Tà Lang, Giàn Bí làm homestay gắn xây dựng nông thôn mới, được du khách săn đón
Cách trung tâm TP.Đà Nẵng 30km về phía Tây, có một bản làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) nằm kề những con suối, tựa lưng vào núi rừng hùng vĩ.
Từ năm 2018, nơi đây được du khách gần xa “săn đón” như là một điểm du lịch sinh thái cộng đồng thú vị và bổ ích.
Quyết tâm khôi phục nghề dệt thổ cẩm
Hai thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân là người Cơ Tu. Bà con sinh sống chủ yếu dựa vào núi rừng, với các công việc như phát rừng, đốn củi, làm rẫy, đốn keo, săn thú… Cũng vì thế, nên theo thời gian, những bản sắc văn hóa truyền thống của người Cơ Tu dần bị mai một và đi vào quên lãng.
Không chỉ được học nghề dệt miễn phí, các thành viên của Tổ dệt thổ cẩm xã Hòa Bắc còn được tặng ba bộ khung cửi để thuận tiện dệt luân phiên: khăn quàng, áo dài, váy.
Ông Đinh Văn Như (Alăng Như), Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Giàn Bí bùi ngùi nói: “Mang trong mình dòng máu của dân tộc Cơ Tu, tôi luôn mong muốn khôi phục lại những bản sắc văn hóa cộng đồng đã đi vào quên lãng, như: Dệt vải thổ cẩm, múa cồng chiêng, các lễ hội truyền thống. Đến năm 2018, được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ chính quyền địa phương mà đồng bào Cơ Tu phấn khởi tham gia những mô hình khôi phục và phát triển”.
Bình quân mỗi chiếc khăn giá 300.000 đồng, áo giá 500.000 đồng, áo dài hoặc váy giá 1-2 triệu đồng. Giá thành tuy đắt nhưng vẫn chưa đủ số ngày công dệt ra một sản phẩm.
Tổ hợp tác du lịch cộng đồng sinh thái và homestay xã Hòa Bắc được thành lập năm 2019, đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng những giá trị văn hóa linh thiêng của người Cơ Tu. Trong đó, khôi phục nghề dệt vải thổ cẩm Cơ Tu được ấp ủ nhiều năm với sự tham gia của 20 người.
Video đang HOT
Hai thôn Tà Lang – Giàn Bí có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp với vẻ đẹp riêng biệt trong bản sắc của người Cơ Tu nên thích hợp để phát triển du lịch.
Chị Đinh Thị Tin (45 tuổi), một người có tay nghề dệt thổ cẩm cao tại thôn Giàn Bí nói: “20 chị em trong bản làng tôi được học nghề miễn phí khoảng 6 tháng để phát triển kinh tế và làm du lịch. Dù dệt thổ cẩm thủ công mất rất nhiều thời gian, yêu cầu cao sự tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo nhưng vì yêu mến bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nên có khó khăn mấy tôi vẫn luôn bám trụ”.
Theo ông Đinh Văn Như, hiện nay, việc tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm của đồng bào Cơ Tu vẫn còn nhiều khó khăn. Điển hình như một chiếc khăn thổ cẩm dệt ba ngày, bán giá 300.000 đồng thì không đủ tiền công dệt và khó cạnh tranh lại với các sản phẩm dệt công nghiệp giá rẻ. Ngoài ra, để đáp ứng thị hiếu của du khách, các chị em mất nhiều công sức để học cách dệt hoa văn và kết hạt cườm cho tấm vải thổ cẩm thêm phần bắt mắt, sinh động.
Thời gian qua, văn hóa Cơ Tu (xã Hòa Bắc) được du khách gần xa “săn đón” như là một điểm du lịch sinh thái cộng đồng thú vị và bổ ích.
Phát triển du lịch homestay gắn với xây dựng nông thôn mới
Là trụ cột chính trong gia đình, chị Nguyễn Thị Nga (37 tuổi, trú thôn Giàn Bí) phải làm đủ mọi việc để nuôi con, nuôi chồng bệnh tật. Nhưng từ khi tham gia học nghề dệt thổ cẩm, chị Nga như có thêm niềm vui và động lực để cố gắng cải thiện đời sống.
Chỉ khi du lịch phát triển mạnh tại cộng đồng người Cơ Tu, thì các sản phẩm văn hóa của họ mới có thị trường tiêu thụ ổn định.
“Lúc mới học tôi thấy dệt thổ cẩm khó lắm, nhưng cũng phải cố gắng học để vừa có nghề ổn định, vừa gìn giữ được văn hóa truyền thống của người Cơ Tu. Đồng thời, tôi cũng mày mò học cách dệt hoa văn đẹp, hoa văn kết cườm để sản phẩm thu hút khách hàng hơn…”. Chị Nga phấn khởi nói.
Homestay của anh Alăng Như là nơi trưng bày các sản phẩm thủ công của đồng bào Cơ Tu, góp phần đưa sản phẩm đến gần hơn với khách du lịch.
Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, phụ nữ biết dệt thổ cẩm trong vùng rất hào hứng khi được UBND xã Hòa Bắc đặt mua 200 chiếc khăn. Từ đơn hàng này, nhiều chị em có thêm kinh phí trang trải sinh hoạt trong gia đình. Thêm vào đó, họ như được tăng thêm động lực để tiếp tục phát triển đa dạng mẫu mã sản phẩm, mở rộng quy mô tổ dệt tại bản làng.
Đến tham quan và lưu trú tại vùng Tà Lang – Giàn Bí, du khách sẽ được trải nghiệm lối sống, phong tục tập quán và sản vật của người dân tộc vùng cao.
Hỏi về ý tưởng xây dựng homestay Alăng Như, ông Như cho hay, vùng Tà Lang – Giàn Bí có cảnh quan sông suối tự nhiên và nét đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, thích hợp để xây dựng và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Từ đó, anh mạnh dạn vay 600 triệu đồng để làm homestay theo kiểu nhà sinh hoạt tập thể, đáp ứng nhu cầu vui chơi, trải nghiệm và lưu trú của khách du lịch.
Cách trung tâm TP.Đà Nẵng 30km về phía Tây, bản làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu (xã Hòa Bắc) nằm kề những con suối, tựa lưng vào núi rừng hùng vĩ.
“Homestay hoạt động từ tháng 10/2019, nhưng do mùa mưa nên hầu như không có khách đến lưu trú. Sau Tết, vì dịch Covid-19 nên bản làng vắng khách, các hoạt động du lịch đi kèm cũng im ắng. Tôi chỉ mong thời gian tới điểm du lịch sinh thái Hòa Bắc đón nhiều khách hơn, đường tỉnh 601 sớm được tu sửa để thuận tiện đi lại, liên kết tiêu thụ sản phẩm của đồng bào…”, anh Như tâm sự.
Theo ghi nhận của PV.Dân Việt, Tổ hợp tác du lịch cộng đồng sinh thái và homestay xã Hòa Bắc gồm nhiều nhóm phục vụ du lịch: ẩm thực vùng cao, trải nghiệm tắm suối, múa cồng chiêng, dệt thổ cẩm tại nhà Gươl,…. Hòa Bắc hứa hẹn sẽ là điểm du lịch sinh thái cộng đồng không thể bỏ qua khi đến với TP.Đà Nẵng xinh đẹp.
Phú Mỹ "thay áo mới"
Xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng là xã nông thôn vùng sâu, có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 92,78%).
Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới và lồng ghép các chính sách trong việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer, đến nay, bộ mặt nông thôn ở Phú Mỹ được nâng lên rõ rệt. Nhiều tuyến đường nông thôn được mở rộng, hệ thống chợ, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư xây dựng khang trang.
Mô hình nuôi bò sữa đã giúp anh Lâm Uôl vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống. Ảnh: Phương Nghi
Để khơi dậy sức mạnh của người dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Phú Mỹ thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Từ đó, người dân Phú Mỹ đã tự nguyện hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Điển hình như ông Liêu Dâm hiến đất xây dựng Trường Tiểu học Phú Mỹ D; các ông: Thạch Kía, Thạch Quônh, Ngô Huỳnh Đức hiến đất xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ở các ấp Béc Tôn, Tá Biên, Phú Tức... Ông Thạch Sên là người có uy tín trong vùng dân tộc Khmer ở ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ cho biết: "Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nên nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng luôn xác định phải tích cực tham gia, góp sức. Đây là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của bà con, bởi các công trình sau khi hoàn thành thì người dân trực tiếp thụ hưởng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, gia đình tôi và bà con Khmer trong ấp luôn tích cực hưởng ứng mỗi khi địa phương phát động. Bà con đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng cầu, đường và lắp đặt bóng đèn thắp sáng đường quê...".
Ông Mã Lương Thiện, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban nhân dân ấp Tá Biên, xã Phú Mỹ cho biết: "Ấp hiện có 370 hộ, trong đó, đồng bào Khmer chiếm 94%, đời sống của bà con chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo ở ấp Tá Biên cao hơn so với các ấp còn lại. Ấp Tá Biên được đầu tư mở rộng các kênh thủy lợi, điện, đường, trường học nên bà con rất tiện đi lại. Nhờ sản xuất lúa tăng vụ, trồng rau màu các loại, chăn nuôi bò, heo, gà, vịt, các loại thủy sản và cây trồng khác nên thu nhập bình quân đầu người mỗi năm hơn 80 triệu đồng/người. Hiện nay, ấp Tá Biên trở thành điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của xã".
Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Phú Mỹ cũng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ cây, con giống để giúp bà con Khmer nghèo sản xuất, nâng cao đời sống. Khi cuộc sống được cải thiện, bà con càng nhiệt tình tham gia các phong trào ở địa phương, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới.
Ông Dương Kim Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) nuôi bò sữa ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ chia sẻ: "Được sự hỗ trợ vốn vay ưu đãi của ngân hàng, lúc đầu thành lập CLB chỉ có vài thành viên tham gia, đàn bò chỉ 22 con giống. Đến nay, đàn bò của CLB nâng lên 100 con, số thành viên tham gia cũng đông hơn trước".
Còn anh Lâm Uôl, thành viên CLB nuôi bò sữa ấp Tá Biên, xã Phú Mỹ bộc bạch: "Trước kia, gia đình sản xuất 2ha lúa kết hợp trồng màu các loại, nhưng vẫn thiếu trước, hụt sau. Nhờ tham gia vào CLB nuôi bò sữa của ấp, đời sống, sinh hoạt của gia đình khấm khá hơn trước, trả xong nợ ngân hàng. CLB còn hỗ trợ vốn để tôi xây cất ngôi nhà trị giá 200 triệu đồng".
Ông Sơn Sà Ranh, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ cho biết: Đến nay, Phú Mỹ đã đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới, diện mạo phum sóc thay đổi, đời sống bà con dân tộc Khmer chuyển biến tích cực; các công trình đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, trạm cung cấp nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng và các công trình khác đều được đầu tư kiên cố hóa. Để giúp các hộ nghèo có nguồn thu nhập ổn định, Phú Mỹ chú trọng đến việc chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện canh tác của từng gia đình và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tổng đàn bò sữa của xã Phú Mỹ lên đến 1.200 con và hơn 10.000 con bò thịt.
Về Phú Mỹ hôm nay, chúng tôi thấy được sự thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt. Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với bà con người dân tộc Khmer đã đi vào cuộc sống, góp phần củng cố thêm niềm tin của bà con để tiếp tục hăng hái thi đua sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng phum sóc phát triển.
Ông Nguyễn Thanh Long làm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Ông Nguyễn Thanh Long sẽ giữ quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho đến khi Thủ tướng có quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng mới. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long giữ quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. Tại hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng

Nam shipper bị nhóm thanh niên hành hung giữa đường ở Hà Nội

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

An Giang: Sạt lở rạch Ông Chưởng, 6 căn nhà rơi xuống sông
Có thể bạn quan tâm

Nông Thúy Hằng: Từ học sinh giỏi văn đến hoa hậu người Tày khiến cả nước tự hào
Sao việt
11:47:45 19/05/2025
Vụ du khách nước ngoài bị xé thẻ khi lên máy bay: Thái độ nhân viên tranh cãi
Netizen
11:33:26 19/05/2025
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
Sao châu á
11:18:56 19/05/2025
Pep Guardiola giải thích lý do Haaland không đá phạt đền
Sao thể thao
11:14:25 19/05/2025
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh
Sao âu mỹ
11:14:10 19/05/2025
Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ
Ôtô
11:08:17 19/05/2025
Công an đột kích quán bar Sky, phát hiện nhiều người dương tính ma túy
Pháp luật
11:05:23 19/05/2025
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi và tái tạo da như thế nào?
Làm đẹp
10:51:23 19/05/2025
Cách diện váy hoa mùa hè sang mà không 'sến'
Thời trang
10:41:40 19/05/2025