Tá hỏa phát hiện con gái lớp 11 vay nặng lãi tới 120 triệu đồng
Bố mẹ luôn nghĩ Hà An là một cô bé ngoan ngoãn, biết vâng lời cho đến khi dân xã hội đến thông báo con gái họ đang nợ 120 triệu đồng.
Là gia đình có điều kiện nên từ khi con gái học cấp 2 gia đình chị Hạnh đã xin cho Hà An theo học tại một trường tư với học phí đắt đỏ. Điều làm chị yên tâm hơn cả là khi hai vợ chồng bận rộn với những chuyến công tác thì không phải bận tâm chuyện đưa đón con mỗi ngày vì đã có xe tuyến của trường.
Ngoài ra, con theo trường tư nên tất cả nội dung từ chương trình kiến thức đến các môn dạy kỹ năng sống, năng khiếu đều được học gói gọn cả ngày trong trường. Điều đó giúp chị Hạnh giảm đáng kể thời gian, công sức tìm các lớp học bổ trợ cho con.
Với suy nghĩ tân tiến chị Hạnh cũng cho con sống độc lập, tự lên kế hoạch về thời gian biểu, kế hoạch học tập và vui chơi.
Mới là học sinh cấp 3 nhưng cô bé Hà An đã là trợ giảng cho một trung tâm tiếng Anh. Cô bé lại chơi piano tốt nên thi thoảng cũng tham gia một vài buổi công diễn cho trung tâm văn hóa của thành phố.
Bao năm nay, chị chưa từng phải bận tâm về Hà An vì cô bé rất biết nghe lời, suy nghĩ lại chín chắn hơn các bạn cùng trang lứa.
Thế nhưng chị Hạnh không hề biết được sự thật là vì mẹ quá kỳ vọng nên Hà An cố tình tạo ra một vỏ bọc hoàn hảo.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Hôm ấy, sáng cuối tuần, vừa đi chạy bộ về thì chị Hạnh thấy mấy người mặt mũi hung tợn, xăm trổ đầy mình đứng trước cửa nhà. Cứ nghĩ họ nhầm địa chỉ nhưng khi họ đọc thông tin về con mình và thông báo cô bé đang nợ họ 120 triệu đồng thì chị Hạnh đứng không vững.
Chị không thể tưởng tượng được vì trước giờ chị không để con thiếu thốn thứ gì, thậm chí chị mua cho con cả điện thoại đắt tiền tới quần áo hàng hiệu.
Lập tức chị Hạnh gọi con gái ra hỏi rõ ngọn ngành sự việc. Trước sự tức giận của mẹ, Hà An nhanh chóng thừa nhận đã vay số tiền để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp cùng một cô bạn trong lớp.
Lúc này chị Hạnh mới nhớ tới việc Hà An từng bày tỏ mong muốn được mẹ hỗ trợ tiền để khởi nghiệp bằng cách thuê mặt bằng mở một quán café trên phố. Thế nhưng khi ấy chị Hạnh gạt đi vì cho rằng con gái chỉ cần học tốt, sau này chị sẽ tìm cho con một công việc tốt với mức thu nhập cao chứ không phải làm kinh doanh nhỏ lẻ như vậy.
Chị Hạnh không biết con gái mình không thích đi học đại học, con bé chỉ mong muốn được tự kinh doanh một thứ gì đó. Vậy là khi mẹ không giúp vốn, cô bé đã tự vay 70 triệu triệu (sau này lãi mẹ đẻ lãi con đã lên đến 120 triệu) để thuê một căn nhà 3 tầng trên phố với chi phí thuê mặt bằng là 15 triệu/tháng, thanh toán 3 tháng một lần.
Cùng với số vốn chung của bạn, hai người đã mở một quán café với không gian khá xinh xắn. Hai bạn cũng dự định sẽ chỉ quản lý và thuê nhân viên chạy bàn theo giờ. Mọi thứ đang diễn ra đúng kế hoạch thì bỗng nhiên dịch bệnh ập đến.
Mấy tháng liền quán café vắng vẻ, không có doanh thu trong khi tiền mặt bằng vẫn phải trả. Đến giờ thì không cầm cự được nữa, Hà An và bạn phải sang nhượng cửa hàng với giá thấp nên không có khả năng chi trả số tiền nợ kia.
Cùng với đó, do dành nhiều thời gian cho việc khởi nghiệp nên tình hình học tập của Hà An cũng xuống dốc không phanh, điểm kiểm tra định kỳ ở mức trung bình.
Với chị Hạnh thì số tiền 120 triệu trả cho dân xã hội không phải vấn đề, điều quan trọng là chị Hạnh chưa biết làm gì để con nhận ra sai lầm của mình khi con bé cương quyết sẽ tiếp tục khởi nghiệp, lần này chỉ là do dịch bệnh nên mới gặp vận đen.
Chia sẻ về việc này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng xã hội bây giờ đã qua thời “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trong xã hội hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, con trẻ luôn có xu hướng tự khẳng định mình. Để không lặp lại sai lầm như chị Hạnh, các bậc phụ huynh đừng bao giờ dùng thái độ “bề trên” để nói chuyện với con.
“Bố mẹ hãy đặt bản thân vào vị trí của con để thấu hiểu, cảm thông và giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. Quan trọng là bố mẹ hãy học cách lắng nghe, tôn trọng con khi đối thoại.
Bố mẹ luôn có mục tiêu riêng cũng như các con luôn có ước mơ của mình, vậy nên đừng vội vùi dập ước mơ của con nếu thấy nó không hợp lý mà hãy dành thời gian, dành yêu thương để giảng giải và cảm hóa con”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh nói.
Con gái bị chảy máu cam khi đang ngồi học, tôi chua chát phát hiện nguyên nhân nhờ lần về thăm nhà chồng cũ
Vừa bước vào đến cửa, tôi chết lặng khi chứng kiến cảnh con gái mình đang bị bạo hành.
Tôi ly hôn cách đây hơn 2 năm. Chồng cũ của tôi là 1 kẻ chơi bời. Đã thế anh ta còn ngoại tình, có quan hệ bất chính với nhiều người phụ nữ. Suốt 1 thời gian dài, chồng tôi thường xuyên về nhà trong bộ dạng say khướt. Anh ta lôi tôi ra để đánh đập, chửi bới. Cuối cùng, không chịu nổi nữa, tôi nộp đơn ra tòa để giải thoát cho chính mình.
Ngày ly hôn, nhà chồng tạo nhiều sức ép buộc tôi phải để con gái lại cho họ nuôi nấng. Mỗi tháng, tôi sẽ trợ cấp 5 triệu để nuôi con. Hôm tôi xách va li về ngoại, mẹ chồng vẫn ngon ngọt lắm. Bà nói rằng tôi cứ yên tâm làm ăn, tìm hạnh phúc mới. Chỉ cần mỗi tháng gửi tiền trợ cấp đầy đủ là được. Nếu chồng không chăm được con, bà sẽ là người nuôi nấng cháu gái. Mẹ chồng còn hứa, mỗi tuần sẽ cho tôi về thăm con, hoặc sẽ bắt con trai chở con đến nhà tôi, để cháu được thăm ông bà ngoại và chơi với mẹ. Nghe vậy, tôi cũng yên tâm phần nào.
Tuy nhiên, mẹ chồng chỉ giữ lời hứa được nửa năm đầu. Sau đó bà thường xuyên viện cớ để 2 mẹ con tôi không được gặp nhau. Chồng cũ thì chẳng có trách nhiệm. Anh ta lờ đi như tôi không phải là mẹ con bé. Mỗi lần tôi chủ động về thăm con, nhà chồng cũng lôi ra nhiều lý do để không cho tôi vào nhà.
Không cho tôi gặp con, nhưng họ lại yêu cầu tôi phải tăng tiền trợ cấp hàng tháng lên 7 triệu. Chồng tôi nói, giờ con tôi vào học lớp 1, đi học thêm nhiều, tiền ăn uống, tiền sữa... cũng tăng lên. Thương con, tôi cũng cố gắng làm lụng để bé có cuộc sống thoải mái ở nhà bố đẻ.
(Ảnh minh họa)
Thời gian gần đây, tôi thường lén gặp con ở trường. Nhìn con càng ngày càng gầy, da dẻ xanh bủng mà xót. Bé nhà tôi rất nhạy cảm, dù mẹ có gắng hỏi thế nào, nó cũng lắc đầu không nói. Còn khi tôi gọi điện cho mẹ chồng, bà vẫn khăng khăng: "Ôi dào, cái Bống (con gái tôi) vẫn ăn khỏe, ngủ tốt. Nó còn ăn bằng mấy tôi ấy chứ. Chắc nô nghịch, chạy nhảy nhiều nên không béo nổi ấy thôi".
Tuần vừa rồi, cô giáo chủ nhiệm của con tôi đột ngột gọi điện, nói rằng con tôi bị chảy máu cam khi đang ngồi học. Nhà trường đã gọi điện cho gia đình nhà chồng tôi. Nhưng phải hơn 3 tiếng sau mới có người đến đưa con bé về. Tôi nghe mà vừa thương con, vừa bức xúc vô cùng.
Thế là sáng thứ 7 vừa rồi, tôi về nhà chồng mà không báo trước. Tôi muốn xem xem họ chăm sóc con tôi ra làm sao.
Vừa bước vào cửa, tôi thấy con tôi đang khệ nệ bê chậu nước to vật. Chồng cũ của tôi thì quát: " Mày lau nhà nhanh lên không trưa đừng hòng được ăn cơm. Nhà có mấy mét vuông mà lúi húi cả tiếng không xong" . Nói xong, chồng cũ còn dùng cán chổi lau nhà đập vào đầu con tôi.
Trong khi đó, vợ mới và con của anh ta đang ngồi trên ghế uống sữa, ăn xoài và xem TV. Mẹ chồng tôi cũng ngồi bên cạnh, chỉ liếc nhìn cháu gái 1 cái chứ chẳng nói gì. Chỉ có con tôi là cam chịu, nước mắt ngắn, nước mắt dài, cắm cúi làm thật nhanh để không bị mắng. Con vấp phải chân bàn, ngã sõng soài cũng không ai thèm nâng đỡ.
Tôi lao vào đỡ con và gào lên: "Các người làm gì với con tôi thế này. Nó bé tí thế làm sao mà làm được mấy việc này. Anh nữa, tại sao anh lại đánh con, trong khi anh là bố đẻ của nó đấy..." . Nhưng chồng thản nhiên giải thích rằng, vì con bị điểm kém nên anh mới phạt để răn đe. Bình thường con không phải làm. Mẹ chồng thì bĩu môi nói rằng: " Gớm có đứa con gái cũng đòi làm căng. Đẻ con trai người ta còn chưa sốt sắng thế...".
Con tôi lúc đó mới khóc òa lên, ôm chặt chân tôi đòi về với mẹ. Con nói rằng ở đây con không được ngủ, không được ăn, đói lắm. Bố bắt con làm việc suốt ngày, còn dọa không cho con đến trường. Nếu con nói với mẹ hoặc cô giáo thì sẽ không được gặp mẹ nữa. Thế là con chọn cách im lặng, không dám nói gì.
Tôi nhìn con mà xót. Không có buổi nhà chồng về đột xuất, tôi không thể biết được con mình đã trải qua những gì. Tôi hối hận khi xưa đã không mạnh mẽ giành quyền nuôi con. Xin mọi người hãy tư vấn cho tôi cách đón con về. Tôi sợ con ở nhà đó sẽ bị đày đọa kinh khủng hơn bây giờ?
Chị dâu chồng luôn soi mói tôi Chị dâu chồng ấm ức vì tôi cưới xong ở nhà 10 năm chẳng phải làm gì mà vẫn mua nhà, sắm xe, lại được chồng yêu chiều... Nhà chồng tôi có 2 người con trai và 1 con gái, chồng tôi là con út, trên anh có một anh trai và một chị gái, tất cả đều đã ngoài 40 tuổi và...