TA focus (phiên 31/10): Mua CTG và bắt đáy POW
Cho dù xác suất chiến thắng sẽ được cải thiện đáng kể, nhưng lựa chọn đúng đắn mã cổ phiếu vẫn là mấu chốt quyết định sự hiệu quả các giao dịch nương theo xu hướng tăng của VN-Index.
Kết phiên giao dịch ngày 30/10/2019, VN-Index chốt ở 1.000,89 điểm, tăng 5,02 điểm ( 0,5%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 160 triệu đơn vị, giá trị 3.119 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
Chart Daily
Chỉ số tăng khá tốt trong 1 phiên giao dịch sôi động và mang lại nhiều ý nghĩa nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Trên đồ thị, VN-Index đã break qua ngưỡng kháng cự (Trendline nối 2 đỉnh 1.024,68 và 1.014,51) mà lần trước (phiên 30/9) chỉ số đã không thể vượt qua. Đây là một trong những tín hiệu đẹp được ghi nhận theo lý thuyết. Nó phản ánh kỳ vọng của thị trường có lẽ đã thay đổi mạnh, tích cực hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.
Mặc dù vậy, đỉnh cũ gần nhất tầm 1.004,17 VN-Index chưa vượt qua, cộng với khối lượng phiên break không quá nổi bật, thì đương nhiên vẫn tiềm ẩn những bất trắc nhất định.
Nếu quan sát kỹ sự vận động của VN-Index thì rõ ràng về cuối phiên áp lực chốt lời cũng làm nhiều nhà đầu tư toát mồ hôi, thiếu chút nữa VN-Index đã không giữ được mốc 1.000 điểm
Rất dễ thấy thị trường tăng ấn tượng chủ yếu có sự đồng thuận của nhiều mã trụ cột, tuy nhiên nếu những phiên tới, sự đồng thuận này không còn thì liệu dòng tiền có đủ mạnh để giúp đà tăng lan rộng giúp thị trường không phải phụ thuộc quá nhiều vào một vài cái tên quen thuộc vẫn là câu hỏi khó.
Nhìn vào các Indicator thì ngoại trừ Stoch đang ở vùng quá mua có chút cảnh báo, còn lại đa số khá đẹp. Cửa chỉ số tăng tiếp vẫn sáng xét trong bối cảnh hiện tại.
Với hệ thống Ichimoku, đường Tenkan đã chính thức cắt lên Kijun mang đến nhiều tín hiệu lạc quan. Trong khi đường Chikou Span cũng đã vượt lên đường giá thì các đường Span A và Span B cũng vận động rất tích cực ủng hộ nhịp tăng của Vn-Index.
Video đang HOT
Tóm lại, tâm lý đang lên khi điểm nghẽn 1.000 đã được giải quyết, thị trường đang chớm bước vào 1 giai đoạn mới hứa hẹn nhiều cơ hội tuyệt vời cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải cổ phiếu nào cũng được hưởng lợi từ sự đột phá tích cực của thị trường.
Cho dù xác suất chiến thắng sẽ được cải thiện đáng kể, nhưng lựa chọn đúng đắn mã cổ phiếu vẫn là mấu chốt quyết định sự hiệu quả các giao dịch nương theo xu hướng tăng của VN-Index.
Một vài mã cổ phiếu cần quan tâm theo phân tích kỹ thuật nhà đầu tư có thể tham khảo
CTG(22 , 15)
CTG đang trong giai đoạn phục hồi từ đáy tầm 19,7, tính đến nay thì cổ phiếu này mới phục hồi khoảng hơn 10%. Nhưng xu hướng lên với đỉnh đáy sau cao hơn khá chắc chắn. Mặc dù CTG đang đi vào vùng kháng cự rất mạnh từ 22,15 – 22,45 nhưng đổi lại chart Weekly của CTG là tương đối đẹp. Có thể mua vào CTG từ tầm giá này cho đến khi CTG quay lại test MA20 và chấp nhận cắt lỗ khi CTG rơi khỏi đáy kênh là chấp nhận được. Trong trường hợp CTG vượt qua khu vực kháng cự này thì có thể tùy tình hình mua thêm với mục tiêu tầm 24 -25 là khá thuyết phục
Ngoài CTG nhà đầu tư có thể xem xét bắt đáy POW cũng là lựa chọn hợp lý ở giai đoạn này.
Hải Đăng/Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật, TVSI Ngọc Khánh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
TA focus (phiên 12/8): Lướt sóng không dễ
Tuần này lại có thêm tình huống gây thêm rắc rối cho VN-Index đó là tuần ngày chốt hợp đồng phái sinh tháng 8.
Kết phiên giao dịch ngày 9/8/2019, VN-Index chốt ở 974,34 điểm, giảm 0,9 điểm (-0,09%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 134 triệu đơn vị, giá trị 2.910 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
Phiên giảm điểm nhẹ cuối tuần đã làm động lực tăng của VN-Index có phần suy yếu, không còn sôi động như phiên tăng mạnh trước đó. Chỉ số dao động giằng co và thiếu thuyệt phục vì một vài dòng dẫn dắt không thể hiện được nhiều, cộng thêm thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng.
Áp lực của bên bán hóa ra vẫn thắng bên mua, tuy không quá quyết liệt, nhưng vẫn đủ để để gây khó dễ cho chỉ số.
Thực tế, tiền vẫn tập trung vào những mã hiện đang lội ngược dòng rất xuất sắc kiểu như MWG, FPT..., ngoài ra thì không có cái tên nào đủ gây ấn tượng trong phiên giao dịch.
Chart Daily
Như vậy, khu vực kháng cự 980-983 đang là vấn đề lớn với VN-Index. Chỉ đạt tới 978,69 rồi quay đầu đã cho thấy áp lực chốt lời ngắn hạn là đủ mạnh để chặn được đà tăng của chỉ số.
Trên đồ thị đường MA10 đã cắt xuống MA20 đang là tín hiệu giao cắt rất tiêu cực. Có thể thấy rõ suốt từ đỉnh tháng 4 năm 2018 đến giờ, cứ mỗi lần MA10 cắt xuống MA20 thì nguy cơ nhịp tăng kết thúc có xác suất tương đối cao. Điều này gợi ý lịch sử có thể sẽ tiếp tục lặp lại, nhất là ở giai đoạn hiện tại.
Do vậy, trong những phiên tới, nếu VN-Index không nhanh chóng lấy lại được khu vực 980 -983 điểm để phủ nhận điểm giao cắt trên thì hoàn toàn có cơ sở tin tưởng rằng nhịp tăng đã chính thức kết thúc.
Một vài chỉ báo như RSI, MACD cũng vẫn thế, chưa có gì đột biến, chỉ mỗi đường Stochastick có giao cắt ở vùng quá bán, ngoài ra cũng không có gì quá nổi bật.
Với hệ thống Ichimoku, cả đường Tenkan và Kijun hiện tại đang có giá trị bằng nhau (980,58) và cùng đóng vai trò là ngưỡng kháng cự rất khó chịu. Nếu VN-Index không vượt qua được khu vực này thì càng rõ là xu hướng tăng đã chấm dứt. Như vậy, Tenkan sẽ chính thức cắt xuống đường Kijun cho tín hiệu rất tệ.
Trong khi đó, đám mây phía trước đang rất mỏng, khiến khu vực hỗ trợ được thiết lập quá mong manh. Vì thế, giá có thể xuyên thủng ngay hỗ trợ này và xác nhận vị thế mới, hoàn toàn ở bên dưới đám mây.
Tổng hợp lại, trong ngắn hạn khu vực kháng cự vẫn là 980-983 điểm trong khi khu vực hỗ trợ vẫn là quanh khu vực 965 điểm.
Chart 1hour
Ở khung thời gian ngắn này, liệu VN-Index có đi theo kênh song song như được vẽ? Nếu vẫn thiết lập các đỉnh đáy sau cao hơn thì rõ ràng, nhịp tăng sẽ vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, có thể thấy rõ 2 thanh Bar cuối của ngày 9/8 phản ánh áp lực chốt lời về cuối phiên đã làm chỉ số mất điểm nhẹ.
Trong khi đó, đường Stochastic đã có dấu hiệu giao cắt tiêu cực ở vùng quá mua cũng báo hiệu không mấy khả quan. Nhìn chung, phiên sáng 12/8 cửa tiếp tục điều chỉnh của VN-Index là khá cao.
Tóm lại, một phiên điều chỉnh nhẹ khi chuẩn bị gặp ngưỡng kháng cự mạnh thì cũng không có gì quá ghê gớm, nhưng tuần này lại là tuần có ngày chốt hợp đồng phái sinh tháng 8 (15/8). Mặc dù đã khá quen thuộc với sự kiện này, nhưng tâm lý nhà đầu tư phần lớn cũng vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều, vì vậy, lại có thêm tình huống gây thêm rắc rối cho VN-Index.
Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài khác cũng đang tiếp tục gây bất lợi cho chỉ số. Do vậy, thị trường đang rất khó lường, cũng đồng nghĩa với lướt sóng không dễ. Khả năng xuống mạnh không nhiều, mà lên mạnh cũng it. Rất có thể sẽ chỉ là những phiên lình xình, trồi sụt và phân hóa trước khi xuất hiện cú huých thực sự mạnh, thay đổi cơ bản kỳ vọng của thị trường.
Hải Đăng, Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật, TVSI Ngọc Khánh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Góc nhìn kỹ thuật phiên 3/10: Rủi ro giảm điểm sâu là không quá lớn Các chỉ báo MACD, Chaikin Money Flow và RSI cũng đều giảm nhưng vẫn chưa phát đi tín hiệu bán, do vậy rủi ro chỉ báo giảm điểm sâu là không quá lớn. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 3/10. CTCK Phú Hưng -...