Syria cam kết tuân thủ thỏa thuận Nga-Mỹ
Syria đã hoan nghênh và cam kết tuân thủ thỏa thuận Nga – Mỹ về loại bỏ kho vũ khí hóa học của nước này, một ngày trước khi Tổng thư ký Liên hợp quốc công bố báo cáo chính thức về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria hôm 21/8.
Toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria sẽ bị tiêu hủy chậm nhất vào giữa năm sau.
Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zoubi đã đưa ra tuyên bố trên ngày hôm qua trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ITN của Vương quốc Anh.
“Syria sẽ thực thi thỏa thuận này khi văn kiện trở nên cụ thể hơn sau cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an LHQ”, ông Zoubi nhấn mạnh.
Trước đó, hôm 14/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã thông báo về một thỏa thuận tham vọng nhằm kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn kho vũ khí hóa học khổng lồ của Syria vào trước giữa năm 2014.
Thỏa thuận đạt được sau cuộc gặp kéo dài 3 ngày tại Geneva và đã giúp ngăn chặn thành công một cuộc tấn công cận kề của Mỹ nhằm vào Syria. Hầu hết các nước đã hoan nghênh thỏa thuận này, cho rằng đây là bước đi cần thiết tiến gần hơn tới một giải pháp chính trị cho Syria.
Tuy nhiên, thỏa thuận còn phải chờ được Hội đồng Bảo an thông qua trong phiên bỏ phiếu về nghị quyết liên quan đến Syria dự kiến diễn ra vào cuối tuần sau.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết nghị quyết mới về Syria sẽ bao gồm cả nội dung trừng phạt Damascus nếu nước này không tuân thủ các điều kiện và lịch trình đề ra trong thỏa thuận Nga – Mỹ. Cũng theo ông Hollande, giải pháp can thiệp quân sự đối với Syria vẫn cần phải được tính tới. Đây cũng là điều được đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ngày hôm qua khi ông muốn trấn an các đồng minh ở Trung Đông và gửi thông điệp cứng rắn tới Damascus chớ lợi dụng sự bảo vệ của Nga để câu giờ.
Video đang HOT
Trong tuyên bố mới nhất, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle đề xuất Đức sẽ giúp đỡ tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria bằng các đóng góp “tài chính hoặc kỹ thuật”. Trước đây, Berlin từng giúp đỡ tiêu hủy vũ khí hóa học ở Lybia và một vài nước khác.
Theo kế hoạch, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon sẽ công bố báo cáo chính thức về vũ khí hóa học ở Syria trong ngày hôm nay (16/9) để gây thêm sức ép với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Dự thảo báo cáo của nhóm điều tra trình lên Hội đồng Bảo an xác nhận chắc chắn vũ khí hóa học đã được sử dụng trong các vụ tấn công gần Damascus hôm 21/8, nhưng không chỉ đích danh bên tiến hành các vụ tấn công này.
Vũ Anh
Theo Dantri
Những điều chưa biết về sức mạnh vũ khí hạt nhân Triều Tiên
Tờ Guardian dẫn lời cơ quan nghiên cứu Mỹ nói hình ảnh vệ tinh cho thấy các lò sản xuất plutonium của Triều Tiên đã được khởi động lại.
Hình ảnh vệ tinh về tổ hợp hạt nhân Yongbyon
Trong bức ảnh vệ tinh chụp tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên ngày 31/8 cho thấy những vệt khói trắng bốc lên từ tòa nhà gần khu vực đặt tuabin.
Các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, Đại học Johns Hopkins nói đây có thể là dấu hiệu Triều Tiên đã khởi động lại nhà máy sản xuất nguyên liệu hạt nhân của họ.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng tin Reuters rằng ông tin lượng khói đó 'chứng tỏ Triều Tiên đã bắt đầu cho lò phản ứng hoạt động trở lại'.
Mối quan hệ từng căng thẳng của Triều Tiên và Hàn Quốc đã được cải thiện khi ngày 11/9 vừa quan, quan chức 2 nước đã đồng ý cho Khu công nghiệp chung Keasong đã bị đóng cửa từ tháng 4 hoạt động trở lại vào ngày 16/9 tới.
Cũng theo Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, công suất lò phản ứng của Triều Tiên có thể sản xuất khoảng 6kg plutonium chất lượng vũ khí hạt nhân mỗi năm. Cơ quan này cũng tin rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 34 - 36kg plutonium, đủ cho hơn 10 đầu đạn hạt nhân.
'Nắm đấm hạt nhân' Triều Tiên mạnh cỡ nào?
Sức hủy diệt của quân đội Triều Tiên chính là vũ khí hạt nhân, thế nhưng so với bên kia chiến tuyến, khi mà Mỹ tuyên bố che "ô hạt nhân" cho Hàn Quốc, ưu thế này giảm đi rõ rệt.
Bởi Triều Tiên chỉ mới sở hữu công nghệ hạt nhân, trong khi Mỹ đã thành công với thứ vũ khí hủy diệt này từ hàng chục năm trước.
Trong khi đó, đồng minh lớn nhất là Bắc Kinh lâu nay luôn tuyên bố về "sự trỗi dậy hòa bình", nên các chuyên gia quân sự tin rằng Trung Quốc sẽ không tham chiến với vũ khí hạt nhân.
Ảnh chụp từ vệ tinh về bãi thử hạt nhân của Triều Tiên
Trong điều kiện này, Triều Tiên buộc phải sử dụng những gì mình có mà không có sự chống lưng được cho là rất đáng kể của Trung Quốc - năng lực hạt nhân tạm coi là đủ sức tranh hùng với Mỹ.
Nếu kịch bản chiến tranh hạt nhân xảy ra, Triều Tiên dường như cũng không có lợi thế. Có thể Mỹ sẽ mất vài thành phố (trong điều kiện lý tưởng là tên lửa Triều Tiên vượt qua lá chắn phòng thủ Mỹ), thì lượng tên lửa hạt nhân chiến lược, chiến thuật của Mỹ quá thừa khả năng và cái cớ để hủy diệt toàn bộ Triều Tiên - quốc gia có diện tích không lớn.
Trên thực tế, lâu nay Triều Tiên bị cho là vẫn luôn dùng &'lá bài hạt nhân' để giành thế có lợi trong đàm phán với Mỹ.
Triều Tiên được cho là sở hữu tên lửa đạn đạo bắn tới Mỹ
Cũng giống như Syria, Pakistan, Lybia, Iran, hiện chưa có thông tin nào cụ thể về năng lực hạt nhân Triều Tiên, nhưng lá bài đó luôn là thứ có sức mạnh trên bàn đàm phán.
Hiện nay, Triều Tiên có rất nhiều cơ sở phục vụ và thử nghiệm hạt nhân như: cơ sở hạt nhân Yongbyon có lò phản ứng Taechon và nhà máy làm giàu uranium ở Pakchon ở ngay bên cạnh lò phản ứng Teachon; lò phản ứng Sinpo ở phía đông bắc của Triều Tiên; cơ sở nhiên liệu Sunchon ở rất gần thủ đô Bình Nhưỡng; cơ sở khai thác Uranium ở Pyongsan tỉnh Bắc Hwanghae bao gồm hai mỏ Uranium là Kumdongsan và Kumchon.
Theo Xahoi
Obama: Syria phải có hành động cụ thể và không được câu giờ Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ muốn nhìn thấy hành động cụ thể của Syria trong việc từ bỏ vũ khí hóa học và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện gần Syria cho tới khi mọi việc xong xuôi. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp nội các ở Nhà Trắng hôm 12/9/2013. Trong bài diễn văn hàng tuần...