khăn hơn sau quyết định của OPEC+
Theo các nhà kinh tế, thông báo cắt giảm sản lượng bất ngờ của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC , đang làm phức tạp thêm nhiệm vụ hạ nhiệt nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát tại Mỹ.
Một trạm xăng ở Arlington, bang Virginia, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giá năng lượng thế giới đã tăng mạnh hồi năm ngoái sau khi bùng phát xung đột Nga - Ukraine. Tình trạng này đã đẩy lạm phát toàn cầu tăng vọt ngay khi các nền kinh tế lớn trên thế giới bắt đầu tái cân bằng sau đại dịch.
Sau đó, đà giảm của giá năng lượng đã giúp hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ, vốn đã giảm từ 9,1% vào tháng Sáu, mức cao nhất trong 40 năm, xuống còn 6% vào tháng Hai.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá năng lượng đã tăng 5% trong tháng Hai so với cùng tháng một năm trước và thấp hơn nhiều so với mức tăng 41,3% hồi tháng 6/2022.
Hiện nay, khi giá dầu tăng một lần nữa, lạm phát chung có thể tiếp tục tăng trong thời gian dài hơn. Kevin Book, Giám đốc điều hành của ClearView Energy Partners dự báo động thái của OPEC có thể khiến giá xăng tăng thêm hơn 50 xu/gallon so với mức trung bình 3,5 USD/gallon hiện nay trên toàn nước Mỹ.
Carl Tannenbaum, nhà kinh tế trưởng tại Northern Trust Corporation, nhận định giá năng lượng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kỳ vọng lạm phát. Hiện nay giá năng lượng vẫn chưa ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, song nếu giá xăng vượt 4 USD/gallon, đây lại là một câu chuyện khác.
Một báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào tuần tới có thể giúp trả lời câu hỏi của giới tài chính Phố Wall về quỹ đạo lãi suất trong ngắn hạn.
Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng trước, các nhà đầu tư ngày càng tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm để tránh suy thoái kinh tế. Những đồn đoán này đã đẩy lợi suất trái phiếu xuống thấp hơn và thúc đẩy giá cổ phiếu với chỉ số S&P 500 đã tăng 6,9% từ đầu năm đến nay.
Tom Hainlin, chiến lược gia đầu tư tại U.S. Bank Wealth Management, nhận định nếu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao hơn, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu dự báo lãi suất gần với mức hiện tại của Fed và có khả năng gây sức ép lên giá tài sản.
Mối lo ngại về suy thoái đang gia tăng, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng sự hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng hồi tháng Ba sẽ thắt chặt các điều kiện tín dụng và ảnh hưởng đến tăng trưởng. Suy thoái kinh tế có thể gây sức ép lên giá cổ phiếu, ngay cả khi tình trạng này có thể khiến Fed phải cắt giảm lãi suất sớm hơn.
IMF dự báo giá ngũ cốc toàn cầu tăng 10 - 15% Ngày 25/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra ước tính rằng việc tạm ngừng Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen có thể khiến giá ngũ cốc toàn cầu tăng 10 - 15%, song cho biết cơ quan này vẫn đang tiếp tục đánh giá tình hình. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phát biểu với truyền thông quốc tế, nhà kinh tế trưởng...