T1 ‘tập tọe’ lập team Overwatch chuyên nghiệp
Tổ chức LMHT vĩ đại nhất lịch sử “lấn sân” sang Overwatch.
T1, tổ chức esports Hàn Quốc nổi tiếng, đang tuyển mộ các players và HLV cho mùa giải Overwatch Contenders (OWC) Hàn Quốc 2020 sắp tới – theo thông báo chính thức của tổ chức vào hôm 02/12 vừa qua.
T1 được tạo thành dưới mối quan hệ hợp tác giữa SK Telecom, tập đoàn viễn thông Hàn Quốc, và Comcast Spectacor, tập đoàn truyền thông Mỹ. Tổ chức này sẽ mua suất dự OWC của Fusion University – đội hình trẻ của Philadelphia Fusion, team đang tham dự Overwatch League (OWL).
Bất chấp thực tế Comcast là chủ sở hữu của Fusion nhưng từ các tweets của những cựu players và HLV cho thấy đây không chỉ đơn thuần là một màn đổi tên mà còn tái thiết cả bộ máy nhân sự.
Fusion University đã không thể duy trì được thành công đã có được từ OWC Bắc Mỹ sau khi chuyển sang Hàn Quốc ở nửa cuối mùa giải 2019. Kết quả là team đã sớm thất thế tại vòng play-off.
Nếu chưa biết, OWC là một hệ thống giải đấu chuyên nghiệp trải dài ở tám quốc gia & vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho các players tìm kiếm cơ hội thi đấu tại OWL. Ra đời từ năm 2017, mỗi giải đấu OWC sẽ có hai mùa mỗi năm bao gồm ba vòng đấu chính gồm Thử nghiệm, Vòng Bảng và Vòng Play-off.
Mới đây, một vài players của team đã được đôn lên OWL ở mùa giải 2020 và chỉ còn lại những tài năng chưa chín muồi hoặc chưa đủ tuổi vị thành niên. Không có bất cứ player hoặc HLV nào chuyển từ Fusion University sang chơi cho T1 ở mùa giải tới để tạo cơ hội cho ông chủ Comcast xây dựng lại đội hình mới.
T1 đang đăng tin chiêu mộ tất cả các vị trí trong đội hình cùng nhân sự cho ban huấn luyện. “ Khi chúng tôi bắt đầu xây dựng đội hình mới toanh, chúng tôi khuyến khích tất cả các HLV và players đang quan tâm trên toàn thế giới ứng tuyển“, trích lược thông báo của tổ chức.
Video đang HOT
T1 sẽ tiến hành các đợt phỏng vấn ở cả hai hình thức online/offline và những ai quan tâm đều sẽ phải đạt mức rank Grandmaster, với tối thiểu là 4,300 SR.
Hiện T1 đang tham gia nhiều bộ môn esports khác nhau gồm có StarCraft II, Dota 2, PlayerUnknown’s Battlegrounds,…nhưng chắc chắn thành công nhất phải kể tới League of Legends (LMHT) với ba chức vô địch thế giới – biến đây trở thành tổ chức thể thao điện tử thành công nhất lịch sử Riot Games.
OWC 2020 Season 1: Hàn Quốc sẽ khởi tranh vào đàu tháng 01 năm sau.
Báo chí Hàn Quốc phanh phui những bất công trong hợp đồng tiêu chuẩn của KeSPA - 'Tệ hơn cả Griffin'
Dường như vụ việc của Griffin là sự khởi đầu cho hàng loạt scandal của làng Esports Hàn Quốc. Hàn Quốc vốn được xem là thiên đường của thể thao điện tử khi khán giả ở đây thì cuồng nhiệt, cơ sở vật chất thì tốt và công tác tổ chức thì chuyên nghiệp.
Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của vấn đề, xét cho cùng thì các tựa game Esports và tuyển thủ chuyên nghiệp chỉ là công cụ kiếm tiền nền công nghiệp còn non trẻ này.
Esports đã phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn trên toàn cầu, không chỉ ở Hàn Quốc
Chính bởi Esports phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn, những rắc rối về mặt pháp lý sẽ kéo tới không sớm thì muộn mà thôi. Có vẻ như vụ lùm xùm của Griffin và tuyển thủ Kanavi đã châm ngòi cho tất cả khi mới đây, tờ Kookminilbo của Hàn Quốc đã công bố hợp đồng tiêu chuẩn của KeSPA, Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc. Nó là cơ sở hợp pháp và chính thống để các đội tuyển có thể dùng đó để xây dựng hợp đồng chi tiết của riêng họ.
Bài báo phanh phui những sự thật đen tối về bản hợp đồng nô lệ của KeSPA lấy làm tiêu chuẩn
Theo như tờ Kookminilbo công bố thì trong hợp đồng tiêu chuẩn đó, có rất nhiều điều khoản trong đó là cực kì vô lý và bất công với tuyển thủ, nhiều hơn so với những gì trong hợp đồng "nô lệ" của Griffin trước đó. Cụ thể:
Nếu việc ký hợp đồng hoàn thành, tổ chức chủ quản có quyền giao dịch tuyển thủ mà không cần sự đồng ý trước từ bản thân tuyển thủ đó.
Tuyển thủ không được ký lại hợp đồng với tổ chức vừa chuyển đi..
Tiền thưởng cho tuyển thủ hoàn toàn thuộc về công ty (tổ chức) và một phần tiền thưởng có thể được trả cho vận động viên theo tiêu chuẩn của công ty. Tiêu chí thanh toán sẽ được xác định theo quyết định riêng của công ty.
Lợi nhuận từ việc tham gia vào các sự kiện và quảng cáo hoàn toàn thuộc về công ty và một số khoản thu có thể được trả cho người chơi theo tiêu chí của công ty. Tiêu chuẩn thanh toán quyết định với quyền tự chủ của công ty.
Tất cả bản quyền hình ảnh và các loại bản quyền khác của tuyển thủ đều thuộc về công ty. Trong trường hợp người chơi tiếp xúc với truyền thông vì lý do cá nhân, người chơi phải tham khảo ý kiến trước với công ty.
Khi tuyển thủ không tuân theo các điều khoản hợp pháp của công ty trong quá trình đào tạo hoặc trong các giải đấu với những tuyển thủ khác, người đó tự mình phải sửa chữa hoặc chịu phạt theo yêu cầu của công ty. Trong trường hợp như vậy, tuyển thủ phải chịu trách nhiệm toàn bộ cho các thiệt hại và chi phí gây ra từ các lý do được quy cho tuyển thủ đó.
Cuộc sống của các tuyển thủ Esports tại Hàn Quốc không hề hào nhoáng như chúng ta tưởng tượng
Tóm lại thì bản hợp đồng tiêu chuẩn của KeSPA được miêu tả là một bản "slave contract" hay "hợp đồng nô lệ" đúng nghĩa, công ty hay tổ chức lấy mọi thứ, quyết định tất cả và tuyển thủ thì không được bảo vệ. Tệ hơn nữa, theo tờ Kookminilbo thì có tới 3 team thuộc giải LCK hiện tại dùng hợp đồng tiêu chuẩn này để xây dựng hợp đồng của mình và áp dụng thêm nhiều điều khoản bất công vào.
Điều này không chỉ diễn ra ở LMHT, rất nhiều tựa game khác như OverWatch, PUBG, Starcraft cũng rơi vào t tình trạng tương tự. Theo nhiều người mô tả thì bản hợp đồng của KeSPA đưa ra còn "tệ hơn cả hợp đồng của Griffin", thứ vốn bị lên án trước đó và dường như đây không chỉ là lùm xùm của riêng tổ chức Griffin nữa mà còn là scandal của toàn bộ ngành Esports Hàn Quốc.
Vụ lùm xùm của HLV cvMax với Griffin chỉ là khởi đầu cho hàng loạt scandal mà thôi
Ngay sau khi bài báo trên được công bố, Giám đốc của Gen.G - ông Lee Ji-hun - đã khẳng định trên twitter cá nhân rằng tổ chức Gen.G có hợp đồng hoàn toàn minh bạch và không có điều khoản bất công nào. Gen.G ngay lập tức gây được thiện cảm lớn với công chúng, bên cạnh đó thì sự việc vẫn còn chưa kết thúc, 3 team LCK với hợp đồng nô lệ kia vẫn còn đang trong vòng bí ẩn và được điều tra.
Giám đốc của Gen.G khẳng định sự trong sạch của mình giữa tâm bão scandal
Theo GameK
Cộng đồng Pháp muốn đưa hình ảnh thành viên qua đời của đội World Cup lên bản đồ Paris Jules 'SKy_y' Blanchot là thành viên của đội tuyển Pháp tại Overwatch World Cup dù anh đã nhiều năm phải chiến đấu với căn bệnh bạch cầu. Trong cuộc chiến của mình chống lại bệnh tật của mình, Jules đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và ủng hộ từ cộng đồng Overwatch cũng như đội tuyển Pháp. Đáng tiếc là anh...