Tá hoả khi xem lịch sử tìm kiếm của những người lớn tuổ.i trên mạng: Tôi không ngờ!
Bạn không biết bố mẹ đang trăn trở những điều gì đâu.
Thời đại công nghệ phát triển, không chỉ người trẻ mà nhị vị phụ huynh cũng ngày càng làm quen nhiều hơn với cách sử dụng các ứng dụng, tìm kiếm thông tin trên Internet. Nhưng chính từ đây, những câu chuyện oái oăm đến từ lịch sử tìm kiếm của bố mẹ khiến con cái không nhịn được mà phải chia sẻ với cư dân mạng.
Theo đó, mỗi phụ huynh đều có một nỗi niềm riêng. Có người loay hoay tại sao bộ phim mình đang mê mãi chưa ra tập mới nên lên Google hỏi trang trọng: “Tôi xin hỏi Tình yêu và định mệnh tập 44 là hết rồi hả?”. Có người lại trăn trở công việc tương lai của con gái nên nhắn nhủ: “Nữ sinh năm 2007 hợp nghề gì?”.
Khi bộ phim yêu thích không ra tập mới mà mẹ không biết phải làm sao!
Định hướng nghề nghiệp thông qua Google
Ai rồi cũng muốn bụng nhỏ eo thon thôi.
Bên cạnh đó những hạn chế về mặt công nghệ cũng gây ra những sự cố khó đỡ. Một cư dân mạng tiết lộ mục tìm kiếm YouTube của “mẹ iu” là chương trình “Ăn chay vượt ngàn chông gai”. Các anh tài của Anh trai vượt ngàn chông gai mà biết chắc buồn lắm!
Video đang HOT
Ăn chay mà sao vất vả quá!
Không chỉ ở trong nước mà netizen nước ngoài cũng rất hứng với chủ đề này và tiết ộ nhiều tình huống thú vị. Phía dưới topic này trên MXH Trung Quốc, cư dân mạng để lại vô số bình luận khó đỡ:
- Cách đây không lâu tôi có dạy bố mẹ tìm kiếm trên mạng. Và đây là lịch sử tìm kiếm của họ: “Tại sao bạn luôn cảm thấy đói và chỉ ngủ được 3 tiếng mỗi ngày”, “Tại sao bạn vẫn bị nổi mụn?”, “Sự khác biệt giữa ví nữ và túi xách là gì?”, “Sàn nhà có chống trầy xước không?”,… Và vấn đề cuối cùng của họ là: “Làm sao để con trai tôi nhanh chóng có con sau khi kết hôn”. Tôi không biết nên nói gì nữa.
- Sau khi dạy bố tôi cách sử dụng trình duyệt để tìm kiếm thì ông luôn dùng nó nếu có bất kỳ câu hỏi nào. Một ngày nọ tôi vô tình phát hiện ra đây là nội dung tìm kiếm của bố: “Cách pha trà”, “Cách tìm chìa khóa”, “Phải làm gì nếu con không còn nữa”, “Con chó con bị nhốt phải làm sao?”, “Con gái không lấy được chồng thì phải làm sao!”,…
- Tôi là người chỉ cho bố lên mạng tìm thông tin nhưng lịch sử tìm kiếm của ông đều liên quan đến đàn cá. Xem xong tôi cảm thấy như mình là con rơi con rớt vậy.
- “Con gái mập thì phải làm sao?”, “Con trai đen quá, mặc gì trông cũng ảm đạm”, “Con gái cao và mập thì mặc gì?”, “Con gái mặc gì cho đẹp”, “Cách giảm cân cho con”,… Đây là lịch sử tìm kiếm của mẹ tôi.
- Với tôi thì không phải lịch sử tìm kiếm mà là lịch sử mua sắm. Bố tôi không thường xuyên mua hàng online, số lần đặt chỉ đếm trên đầu ngón tay dù có app từ nhiều năm nay. Và 2 trong số những khoản mua đắt nhất là đặt hoa cho tôi và em trai trong ngày chúng tôi tốt nghiệp đại học.
(Ảnh minh hoạ)
Ở Nhật Bản, câu chuyện lịch sử tìm kiếm của bố mẹ được một chàng trai đăng tải cũng từng gây xôn xao.
Anh chàng tốt nghiệp trường đại học hàng đầu trong nước nhưng chưa kiếm được việc làm nên vẫn ở nhà. Một ngày nọ, khi mở máy tính ra, anh phát hiện các tìm kiếm của bố mẹ đều liên quan đến mình: “Giáo dục con cái thất bại”, “Việc học của con không được tốt”, “Con trai tốt nghiệp nhưng thất nghiệp, chỉ ở nhà”, “Vừa tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm, chỉ ở nhà thì sao”,… Sau khi phát hiện ra chuyện này, anh chàng có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thậm chí bật khóc.
Tuy nhiên khi bài đăng được chia sẻ lên MXH, anh chàng nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Một nửa cho rằng anh nên tự chấn chỉnh lại bản thân, đi kiếm việc làm, thay vì ở nhà mà khóc. Và phe ngược lại nhận định bố mẹ lo lắng là có lý, họ dường như là phụ huynh có trách nhiệm.
Còn bạn, bạn có biết lịch sử tìm kiếm của bố mẹ có gì không?
Đây được coi là câu hỏi Olympia có nội dung "thiếu nghiêm túc" nhất trong suốt lịch sử 25 năm
Câu hỏi đó có nội dung gì?
Sau 24 mùa phát sóng và tới nay là năm thứ 25, Olympia vẫn giữ vững ngôi vị sân chơi trí tuệ số một dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc. Chương trình không chỉ là nơi để các bạn trẻ thể hiện kiến thức mà còn là thử thách đầy hấp dẫn với những câu hỏi hóc búa, đòi hỏi sự tư duy sắc bén.
Tuy nhiên, bên cạnh những câu hỏi học thuật, chương trình cũng xuất hiện một số câu hỏi mẹo hoặc câu hỏi xã hội, đòi hỏi sự tinh ý và nhanh nhạy của thí sinh. Áp lực thi đấu có thể khiến các bạn dễ mắc bẫy trong những câu hỏi như vậy. Có người cho rằng những câu hỏi như vậy có thể kiểm tra kiến thức toàn diện của thí sinh, tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng có không ít câu hỏi trong chương trình hơi lệch so với mục tiêu kiểm tra kiến thức, gây ra những tranh cãi không đáng có.
Cụ thể, câu hỏi Về đích của thí sinh Công Phúc trong cuộc thi Tuần 2 Tháng 1 Quý 1 năm 2020 đã có nội dung bị khán giả cho là nằm ngoài kiến thức phổ thông lẫn văn hóa xã hội.
Nội dung câu hỏi như sau: "Trong series 'Các nhà vô địch giờ ra sao?' của chương trình Olympia năm 20, nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là 'ông tổ nghề rửa bát'?".
Câu hỏi Olympia khiến thí sinh đứng hình.
Câu hỏi 10 điểm này đã khiến tất cả các thí sinh tham gia trận thi đó, cùng khán giả có mặt trong trường quay đều "đứng hình". Sau vài giây chần chừ, Công Phúc đã đưa ra câu trả lời một cách không chắc chắn cho câu hỏi này là "Phan Đăng Nhật Minh". Dĩ nhiên, đây là đáp án sai và cả 3 thí sinh khác cũng không đưa ra được câu trả lời.
Đáp án sau đó đã được MC Diệp Chi công bố là "Phan Minh Đức - nhà vô địch năm thứ 10". Nữ MC cũng nhanh chóng giải thích thêm: "Một câu hỏi không đòi hỏi kiến thức học thuật nhưng thử thách tình yêu và kiến thức về Olympia của chúng ta".
Sau khi lên sóng, dư luận đã nổ ra nhiều ý kiến trái chiều về câu hỏi này. Phần lớn khán giả cho rằng đây là một câu hỏi không nên xuất hiện trong cuộc thi kiến thức như Olympia vì nó tuy vui nhưng không phù hợp, thậm chí làm ảnh hưởng đến điểm thi của thí sinh.
Một số bình luận ở dưới video về phần thi:
- Hỏi kiểu gì vậy trời, quá đán.h đố thí sinh. Các em phải lo học hành, mở rộng kiến thức xã hội, đâu có quan tâm được đến những chi tiết nhỏ nhặt của chương trình như vậy.
- Có tìm hiểu thì các thí sinh cũng tìm hiểu về danh nhân, nhân vật lịch sử... ai biết được giờ còn phải bổ sung kiến thức về lịch sử chương trình Olympia nữa.
- Ngân hàng câu hỏi của Olympia cạn rồi hay sao ấy nhỉ?
- Mình nghĩ đây là một câu hỏi thiếu nghiêm túc, không nên có trong chương trình.
Đã hơn 4 năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến chủ đề các câu hỏi gây tranh cãi trong Olympia thì câu này lại được xướng tên đầu tiên. Và có lẽ cho đến giờ, không ít người vẫn không khỏi thắc mắc về việc tại sao chương trình lại thêm câu này vào bộ câu hỏi, đặc biệt là ở một phần thi rất quan trọng như phần thi Về đích.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu hỏi này?
Đây là người Việt tạo nên kỷ lục vô tiề.n khoáng hậu: 80 năm trôi qua, kỷ lục này vẫn chưa một ai chạm đến Có rất nhiều mỹ từ được dùng để ca ngợi ông từ bấy lâu nay. GS-TS-Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh ra ở phố Hàng Đào (Hà Nội). Khi trưởng thành, trong lúc bạn bè đồng trang lứa vẫn theo Nho học, làm quan Nam triều, ông đã là một tri thức Tây học, chịu ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa...