Tablet Việt bị “ném đá” vì giống iPad và hàng Trung Quốc
Chiếc máy tính bảng ROSA (W061i) mang thương hiệu Việt gặp phải nhiều chỉ trích từ cộng đồng vì thiết kế giống iPad.
Mẫu ROSA , chạy hệ điều hành Windows 8.1, chip Intel Atom Z3735D bốn nhân 1,33 GHz, RAM 2 GB, Camera 5 Mpx mặt trước và 2 Mpx ở mặt sau.
Một chiếc tablet mang thương hiệu Việt, có mức giá rẻ vừa được giới thiệu ra thị trường mang tên ROSA (W061i). Model này nhanh chóng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng công nghệ về thiết kế và xuất xứ của sản phẩm. Máy do công ty Viết Sơn và Microsoft giới thiệu, chạy hệ điều hành Windows 8.1 với 2 phiên bản 8 và 10 inch.
Thiết kế bị cho là “nhái” iPad
Nhiều người dùng tỏ ra khá khó chịu khi chiếc máy tính bảng này có hình dáng không khác gì một chiếc iPad. Trên diễn đàn Tinhte, thành viên HuyHung nhận định: “Giống hệt iPad mini, góc bo từ lưng ra viền y hệt”. Nhiều người khác cũng cùng cho rằng, ROSA là bản sao chưa hoàn thiện của iPad mini. “Vỏ bằng nhựa, hoàn thiện sao so với được sự sang trọng của iPad”, DoHoa911 đánh giá.
Nickname Đinh Quang Cường chia sẻ: “Thương hiệu Việt thì rất đáng ủng hộ, nhưng không thích kiểu nhái hình ảnh của iPad như vậy. Mà có nhái thì cũng nên làm cho tốt”. Một nhận xét vui cho rằng: “Tắt máy, dán logo Táo thì thành cái iPad rồi”.
Mẫu Tablet thương hiệu Việt này nhận phải khá nhiều chỉ trích từ độc giả vì có thiết kế rất giống với iPad mini của Apple. Tuy nhiên, thay vì nguyên khối và sắc nét thì mẫu Tablet này còn khá thô ở những vết nối trên chất liệu nhựa.
Nickname Hi.CNTT bình luận: “Sản phẩm có triển vọng, nhưng giống iPad quá, sau này muốn phát triển cao lại vướng pháp lý”. Hoantd138 nhận định: “Mặc dù thiết kế khá giống iPad nhưng ủng hộ thương hiệu Việt”. Nhiều người khác cũng hứa hẹn sẽ trải nghiệm mẫu tablet khi sản phẩm được bán ra ở Việt Nam.
Video đang HOT
Nhiều người đánh giá, thương hiệu ROSA ở mặt sau không ăn nhập gì với thiết kế của sản phẩm.
Đến xuất xứ sản phẩm bị nghi từ Trung Quốc
Đây là nhận định của nhiều độc giả khi kiểm tra xuất sứ của sản phẩm này. Mặc dù theo nhà cung cấp, mẫu ROSA này mang thương hiệu Việt Nam và được lắp ráp ở Đài Loan. Nhưng theo những thông tin chụp lại từ màn hình máy, nhiều người khẳng định, ROSA được sản xuất tại Trung Quốc.
Theo bức ảnh về thông số sản phẩm, nickname HTA cho biết: “Đầu số 86 là của Trung Quốc, còn đầu số 886 mới là của Đài Loan”. Trong khi đó, Hoant888 viết: “Máy này sản xuất lắp ráp bên Trung Quốc. Đài Loan chỉ là nơi công ty nó ra đời”.
Nhiều dân mạng cũng cho rằng, việc các sản phẩm lắp ráp từ Trung Quốc là điều bình thường. Tuy nhiên, sản phẩm thương hiệu Việt nên làm chủ khâu thiết kế và quản lí thiết bị, Trung Quốc nên chọn là nơi lắp ráp. “Đáng tiếc, model này lại có kiểu dáng của iPad và không được thông báo có bao nhiêu yếu tố Việt Nam trong đó”, Nguyễn Linh viết trên Facebook.
Hình ảnh thông số bên trong máy.
Thậm chí, một số độc giả còn đưa dẫn chứng rõ ràng về những mẫu máy tính bảng Trung Quốc có kiểu dáng tương tự với ROSA. Người dùng NguyenHuuThuan cũng dẫn đường link về mẫu tablet xuất xứ Trung Quốc, với bên ngoài giống với chiếc ROSA.
Mặc dù, gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của độc giả về thiết kế cũng như xuất xứ, tuy nhiên, ROSA cũng nhận được không ít sự ủng hộ của người dùng với 2 điểm cộng, nó mang thương hiệu Việt và là mẫu tablet có giá tốt với cấu hình tương đối.
Theo zing.vn
Trung Quốc đầu độc loài người (Kỳ 1): Thực phẩm nhiễm độc
Trong cuốn "Chết bởi Trung Quốc" (Death by China), tác giả cho rằng nước này đang dùng vũ khí sinh học dưới hình thức hàng độc hại để đầu độc nhân loại. Trong thực tế, người Trung Quốc đang đầu độc chính họ và loài người trên trái đất thông qua việc sản xuất và buôn bán những sản phẩm độc hại, từ đồ chơi trẻ em đến thực phẩm, đồ tiêu dùng, thậm chí các loại thuốc chữa bệnh cùng nguyên liệu làm thuốc.
Thực phẩm Trung Quốc đang gây nỗi sợ hãi chung cho cả thế giới. Cuối tháng trước, nhà bán lẻ thức ăn vật nuôi PETCO trở thành công ty đầu tiên ở Hoa Kỳ tuyên bố ngưng bán các loại thực phẩm cho chó và mèo sản xuất từ Trung Quốc vì e ngại cho sức khỏe của vật nuôi.
Tờ New York Times ước tính 10% thức ăn tại các nhà hàng Trung Quốc được chế biến bằng dầu ăn nhiễm độc.
Scandal nối tiếp scandal
Có lẽ rất ít người có thể nhớ hết các vụ scandal an toàn thực phẩm của Trung Quốc, đơn giản vì chúng quá dày đặc. Khoảng 10 năm nay, Trung Quốc có 35 vụ scandal an toàn thực phẩm làm chấn động thế giới, tức 3,5 vụ/năm, chưa kể những vụ nhỏ lẻ.
Năm 2008, 500 người Nhật đã đau bụng quằn quại sau khi ăn các loại bánh bao thịt lợn của Trung Quốc sản xuất. Khi kiểm tra các lô hàng bánh bao, cảnh sát Nhật Bản phát hiện ngoài thuốc trừ sâu methamidophos còn có dichlorvos và parathion. Các chất độc này được bỏ trong những gói kín, chèn vào các lô hàng bánh bao.
Kyodo News
Tháng 4-2004, ít nhất 13 trẻ sơ sinh ở Phụ Dương, An Huy và 50-60 em bé ở các vùng nông thôn tỉnh An Huy đã chết vì suy dinh dưỡng do ăn sữa bột giả. Các quan chức ở Phụ Dương sau đó đã bắt giữ 47 người liên quan đến việc sản xuất và bán các loại sữa giả. Các nhà điều tra phát hiện có tới 45 loại sữa giả được bán ở các chợ Phụ Dương.
Trên 141 nhà máy đã tham gia sản xuất các loại sữa giả này và các nhà chức trách đã thu giữ 2.540 túi sữa giả tính đến giữa tháng 4. Theo các bác sĩ Trung Quốc, những trẻ em này bị mắc bệnh đầu to. Trong vòng 3 ngày kể từ khi ăn phải sữa giả, đầu các bé bị phình to trong khi người các em bị teo lại vì suy dinh dưỡng. Báo chí Phụ Dương cho đăng hình một em bé 6 tháng tuổi có đầu to, mình tóp mà họ cho là nhẹ ký hơn cả khi mới sinh ra. Kiểm nghiệm cho thấy các loại sữa giả chỉ có 1-6% đạm, trong khi yêu cầu tối thiểu của chính phủ Trung Quốc là 10% đạm.
Sau vụ này, nhà cầm quyền Trung Quốc cam kết siết chặt công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, người ta lại giật mình khi Cục Kiểm tra chất lượng Thành Đô phát hiện tới 77% các loại rau muối sản xuất tại Thành Đô, Tứ Xuyên có hàm lượng các chất phụ gia hóa học vượt mức cho phép.
Ở Tứ Xuyên, các nhà máy đã sử dụng muối công nghiệp để muối các loại rau, trong khi các loại rau này đều đã nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép. Người dân tiếp tục hoang mang khi 4 người đàn ông ở Quảng Đông bị chết vì ngộ độc rượu, 8 người đàn ông khác nhập viện tại Quảng Châu vì lý do tương tự và 2 người sau đó đã qua đời. Quan chức y tế địa phương nghi ngờ các nhà sản xuất pha trộn cồn công nghiệp vào rượu gạo. Năm 2004 người ta phát hiện "công nghệ" sản xuất nước tương từ tóc người.
Theo đó, họ lấy tóc người từ các tiệm cắt tóc, uốn tóc và rác thải của bệnh viện lẫn với cả bao cao su, bông y tế, băng vệ sinh phụ nữ đã qua sử dụng... Ngoài việc mất vệ sinh, loại nước tương này bị cho là rất độc hại do tóc người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín và chì, sẽ gây tác hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.
Các năm sau đó, Trung Quốc lại liên tiếp xuất hiện các vụ scandal an toàn vệ sinh thực phẩm khác, như rau quả vượt dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc giả, ngộ độc thức ăn trường học, cá bơn nhiễm độc, ốc nhiễm độc, nấm nhiễm độc, chất gây ung thư sử dụng trong dầu chiên, lúa mì và bột gạo nhiễm melamine. Đáng sợ hơn, năm 2007, người ta phát hiện ra gần 100 nhà sản xuất đậu hũ thối ở Quảng Đông đã dùng... nước thải từ toilet và chuồng lợn kết hợp với sắt sunfat để thúc đẩy nhanh quá trình lên men thối.
2008 cũng là năm người ta khui ra các vụ scandal an toàn thực phẩm Trung Quốc khác như bột gừng nhiễm độc, trứng và các sản phẩm từ trứng bị nhiễm độc melamine... Nhưng nổi cộm nhất có lẽ là vụ sữa bột nhiễm melamine. Tháng 9-2008, người dân hoang mang khi bùng phát dịch sạn thận ở trẻ em.
Điều tra sau đó cho thấy hầu hết các em đều uống loại sữa bột nhiễm melamine. 6 trẻ bị chết và 294.000 trẻ khác ngã bệnh vì dùng sữa nhiễm melamine, trong đó có 51.900 em phải nhập viện. Nhà cung cấp loại sữa này là Tập đoàn Sanlu, một công ty sữa lớn ở Trung Quốc.
Mê hồn trận
Những năm sau đó, các scandal thực phẩm Trung Quốc lại tiếp tục bị phanh phui. Chẳng hạn, năm 2009, người ta phát hiện ra công ty Limin ở quận Qixian, tỉnh Hà Nam đã sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Vụ việc bị phát hiện vào ngày 7-6, khi chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và tuôn ra ngoài không khí khiến xưởng Limin bị cháy, gây chết nhiều người. Khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50km đã bỏ đi nơi khác, các hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường sá vắng tanh như một thành phố chết.
Trong năm đó người ta cũng phát hiện các vụ bánh hấp có thuốc trừ sâu, bánh bao trộn lưu huỳnh, trà trân châu nhiễm độc, tiết canh được thêm formaldehyde, bột bắp và muối công nghiệp. Thậm chí, các thương nhân Trung Quốc còn dùng nước tiểu dê, cừu ngâm thịt vịt để chúng có mùi của dê, cừu, sau đó bán ra như thịt dê, cừu.
Đến năm 2010, người ta phát hiện công nghệ sản xuất dầu cống, tức dầu ăn được làm từ dầu phế thải lấy từ cống ở các nhà hàng, quán ăn. Thực ra, từ năm 2000 đã có tài liệu ghi chép về tình trạng sản xuất dầu cống ở Trung Quốc, nhưng không được chú ý, có lẽ do sự phớt lờ của các nhà chức trách.
Có thể nói, người tiêu dùng khắp thế giới khó tránh khỏi các loại thực phẩm nhiễm độc của Trung Quốc. Theo Nhật báo Thượng Hải ngày 18-5-2013, chính quyền thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho biết gạo có chứa chất độc hại cadmium được bán tràn lan tại thành phố này. Sau 3 tháng điều tra, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm thành phố Quảng Châu xác nhận gần 50% gạo và sản phẩm làm từ gạo trên thị trường có chứa chất độc gây ung thư.
Tuy nhiên, chính quyền Quảng Châu lại từ chối công bố tên công ty bán gạo nhiễm cadmium, cũng như tổng số lượng gạo "bẩn" được phát hiện. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Đông cho biết gạo này có nguy cơ gây ung thư cho người tiêu dùng, bởi cadmium có thể ẩn náu trong cơ thể người đến 30 năm, gây ra bệnh Itai-itai làm đau khớp và xương nghiêm trọng, dẫn đến mềm xương và bệnh thận. Thông tin này khiến người dân Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới hoảng sợ, vì cơm là món ăn chính của họ.
Tin tức gạo độc được phơi bày không lâu sau khi dư luận thế giới kinh hoàng trước việc các gian thương Trung Quốc dùng thịt chuột cống để giả thịt cừu. Năm 2013 cũng được đánh dấu bằng các scandal thực phẩm khác tại Trung Quốc như thịt lợn chết vì bệnh, tái chế thực phẩm hết hạn sử dụng, thịt bò làm giả bằng thịt heo và hóa chất, thịt mèo giả thịt thỏ...
Còn tiếp...
Theo Sài Gòn Đầu Tư
Mỹ thu hồi hàng Trung Quốc gây nhiều nguy hiểm Trong 5 sản phẩm bị Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng Mỹ tiến hành thu hồi kể từ ngày 23/5 vì lí do những sản phẩm này gây nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng thì có tới 3 sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Ghế văn phòng gây các chấn thương Nhà bán lẻ dụng cụ văn phòng phẩm...