Syria không trả lời tối hậu thư
Ngày 26-11, Liên đoàn Ả Rập thảo luận các biện pháp trừng phạt Syria.
Ngày 25-11, tối hậu thư của Liên đoàn Ả Rập gửi cho Syria đã hết thời hạn. Tuy nhiên, Syria đã không trả lời.
Hôm trước đó, hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao của Liên đoàn Ả Rập tại Cairo (Ai Cập) đã ra tối hậu thư gia hạn cho Syria thêm 24 tiếng để ký nghị định thư xác định thể thức cho phép 500 quan sát viên của Liên đoàn Ả Rập thực hiện nhiệm vụ tại Syria, nếu không Syria sẽ bị trừng phạt kinh tế.
Các quan sát viên sẽ giữ nhiệm vụ đánh giá tình hình Syria trong bối cảnh biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu từ tháng 3. Syria đã chỉnh sửa và gửi lại dự thảo nghị định thư cho Liên đoàn Ả Rập nhưng bị từ chối.
Dự kiến ngày 26-11, các bộ trưởng Tài chính của Liên đoàn Ả Rập sẽ họp để quyết định các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm ngăn chặn các chuyến bay vào Syria, cấm giao dịch thương mại với chính phủ Syria trừ các giao dịch liên quan đến nhu yếu phẩm dành cho dân, cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương Syria, phong tỏa các quỹ tài chính của chính phủ Syria, cấm các quan chức Syria đi lại và ngừng tất cả dự án kinh tế của Liên đoàn Ả Rập tại Syria.
Video đang HOT
Biểu tình ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria ngày 24-11. Biểu ngữ ghi: “Nhân dân Syria thông báo với các bạn cái chết của Liên đoàn Ả Rập”. Ảnh: AP
Phản ứng trước vấn đề này, Bộ Ngoại giao Syria thông báo Syria đã trao đổi với tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập và hy vọng sẽ có phản hồi trong ngày 25-11.
Thông tấn xã SANA của Syria nhận định Liên đoàn Ả Rập đã trở thành công cụ của chính sách can thiệp nước ngoài nhằm gieo rắc hỗn loạn trong khu vực.
Trong các nước Ả Rập, Lebanon đã chính thức tuyên bố phản đối trừng phạt Syria. Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan là hai nước trong khu vực chính thức kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad ra đi.
Ngày 25-11, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố phản đối cấm vận hay gây sức ép và ủng hộ đàm phán giữa các bên ở Syria. Bộ Ngoại giao cũng yêu cầu Pháp làm rõ ý tưởng lập hành lang nhân đạo ở Syria như lời Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppé tuyên bố hôm trước đó.
Hội nghị các thứ trưởng Ngoại giao các nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm BRICS (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi) trong ngày 25-11 tại Moscow (Nga) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Syria tích cực đàm phán với các bên ở Syria. Thông cáo phản đối mọi hình thức can thiệp nước ngoài vào Syria đi ngược với hiến chương LHQ.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân tuyên bố để bảo đảm ổn định khu vực, xung đột ở Syria phải được giải quyết trong khuôn khổ các nước Ả Rập.
Các nhà lãnh đạo phe đối lập của Syria đang sống lưu vong tuyên bố không muốn thấy bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của quốc tế tại Syria. Đại tá Riyadh al-Asaad, chỉ huy Quân đội Syria tự do (ly khai khỏi quân đội chính phủ), không ủng hộ quân đội nước ngoài can thiệp vào Syria mà chỉ cần quốc tế giúp đỡ về hậu cần. Trước đó, ông kêu gọi quốc tế giúp đỡ lập vùng cấm bay, vùng đệm và tấn công các mục tiêu chiến lược ở Syria nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo PLTP
Syria không bao giờ cúi đầu!
Tổng thống Syria tuyên bố như vậy và tố cáo Liên đoàn Ả Rập, tổ chức vừa quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria, đang mở đường cho sự can thiệp của phương Tây
Các giới chức Liên đoàn Ả Rập hôm 20-11 đã tranh cãi về kế hoạch gửi quan sát viên đến Syria khi tổng thống nước này cảnh báo chống lại sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Anh Sunday Times, Tổng thống Syria Bashar al-Assad lưu ý bất cứ sự can thiệp quân sự nào chống lại đất nước ông sẽ dẫn đến hậu quả rất thảm khốc rằng Syria "sẽ không bao giờ cúi đầu" trước những đe dọa trừng phạt kinh tế vì điều mà họ cho là sự đàn áp của chính quyền đối với những người chống đối.
Những người ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad tập trung ở thủ đô Damascus hôm 20-11. Ảnh: CNN
Ông tố cáo Liên đoàn Ả Rập, tổ chức vừa quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria, đang lót đường cho sự can thiệp của phương Tây. "Nếu hiểu lý lẽ, chừng mực và có đầu óc thực tế, họ không nên làm điều đó bởi hậu quả là rất thảm khốc. Sự can thiệp quân sự sẽ gây bất ổn toàn bộ khu vực và tất cả các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng"- ông nói.
Trong khi đó, ngoại trưởng Syria Walid Moallem nói rằng Syria cần kiểm chứng kế hoạch gửi quan sát viên của Liên đoàn Ả Rập trước khi đưa ra quyết định thích hợp. Ông thúc giục Liên đoàn Ả Rập dành nhiều thời gian hơn để phát triển kế hoạch mà các ngoại trưởng trong khối đã chấp thuận tuần trước. "Nó đòi hỏi có sự điều nghiên cẩn thận, bởi lẽ mọi sự phân tích cho thấy một số phe nhóm Ả Rập muốn sử dụng Liên đoàn Ả Rập như một công cụ để đến với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc"- ông lưu ý.
Hôm 20-11, Liên đoàn Ả Rập xác nhận tổ chức này đã bác bỏ những thay đổi mà Syria đề nghị đưa vào kế hoạch. Liên đoàn nói trong một tuyên bố rằng đòi hỏi của Syria "chạm đến cái lõi của kế hoạch hòa bình Ả Rập" và về cơ bản sẽ thay đổi sứ mệnh của các quan sát viên.
Trước đó, hôm 16-11, các ngoại trưởng Liên đoàn Ả Rập cho Damascus 3 ngày để thực hiện một nghị định thư cho phép các quan sát viên vào Syria để xác minh liệu chính quyền nước này có áp dụng những biện pháp bảo vệ dân thường hay không. Đài CNN dẫn lời các giới chức từ Bộ Ngoại giao Ai Cập và Jordan nói các thành viên Liên đoàn Ả Rập sẽ gặp nhau lại vào ngày 24-11 tại Cairo (Ai Cập) để thảo luận tình hình Syria.
Ngoại trưởng Syria hôm 20-11 đã chỉ trích lập trường của Liên đoàn Ả Rập đối với Syria và lặp lại tuyên bố rằng các nhóm vũ trang, chứ không phải lực lượng an ninh của chính phủ, phải chịu trách nhiệm về các vụ bạo lực.
"Liên đoàn Ả Rập lờ đi sự có mặt của các nhóm vũ trang, các nhóm khủng bố giết hại người dân. Tôi muốn nói rằng dù thế nào đi nữa cũng sẽ không có nội chiến như họ cố bịa đặt. Nhân dân chúng tôi đủ ý thức để vượt qua sự chia rẽ như vậy"- ông Moallem nhấn mạnh.
Liên Hiệp Quốc nói hơn 3.500 người đã bị giết trong 8 tháng diễn ra bạo lực ở Syria. Tổng thống al-Assad nghi ngờ con số hàng ngàn dân thường thiệt mạng. Con số thực tế do văn phòng của ông đưa ra là 619 người. Ông nói với báo Sunday Times: "Xung đột sẽ tiếp tục, áp lực nhằm khuất phục Syria sẽ tiếp tục nhưng Syria sẽ không cúi đầu".
Theo Người Lao Động
Hành động chứ không than vãn Được nhật báo Times của Anh hỏi cảm thấy thế nào khi nhìn hình ảnh những đứa trẻ bị bắn, Tổng thống al-Assad nói: "Như bất cứ người dân Syria nào, khi thấy trẻ con đổ máu, dĩ nhiên tôi cảm thấy đau buồn, mỗi một giọt máu đổ khiến bản thân tôi lo âu. Nhưng là tổng thống, tôi phải hành động chứ không ngồi buồn rầu, than vãn. Vai trò của tôi là nghĩ về những biện pháp để không cho đổ máu nữa".
Syria rơi vào nội chiến Cuộc nổi dậy của quần chúng kéo dài tám tháng qua tại Syria ngày càng trở thành một cuộc nổi dậy vũ trang. Syria đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy của một cuộc nội chiến đẫm máu. Tổng thống Syria al-Assad vẫn có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội -Ảnh: Reuters Nguy cơ một cuộc nội chiến, như...