Syria nóng với động thái nhiều bên
Thủ lĩnh phe đối lập Syria đã có phản ứng về những cuộc tấ.n côn.g gần đây của Israel, trong khi Mỹ cùng một số nước khác có động thái mới liên quan tình hình Syria.
AFP sáng qua (15.12) dẫn thông báo từ Tổ chức Giám sá.t nhâ.n quyền Syria cho hay Israel đã phóng 61 tên lửa vào các địa điểm quân sự của Syria trong tối 14.12. Tổ chức này ước tính Israel đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích vào các tài sản quân sự của Syria kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lực lượng quân sự đối lập do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lật đổ hôm 8.12.
Quân đội Israel cũng đã tiến vào vùng đệm do LHQ tuần tra, nơi phân cách lực lượng Israel và Syria trên Cao nguyên Golan. Phía Israel lập luận rằng họ hành động để tự vệ trước tình hình bất ổn chính trị ở Syria.
Lực lượng nắm quyền ở Syria kêu gọi thế giới giúp đỡ ngăn chặn Israel
Thủ lĩnh HTS lên tiếng
Trong khi đó, thủ lĩnh HTS Ahmad al-Sharaa, hiện được xem là lãnh đạo trên thực tế của Syria, cáo buộc Israel đang sử dụng những cái cớ giả dối để biện minh cho những cuộc tấ.n côn.g vào Syria, theo Reuters. “Israel rõ ràng đã vượt qua ranh giới giao chiến ở Syria, gây ra mối đ.e dọ.a leo thang vô cớ trong khu vực”, ông al-Sharaa nói trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng trên trang web của kênh Syria TV.
Thủ lĩnh al-Sharaa trong lần phát biểu tại Damascus vào ngày 8.12. ẢNH: REUTERS
Tuy nhiên, ông al-Sharaa nhấn mạnh: “Tình trạng kiệt sức do chiến tranh của Syria, sau nhiều năm xung đột và chiến tranh, không cho phép xảy ra những cuộc đối đầu mới. Ưu tiên ở giai đoạn hiện nay là tái thiết và ổn định, không bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp có thể dẫn đến sự tàn phá hơn nữa”.
Cũng trong ngày 14.12, thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem ở Li Băng thừa nhận sau khi chính quyền al-Assad bị lật đổ, Hezbollah đã mất tuyến tiếp tế quân sự qua ngả Syria. Ông Qassem cho biết thêm Hezbollah “không thể đán.h giá những lực lượng mới kiểm soát Damascus cho đến khi họ ổn định” và “có lập trường rõ ràng”, nhưng hy vọng chính quyền mới ở Syria sẽ không bình thường hóa quan hệ với Israel.
Đến chiều qua chưa có thông tin về phản ứng của Israel đối với phát ngôn của ông al-Sharaa. Trước đó, trang tin Axios dẫn lời 3 quan chức Israel tiết lộ rằng Israel và Jordan đã tiến hành cuộc đàm phán bí mật vào ngày 13.12 để phối hợp về tình hình Syria.
Nga liên lạc với ‘lực lượng mạnh nhất’ ở Syria
Mỹ liên lạc với HTS
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng các nhà ngoại giao từ Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và các nước Ả Rập ngày 14.12 đã có cuộc họp tại TP.Aqaba (Jordan) để bàn về tình hình Syria.
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, các nhà ngoại giao “khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn đối với người dân Syria tại thời điểm quan trọng này trong lịch sử của họ để xây dựng một tương lai hòa bình, an toàn và đầy hy vọng hơn”. Tuyên bố cũng kêu gọi một cuộc chuyển giao do người Syria lãnh đạo để tạo ra một chính phủ toàn diện, phi giáo phái và tôn trọng nhân quyền.
Cũng sau cuộc họp ở Jordan, ông Blinken cho hay phía Mỹ đã liên lạc trực tiếp với HTS, dù Washington đã đưa nhóm này danh sách khủn.g b.ố từ năm 2018, theo AFP. “Chúng tôi đã liên lạc với HTS và các bên khác”, ông Blinken nói với các phóng viên và cho biết thêm trong cuộc đối thoại với HTS, Mỹ cũng “chia sẻ các nguyên tắc” về Syria mà ông đã nêu ra một cách công khai.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở lại đại sứ quán tại Damascus ngày 14.12, hơn 12 năm sau khi phái bộ ngoại giao của Ankara đóng cửa do xung đột ở Syria. Ngoài ra, một nhà ngoại giao Qatar ngày 13.12 cho hay phái đoàn nước này dự kiến đến Syria vào ngày 15.12 để gặp các quan chức thuộc chính phủ chuyển tiếp và đàm phán về viện trợ cũng như việc mở lại đại sứ quán. Không giống các quốc gia Ả Rập khác, Qatar chưa bao giờ khôi phục quan hệ ngoại giao với chính quyền của ông al-Assad sau khi cắt đứt quan hệ vào năm 2011, theo AFP.
Israel tiếp tục không kích Gaza
Reuters hôm qua đưa tin các nhân viên y tế thông báo có ít nhất 22 người thiệ.t mạn.g trong những cuộc không kích của Israel ở Dải Gaza hôm 14.12. Trong đó có ít nhất 10 người chế.t do cuộc không kích gần tòa nhà chính quyền ở TP.Deir Al-Balah thuộc miền trung Gaza, nơi mọi người tập trung để nhận hàng cứu trợ.
Một nguồn tin của lực lượng Hamas khẳng định cuộc không kích trên cũng đã giế.t chế.t thị trưởng Deir Al-Balah là ông Diab Ali al-Jaru. Quân đội Israel lập luận ông al-Jaru là mục tiêu của cuộc không kích vì ông này đã hỗ trợ các thành viên Hamas.
Lý do Israel nhanh chóng kiểm soát ngọn núi cao nhất Syria
Israel đã không để lỡ thời cơ sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ để nhanh chóng không kích vào các vị trí quân sự của Syria, và đặc biệt, kiểm soát đỉnh núi cao nhất Syria.
Lý lẽ của Israel
Israel duy trì lực lượng tại vùng đệm với Syria ở Cao nguyên Golan chiến lược. Ảnh: THX/TTXVN
Sau khi Syria rơi vào chính biến, Israel đã không kích gần 500 mục tiêu quân sự của Syria, phá hủy nhiều kho vũ khí, chiến hạm của quốc gia láng giềng. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ước tính đã phá hủy 70-80% năng lực quân sự chiến lược của quân đội Syria dưới thời cựu Tổng thống Assad. Quân đội Israel gọi chiến dịch này là "Mũi tên Bashan", theo trong Kinh thánh của Cao nguyên Golan và khu vực miền Nam Syria.
Israel lo ngại rằng sau khi Tổng thống Assad bị lật đổ, vũ khí quân đội Syria có thể rơi vào tay các thế lực thù địch có thể đ.e dọ.a Tel Aviv, cũng như Hezbollah. Ngày 10/12, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhấn mạnh Israel sẽ tìm cách thiết lập quan hệ với chính quyền mới tại Syria, nhưng cũng không ngần ngại tấ.n côn.g đáp trả nếu có nguy hiểm với Tel Aviv.
Đó là lập luận của Israel khi tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự Syria, trong khi đó, đỉnh núi Hermon lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz ngày 13/12 đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị trước các tình trạng khắc nghiệt của đợt triển khai mùa Đông. Ông nêu bật: "Bởi diễn biến ở Syria, việc duy trì quyền kiểm soát của Israel đối với đỉnh núi Hermon là vô cùng quan trọng về mặt an ninh".
Vị trí chiến lược
Binh sĩ Israel được triển khai gần vùng đệm ở Cao nguyên Golan ngày 10/12. Ảnh: THX/TTXVN
Đỉnh núi Hermon cao 2.814 m, chỉ cách Damascus hơn 35 km, nó nằm trong vùng đệm ngăn cách lực lượng Israel và Syria trong 50 năm. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) thường tuần tra nơi này. Đây cũng là vị trí thường trực cao nhất của họ trên thế giới.
Giám đốc Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem (JISS) - ông Efraim Inbar nhận định: "Đây là nơi cao nhất trong khu vực, hướng về Liban, Syria, Israel. Nó cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược. Không có gì thay thế được những ngọn núi".
Trong một bài viết năm 2011, ông Inbar nhận xét: "Mọi người đôi khi nói rằng trong thời đại tên lửa, đất đai không quan trọng. Điều đó hoàn toàn không đúng". Ông Inbar đã phân tích nhiều về nhiều lợi thế mà núi Hermon mang lại. Ông cho rằng việc kiểm soát núi Hermon có thể tạo điều kiện cho giám sát điện tử sâu hơn vào lãnh thổ Syria, cung cấp cho Israel khả năng cảnh báo sớm trong trường hợp có cuộc tấ.n côn.g sắp xảy ra. Các giải pháp thay thế công nghệ tiên tiến như giám sát trên không, đơn giản là không thể so sánh được bởi chúng có thể b.ị bắ.n hạ bằng tên lửa phòng không và không mang theo được thiết bị hạng nặng.
Trong nhiều thập niên, Israel đã nắm giữ một số sườn thấp hơn của núi Hermon, và thậm chí còn điều hành một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở đó, nhưng đỉnh núi vẫn nằm trong lãnh thổ Syria.
Thủ tướng Netanyahu cũng nhấn mạnh rằng việc kiểm soát chỉ là tạm thời. Ông cho biết tiêu chí rút quân là một lực lượng Syria cam kết với thỏa thuận năm 1974, đảm bảo an ninh trên biên giới của hai quốc gia. Israel và Syria đã ký thỏa thuận rút quân năm 1974, được thiết kế để tạo ra một vùng đệm giữa lực lượng hai nước.
Không rõ khi nào có thể đạt được các tiêu chí đó. Nhưng ông Inbar cho biết liệu quân đội có rút quân hay không "là một quyết định chính trị" và họ rất muốn ở lại đó.
Bên cạnh đó, núi Hermon còn có vị trí đặc biệt khi giáp với Cao nguyên Golan từng là một phần lãnh thổ của Syria. Năm 1967, Israel chiếm phần lớn diện tích khu vực này trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Đến năm 1981, Israel sáp nhập Cao nguyên Golan. Cộng đồng quốc kế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không ghi nhận động thái sáp nhập đơn phương này. Trong khi đó, Syria yêu cầu Israel trả lại lãnh thổ. Syria cố gắng giành lại Cao nguyên Golan trong cuộc chiến Trung Đông năm 1973 nhưng không đạt được mục tiêu. Israel và Syria ký hiệp định đình chiến vào năm 1974. Năm 2000, hai nước tổ chức đàm phán cấp cao về khả năng trả lại Cao nguyên Golan và một thỏa thuận hòa bình. Nhưng cuộc đàm phán đã thất bại và những sự kiện tương tự sau đó cũng vậy.
Liên hợp quốc kêu gọi các bên giảm leo thang bạo lực tại Syria Ngày 12/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc về những động thái vi phạm gần đây và ngày càng lan rộng đối với chủ quyền cũng như toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đồng thời kêu gọi các bên giảm leo thang bạo lực trên khắp nước này. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres...