TA focus (phiên 17/9): Sẽ có chút áp lực từ động lực thoát hàng ngắn hạn
Các chỉ báo chủ chốt đang khá đẹp và kỳ vọng lạc quan vào thị trường chưa có gì thay đổi, nhưng nhiều khả năng VN-Index sẽ điều chỉnh nhẹ, tích lũy quanh vùng 985-990, chờ đợi, xây dựng nền giá chắc chắn ở khu vực này để nhịp tăng được bền vững.
Kết phiên giao dịch ngày 16/9/2019, VN-Index chốt ở 989,86 điểm, tăng 2,64 điểm ( 0,27%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 138 triệu đơn vị, giá trị 2.994 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
VN-Index tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp mặc dù dòng ngân hàng phiên 16/9 rõ ràng bị chốt lời khá mạnh. Tuy giá giảm không nhiều, nhưng gánh nặng đè lên chỉ số là không ít. Rất may, thị trường còn có nhiều Bluechips khác vẫn có màn thể hiện cực kỳ ấn tượng, đủ để gánh vác điểm số cho VN-Index. Điển hình trong số đó là các mã như VJC, GAS…
Thực tế thì tâm lý nhà đầu tư không quá xáo trộn bởi các động thái chốt lời này, vì giao dịch diễn ra vẫn sôi động ở nhiều nhóm ngành khác và quan trọng nhất là thanh khoản tụt không quá sâu.
Quan sát kỹ khi chỉ số ở vùng cao nhất ngày tầm 992,60 thì thấy khối lượng khớp lệnh giảm hẳn, cũng dễ hiểu khi giá đi vào vùng kháng cự mạnh sẽ kích thích bên cầm hàng “xuống tay”, cụ thể hóa lợi nhuận. Trong khi bên mua lại không quá quyết liệt, chỉ giám mua đuổi giá có kiểm soát khiến VN-Index khó tăng mạnh như phiên cuối tuần trước.
Chart Daily
Trên đồ thị, VN-Index đang tiệm cận khu vực kháng cự mạnh 994-995 điểm.Tổng thể thì cả phiên, bên mua vẫn chiếm ưu thế, nhưng bên bán rõ ràng mạnh hơn ở khu vực trên 990 điểm. Đáng lo ngại hiện tại là đường trendline xuống nối 2 đỉnh gần nhất thiết lập một ngưỡng kháng cự trông không hề đơn giản. Trước mắt thì VN-Index chưa vượt qua được ngay, nhưng thời gian tới, có thể tin rằng trendline này khó mà ngăn được chỉ số break qua.
Các tín hiệu phát ra từ MACD khá tích cực khi chỉ báo này đã chính thức cắt lên đường Signal và không còn nằm dưới ngưỡng 0 nữa. Stoch vẫn tốt và chỉ báo khối lượng OBV cũng đã phục hồi trở lại hỗ trợ cho nhịp tăng của VN-Index. Mặt khác, RSI cũng tiếp tục hướng đến mốc cao hơn khẳng định động lượng tăng của thị trường vẫn chưa hề suy giảm.
Với hệ thống Ichimoku, biến động giá tích cực đương nhiên củng cố thêm nhiều tín hiệu phát ra từ chỉ báo. Duy chỉ có đường Tenkan và Kijun vẫn chưa vượt lên hẳn đám mây đang là tín hiệu chưa được hoản hảo, ngoài ra hệ thống này vẫn chưa xuất hiện cảnh báo nào phủ nhận nhịp tăng của chỉ số.
Video đang HOT
Chart 1hour
Ở khung thời gian này, giá đang tích lũy trong Gap được tạo trước đó, mặt khác giá đang có xu hướng di chuyển quay lại test đường trend lên và Stochastic đang có dấu hiệu đi xuống ngưỡng 80, cho nên thị trường rất có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong 1 vài giờ tới.
Tóm lại, các chỉ báo chủ chốt đang khá đẹp và kỳ vọng lạc quan vào thị trường chưa có gì thay đổi, nhưng nhiều khả năng VN-Index sẽ điều chỉnh nhẹ, tích lũy quanh vùng 985-990, chờ đợi, xây dựng nền giá chắc chắn ở khu vực này để nhịp tăng được bền vững.
Mặt khác, động lực thoát hàng ngắn hạn của một bộ phận nhà đầu tư muốn đứng ngoài trước các sự kiện quan trọng cuối tuần này cũng đang là một ẩn số, hứa hẹn gây chút áp lực lên VN-Index. Và cuối cùng, chỉ số có lẽ sẽ test lại cầu ở những kháng cự mạnh vừa vượt qua để lôi kéo thêm dòng tiền mới, xoay vòng tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường.
Hải Đăng, Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật, TVSI Ngọc Khánh
Theo tinnhanhchungkhoan
Phiên sáng 9/7: Chưa thể trở lại
Sau phiên giảm khá sâu hôm qua (8/7), tâm lý thận trọng trở lại đối với nhóm cổ phiếu bluechip đã khiến chỉ số VN-Index tiếp tục gặp khó trong phiên sáng nay (9/7).
Trong phiên hôm qua, áp lực bán xuất hiện ngay từ sớm tại nhóm bluechip khiến VN-Index nhanh chóng giảm sâu
Sau giờ nghỉ trưa, những nỗ lực cứu vãn ngưỡng kháng cự 970 bất thành, bên nắm giữ mất kiên nhẫn và tung ra lượng hàng lớn khiến VN-Index tiếp tục rơi.
Lực cầu bắt đáy nhập cuộc sau đó xuất hiện, nhưng không mạnh cùng áp lực bán chờ trực đã khiến VN-Index suýt đánh mất ngưỡng hỗ trợ 965 điểm khi đóng cửa.
Mặc dù vậy, MBS nhận định khu vực phía trên là ngưỡng cản kỹ thuật Fibonacci và đường giảm giá kéo dài từ tháng 3. Khu vực phía dưới là hỗ trợ gần xung quanh ngưỡng 960 điểm. Do vậy các phiên tăng giảm trong khu vực này là bình thường, giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T .
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 9/7, sự chú ý không còn đổ về nhóm bluechip, mà lại hướng đến nhóm cổ phiếu thị trường, khi dòng tiền hướng đến HAG, SJF, HQC.
Trong đó, HAG sau thông tin muốn bán 60 triệu cổ phiếu tại công ty con là HNG đã có thời điểm tăng gần 3,5%; SJF tiếp nối chuỗi tăng trần từ sớm, nhưng áp lực chốt lời ngay sau đó đã khiến mã này chao đảo mạnh.
Một số cổ phiếu khác cũng đáng chú ý là sắc tím tại HUB, ITC, ITD, NVT, và đặc biệt là PGI, khi bất ngờ có thanh khoản đột biến với hơn 2 triệu đơn vị khớp lệnh, và vọt hơn 4,5%.
Thông tin gần nhất đến giao dịch cổ phiếu PGI là việc Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR) đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 3,22 triệu cổ phiếu PGI, tỷ lệ 3,64% từ ngày 02/7 đến 30/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Về diễn biến chỉ số, do bị bán mạnh trong phiên hôm qua, sự thận trọng đã trở lại đối với nhóm cổ phiếu bluechip, khiến nhóm này đa số giảm, nhưng mức giảm chỉ nằm trong biên độ hẹp, trong khi một số lấy lại thăng bằng như VIC, VHM đã khiến VN-Index biến độ khá mạnh quanh ngưỡng 963 -965 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Sau nửa đầu phiên, VN-Index có thêm một lần vượt lên trên tham chiếu, tuy vậy, sự ảm đạm nhóm cổ phiếu lớn, bluechip đã thêm một lần dễ đang đẩy chỉ số xuống sắc đỏ và tạm kết phiên ở dưới 965 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 117 mã tăng và 153 mã giảm, VN-Index giảm 1,42 điểm (-0,15%), xuống 964,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 93,68 triệu đơn vị, giá trị 2.539,45 tỷ đồng, tương đương về khối lượng nhưng tăng 54% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 23,2 triệu đơn vị, giá trị 1.176 tỷ đồng, trong đó, chiếm phần lớn là gần 823 tỷ đồng của hơn 6,71 triệu cổ phiếu VNM.
Nhóm cổ phiếu ảnh hưởng lớn đến chỉ số phân hóa, với biên độ tăng/giảm thấp như VIC -0,3% xuống 115.700 đồng; VCB -0,4% xuống 71.000 đồng; SAB -0,4% xuống 280.000 đồng; MSN -0,6% xuống 84.000 đồng; VNM -0,4% xuống 123.700 đồng.
Trong khi VHM 0,2% lên 83.200 đồng; GAS 0,1% lên 103.100 đồng; BID 0,2% lên 32.600 đồng; CTG 0,2% lên 20.950 đồng, và VRE tăng tốt nhất khi 1,5% lên 20.950 đồng.
Các bluechip khác còn tăng điểm chỉ còn BVH, MWG, FPT, REE, CTD, nhưng chỉ là xanh nhạt. Tương tự, các mã giảm cũng chỉ ở mức thấp như VJC -0,3%; HVN -0,2%; HPG -0,7%; VPB -0,5%; MBB -0,2%...Đáng kể nhất là ROS, khi mất 1,2% xuống 29.050 đồng; CII -2,5% xuống 21.450 đồng; SBT -2% xuống 16.800 đồng.
Thanh khoản cao nhất vẫn là cái tên quen thuộc ROS với hơn 4,5 triệu đơn vị khớp lệnh; HPG có 2,84 triệu đơn vị; VRE, CTG, TCB, MBB có từ 1 triệu đến 1,88 triệu đơn vị.
Trên bảng điện tử, các mã HAQ, SJF, HQC, AAA và PGI, và thêm VGC, HNG, DLG ở nửa sau của phiên vẫn thu hút dòng tiền nhất và đồng loạt tăng.
Trong đó, PGI và SJF đánh mất sắc tím, nhưng chốt phiên vẫn lần lượt tăng 2,3% và 3,3%, khớp lệnh PGI có 2,67 triệu đơn vị; SJF có 4,71 triệu đơn vị.
VGC 2,4% lên 21.100 đồng, khớp lệnh đột biến với hơn 1,55 triệu đơn vị.
HAG dẫn đầu thanh khoản HOSE với hơn 5,67 triệu đơn vị, tăng 2,4% lên 5.620 đồng; người anh em HNG 0,5% lên 18.800 đồng, khớp hơn 0,8 triệu đơn vị.
Một số cổ phiếu khác đáng chú ý là HUB, ITC, ITD, NVT, QBS, khi đồng loạt tăng kịch trần, cùng YEG 3,3%; SRC 3%; CVT 2,3%...hay ngược lại, VPI -2,3%; FRT -2,1%; LMH -2,7%...
Trên sàn HNX, diễn biến tích cực hơn, mặc dù chớm đỏ khi mở cửa, nhưng chỉ số HNX-Index đã nhanh chóng hồi phục và kết phiên tăng khá tích cực nhờ một số cổ phiếu lớn nới đà đi lên.
Cụ thể, cổ phiếu lớn nhất sàn là ACB 2,4% lên 29.700 đồng. Ngoài ra, PVS 0,4% lên 23.400 đồng; VCS 1,8% lên 69.200 đồng; DBC 3,2% lên 22.700 đồng; CEO 1% lên 10.200 đồng; TNG 0,9% lên 21.600 đồng.
Trong khi giảm điểm đáng kể chỉ còn VCG -1,1% xuống 26.100 đồng; MBS -1,4% xuống 14.300 đồng, cùng kém tích cực như SHB đứng tham chiếu.
Khớp lệnh cao nhất sàn là ACB với 2,32 triệu đơn vị, bỏ xa vị trí thứ 2 là PVS với chỉ 0,97 triệu đơn vị.
Phiên hôm nay, cổ phiếu HHP bất ngờ có thanh khoản gia tăng mạnh với hơn 715.000 đơn vị khớp lệnh, tăng mạnh 5,2% lên 18.300 đồng.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 40 mã tăng và 36 mã giảm, HNX-Index tăng 1,02 điểm ( 0,98%), lên 104,83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,87 triệu đơn vị, giá trị gần 183 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,72 triệu đơn vị, giá trị 41,7 tỷ đồng.
Trên UpCoM, cũng tương tự như trên sàn HNX, chỉ số UpCoM-Index giảm nhẹ khi mở cửa và cũng nhanh chóng phục hồi và đạt mức điểm cao nhất khi tạm kết phiên.
Mặc dù vậy, sự phân hóa khá rõ ràng với CTR, GVR, VGI, GEG, KOS giữ sự tích cực cho chỉ số, trong khi đó, BSR, MFS, MPC, QNS gây áp lực.
Khớp lệnh cao nhất là 2 mã CTR và GVR, lần lượt tăng 8,2% và 1,5%.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,39 điểm ( 0,7%), lên 56,07 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,64 triệu đơn vị, giá trị 92,83 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,28 triệu đơn vị, giá trị 49,5 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
TA focus (phiên 8/7): Cần quan tâm tới MBB và BVH Dễ thấy, suốt từ giữa tháng 3 đến giờ, các nhịp phục hồi của MBB là tương đối ngắn với biên độ không lớn. Hy vọng lần này, cùng với sự tích cực của thị trường chung, dấu hiệu break kênh sẽ giúp nhịp tăng của MBB đủ dài. Kết phiên giao dịch ngày 5/7/2019, VN-Index chốt ở 975,34 điểm, tăng 2,3 điểm...