Cháu nội nhà văn Lỗ Tấn: Khổ sở vì ai cũng nghĩ giỏi văn, nửa đời sống dưới hào quang của ông nội và lựa chọn bất ngờ khi về già
Có ông nội là một nhà văn đình đám trong lịch sử Trung Quốc là điều rất đáng tự hào.
Nhưng cũng chính điều đó đã mang đến điều nhiều rắc rối cho cuộc sống riêng của Chu Linh Phi.
Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, một nhà văn lỗi lạc của nền văn học Trung Quốc và được cả thế giới thán phục. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được độc giả Việt Nam vô cùng yêu thích. Lỗ Tấn chỉ có một người con trai là Chu Hải Anh, ông Chu Hải Anh sinh ra 3 người con, trong đó có Chu Linh Phi.
Có một người ông nổi danh cả nước là điều vô cùng tự hào, nhưng mặt khác cũng mang đến nhiều vấn đề “dở khóc dở cười” cho Chu Linh Phi. Mặc dù chưa từng gặp mặt ông nội, nhưng gần như cả đời Chu Linh Phi đều gắn liền với tên tuổi và ánh hào quang của ông. Gần đây, một đoạn phỏng vấn của Chu Linh Phi với CCTV (đài truyền hình quốc gia Trung Quốc) năm 2018 lại được cộng đồng mạng chia sẻ và gây sốt trở lại. Trong đó, Chu Linh Phi đã chia sẻ về những áp lực mình đã gặp phải khi được mọi người biết đến là cháu nội của một đại văn hào Trung Quốc.
Chu Linh Phi (phải) – Cháu nội Lỗ Tấn có gương mặt rất giống người ông quá cố
Chu Linh Phi sinh năm 1953 tại Bắc Kinh, là hậu duệ của Lỗ Tấn và cũng được đánh giá là người giống Lỗ Tấn nhất về ngoại hình và tính khí. Nhưng cũng vì điều đó mà ông gặp không ít rắc rối khi trưởng thành.
Kể từ khi Chu Linh Phi học tiểu học, các bạn cùng lớp đã thường gọi ông là “cháu trai của Lỗ Tấn” và phàn nàn về việc phải học thuộc lòng các bài văn do ông nội của Chu Linh Phi viết. Đến khi lên lớp 5, các thầy cô giáo cũng liên tục nhắc nhở Chu Linh Phi rằng ông phải viết lách thật tốt vì là cháu nội của Lỗ Tấn. Điều này đã tạo nên những áp lực vô hình cho cậu học sinh Chu Linh Phi ngày ấy.
Năm 1969, Chu Linh Phi bước sang tuổi 16 và quyết định nhập ngũ. Ông nghĩ rằng chỉ bằng cách này mới có thể đưa bản thân thoát khỏi môi trường mà lúc nào cũng chỉ được coi là “cháu trai của Lỗ Tấn”. Không ngờ vừa mới vào đơn vị, chỉ huy đã giao cho Chu Linh Phi làm nhiệm vụ phóng viên đưa các tin tức tích cực hàng ngày trong quân đội, vì cho rằng ông là cháu Lỗ Tấn nên chắc chắn sẽ viết văn rất hay.
Mặc cho Chu Linh Phi một mực từ chối và bày tỏ mình không hề giỏi viết lách, người chỉ huy chỉ nghĩ rằng ông đang khiêm tốn mà thôi. Chu Lăng Phi bị ép ngồi trong phòng viết bài, nhưng mấy tiếng đồng hồ vẫn không được chữ nào.
Một thời gian sau, Chu Linh Phi thậm chí còn được điều sang bộ phận quân y. Do trước đây, đại văn hào Lỗ Tấn từng học ngành y rồi mới chuyển qua viết lách, vì vậy mọi người kỳ vọng Chu Linh Phi có thể nối nghiệp ông trong lĩnh vực nào đó.
Video đang HOT
Đã từng có thời kỳ, Chu Linh Phi rất ghét bị người khác gọi với danh xưng “cháu nội Lỗ Tấn”
Cuối cùng, Chu Linh Phi nhận ra chỉ cần mình còn ở lại quê hương ngày nào thì vẫn sẽ sống dưới hào quang của ông nội. Năm 1979, Chu Linh Phi đến Nhật Bản du học ngành Công nghệ truyền thông kỹ thuật số. Tại đây, ông gặp gỡ và đem lòng yêu một nữ du học sinh đến từ Đài Loan, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, hai người kết hôn và Chu Linh Phi cũng chính thức chuyển đến Đài Loan sinh sống. Tại đây, ông tham gia vào việc kinh doanh với gia đình nhà vợ. Nhưng không may, một thời gian sau họ phá sản, gia đình ông phải đi bán bỏng ngô kiếm sống.
Tuy nhiên, mặc dù luôn rất kín tiếng, cuộc sống của Chu Linh Phi sau đó vẫn bị đưa lên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhiều người bàn tán về việc cháu nội Lỗ Tấn nay đã trở nên sa sút ra sao.
Lúc này, Chu Linh Phi cuối cùng cũng nhận ra, dù ông sống ở đâu thì việc ông nội mình là Lỗ Tấn vẫn là sự thật không bao giờ có thể thay đổi. Thay vì cố gắng trốn chạy thực tế để thoát khỏi vầng hào quang của ông nội, Chu Linh Phi quyết định bình tĩnh đối mặt với nó và sống tốt cuộc sống của mình.
Ông cũng dần ý thức tinh thần trách nhiệm của mình với tư cách là hậu duệ của Lỗ Tấn, đọc nhiều bài viết của ông nội, tìm hiểu những câu chuyện có thật về cuộc đời Lỗ Tấn và đưa nó đến gần với thế giới. Năm 1999, Chu Linh Phi trở lại Thượng Hải, tham gia vào công tác văn hóa để kế thừa và phát huy tinh thần của Lỗ Tấn.
Chu Linh Phi trở thành nhà hoạt động tích cực trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa Lỗ Tấn
Trong những năm qua, ông đã đi khắp mọi nơi liên quan đến Lỗ Tấn trên khắp Trung Quốc, thường xuyên đến các nhà tưởng niệm Lỗ Tấn, bảo tàng, trường học Lỗ Tấn và các nhà ngiên cứu Lỗ Tấn trên khắp đất nước. Ông cũng thành lập các giải như “Giải văn học trẻ Lỗ Tấn” và trao tặng các tác phẩm văn học cho người đoạt giải. Hầu như toàn bộ kinh phí cho các hoạt động này đều đến từ tiền tiết kiệm của chính Chu Linh Phi.
Về sau, Chu Linh Phi còn viết một cuốn sách về nghệ thuật sân khấu ở Trung Quốc. Cuốn sách đạt được thành công và ông bắt đầu được mời làm đạo diễn ý tưởng cho một số dự án nghệ thuật.
Chu Hải Anh – con ruột nhà văn Lỗ Tấn, bố của Chu Linh Phi
Trên thực tế, không chỉ Chu Linh Phi mà bố ông – Chu Hải Anh cũng từng trải qua một quãng thời gian phải vất vả vượt qua cái bóng của nhà văn Lỗ Tấn. Đó cũng là điều khiến đại văn hào lo lắng trong những năm tháng cuối đời. Ông không bao giờ muốn hậu duệ của mình phải chịu những áp lực như vậy. Lỗ Tấn từng nói: “Khi đứa trẻ trưởng thành, có thể không có tài năng thiên bẩm, nó vẫn có thể tìm một công việc nhỏ để kiếm sống. Còn hơn là cứ phải cố trở thành một nhà văn hay nghệ sĩ nhưng hữu danh mà vô thực”.
Con dâu mang cháu trai về đòi chia tiền, ông nội mang ra tờ giấy xét nghiệm ADN khiến cả nhà bàng hoàng
Hành động này đã vô tình khơi ra một bí mật động trời, khiến chính bản thân cô con dâu cũng phải ngỡ ngàng.
Cát Lệ và Trịnh Viễn Bình (Trung Quốc) quen biết nhau khi cả hai đều chưa đến 20 tuổi. Do chưa đủ tuổi kết hôn theo luật pháp nên cả hai không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, bố mẹ anh Trịnh Viễn Bình vẫn đón Cát Lệ đến ở và coi như con dâu tương lai.
Đặc biệt là sau khi Cát Lệ mang thai, họ đối xử với cô rất tốt, không khác gì con gái ruột. Thế nhưng, điều khiến mọi người bất ngờ là sau 3 năm chung sống, Cát Lệ và Trịnh Viễn Bình đã đường ai nấy đi.
Sự cố đáng tiếc
Sau khi chia tay, cô Cát Lệ kết hôn với người đàn ông khác và sinh thêm hai người con. Mối liên hệ giữa cô và gia đình họ Trịnh cũng dần ít đi. Bố mẹ anh Trịnh Viễn Bình cũng hiếm khi được gặp cháu nội.
Điều không may là Trịnh Viễn Bình qua đời vì giao thông. Theo giấy tờ, bố mẹ và con trai anh được bồi thường số tiền 600.000 NDT (tương đương 2,1 tỷ đồng). Biết được tin tức, Cát Lê đưa con trai về nhà ông bà nội. Tuy nhiên, đáp lại cô là sự lạnh nhạt của bố mẹ chồng cũ.
Không lâu sau, Cát Lê tố ông nội của đứa trẻ đã "ăn " số tiền bồi thường mà con cô đáng lẽ ra phải được nhận. Tuy nhiên, ông Trịnh đáp lại rằng, ngay sau khi nhận tiền bồi thường, ông đã giao 240.000 NDT (tương đương 842 triệu đồng) coi như chi phí giáo dục cho bí thư thôn để dùng khi cháu cần. Bí thư thôn cũng làm chứng về việc này, Cát Lý không thể phản bác.
Cô Cát Lý. Ảnh: Sohu
Kết quả ADN
Sẵn sàng để lại cho cháu trai số tiền lớn, nhưng tại sao ông bà Trịnh lại thờ ơ với đứa cháu này? Cát Lý không chấp nhận cách giữ tiền của ông bà nên tìm đến luật sư, nhờ giải quyết.
Khi mọi người có mặt đầy đủ, ông Trịnh lấy ra một tập tài liệu đã được cất giữ từ lâu. Ông nói, bản báo cáo xét nghiệm ADN này chính là bằng chứng rõ ràng nhất. Trên đó thể hiện rõ ràng, anh Trịnh Viễn Bình và cậu bé kia không có quan hệ huyết thống. Ông bà vẫn chia tiền cho đứa nhỏ vì sau một thời gian chung sống, họ coi cậu bé như người trong nhà. Đương nhiên, Cát Lệ cho rằng đó là giả mạo.
Cô khẳng định mình chưa từng làm chuyện gì có lỗi với chồng cũ. Bố mẹ anh Trịnh Viễn Bình chính là vì muốn chiếm đoạt tiền bồi thường nên mới cố tình làm giả giấy tờ.
Trước những lời của con dâu cũ, bố anh Trịnh Viễn Bình chỉ biết bất lực thở dài. Ông cho biết, sau khi con trai chia tay Cát Lệ, ông bà đã nhiều lần đến thăm cháu nội. Tuy nhiên, cô Cát Lệ luôn tìm cách ngăn cản, không cho ông bà gặp cháu.
Lúc đó, họ cũng không suy nghĩ nhiều. Cho đến khi con trai qua đời, ông bà muốn giành quyền nuôi dưỡng cháu nội - đứa cháu duy nhất của dòng họ. Tuy nhiên, do Cát Lệ và con trai ông chưa từng kết hôn nên để làm thủ tục chuyển hộ khẩu cho cháu, họ buộc phải chứng minh bé là cháu nội.
Ban đầu, họ nghĩ rằng đó chỉ là một việc nhỏ. Ai ngờ đâu lại hé lộ một bí mật động trời đến vậy. Vậy những gì ông nói có phải là sự thật hay không?
Gia đình bất ngờ khi biết đứa trẻ là con của người khác. Ảnh: Sohu
Sự thật được hé lộ
Phía luật sư của Cát Lê thì cho rằng bản báo cáo xét nghiệm ADN này không có hiệu lực pháp lý. Bởi lẽ, một bản báo cáo xét nghiệm ADN chính thức phải có chữ ký và con dấu của cơ quan chức năng, trong khi bản báo cáo này lại không có.
Bên cạnh đó, các cơ quan xét nghiệm ADN chuyên nghiệp cũng cho biết, để có được kết quả xét nghiệm chính xác, bố mẹ anh Trịnh Viễn Bình và cô Cát Lệ phải cùng đưa bé đi xét nghiệm.
Thế nhưng, khi kết quả xét nghiệm ADN lần 2 được công bố, tất cả mọi người đã chết lặng. Cậu bé không mang dòng máu của gia đình họ Trịnh. Cô Cát Lệ bật khóc nức nở, còn gia đình họ Trịnh thì vô cùng phẫn nộ.
Dưới áp lực từ mọi người xung quanh, Cát Lệ đành phải nói ra sự thật. Thì ra, trước khi quen anh Trịnh Viễn Bình, cô ta đã mang thai. Trong lúc không biết phải làm sao, cô đã tìm đến anh Trịnh - một người hiền lành, chất phác. Chính vì vậy mới dẫn đến những chuyện ồn ào sau này.
Quá thông minh: Bị lạc ông nội, bé gái chạy vào cây ATM làm 1 hành động để tự cứu mình, ai nấy đều khen ngợi Không phải đứa trẻ nào cũng nghĩ ra được cách ứng phó này. Nhiều cha mẹ thường ít chú trọng đến ý thức an toàn và dạy con kỹ năng tự cứu mình trong trường hợp khẩn cấp, trong khi đây thực sự là điều đáng lưu ý. Mới đây, một câu chuyện về bé gái đi lạc ở Chiết Giang (Trung Quốc)...