SVĐ Emirates đã khiến Arsenal trả giá suốt 10 năm qua
Là một trong những CLB truyền thống bậc nhất nước Anh, nhưng việc xây dựng sân Emirates đã khiến Arsenal trải qua một chuỗi dài những tháng ngày không danh hiệu.
Trước đó, Pháo thủ đã sử dụng SVĐ Highbury làm sân thi đấu. Nhưng BLĐ đội bóng này đã quyết định xây một sân mới với sức chứa lên đến 60,000 chỗ ngồi, và chính thức được sử dụng vào năm 2006. Đó cũng là SVĐ được sử dụng cho đến hiện tại, sân Emirates.
Sân Emirates đã được 10 tuổi. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Đối chiếu với thành tích, thì chức vô địch nước Anh gần nhất của Arsenal là vào mùa giải 2003/2004. Ở thời điểm đó, đoàn quân của Arsene Wenger trải qua cả một mùa giải bất bại. Nhưng rồi kể từ đó, họ chỉ giành thêm 4 danh hiệu nữa, trong suốt 12 năm tính đến bây giờ.
Wenger từng được ca ngợi là người đã giúp Arsenal kiểm soát rất tốt số tiền nợ nần từ việc xây SVĐ. Tuy nhiên, để làm được điều đó, HLV người Pháp cùng với CLB thành London đã phải trả giá bằng những mùa giải trắng tay, cùng sự ra đi của rất nhiều trụ cột. Điển hình là Patrick Viera, thủ lĩnh một thời của Pháo thủ. Tiếp đó là những cầu thủ đến giờ vẫn không thể có cái tên nào thay thế xứng đáng, như Thierry Henry hay Robert Pires.
Trong những năm qua, HLV người Pháp luôn đặt niềm tin vào những tài năng trẻ. Trên thực tế, ông đã rất thành công ở mặt này. Rất nhiều những cái tên từ vô danh đã được đưa ra thị trường chuyển nhượng với giá hàng chục triệu Bảng, như Kolo Toure, Cesc Fabreagas,… Tuy nhiên, với khía cạnh bóng đá, Arsenal suốt 10 năm nay chưa bao giờ có được một thủ lĩnh thực sự. Những cầu thủ trẻ thi đấu rất hay, nhưng họ không đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để vượt qua những thời khắc quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao họ luôn thất bại vào những lúc đã tiến rất gần đến vinh quang.
Danh sách những cầu thủ ra đi khỏi Emirates vẫn còn rất dài. Có người là do Wenger chủ động bán, có người chủ động ra đi. Nhưng tất cả đều là hệ lụy của một quyết định từ mười mấy năm về trước.
Theo TTVN
Malaysia Airlines chia sẻ mã chuyến bay với Emirates
Sau khi cắt giảm một phần ba nhân công và dừng các đường bay không có lời, Malaysia Airlines đã thực hiện bước tiếp theo của quá trình tái cấu trúc bằng cách chia sẻ mã để khai thác 91 chuyến bay đường dài của đại gia hàng không Dubai Emirates tới châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Ấn Độ Dương và Trung Đông.
Một máy bay của hãng Malaysia Airlines - Ảnh: Reuters
Hãng hàng không quốc gia Malaysia dự kiến sẽ bán vé cho các chuyến bay mới từ đầu tháng 2.2016, theo Nikkei Asian Review. Đổi lại, Emirates, hãng hàng không lớn nhất thế giới về số lượng ghế ngồi trên máy bay, sẽ tham gia vào mạng lưới hàng không của Malaysia Airlines tại châu Á - Thái Bình Dương, nơi có hơn 300 chuyến bay xuất phát mỗi ngày.
Tờ Nikkei nhận định thỏa thuận này sẽ càng có lợi cho hãng hàng không Trung Đông khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào hoạt động trong tháng 1 và hạ thấp các rào cản thương mại, bao gồm cả lĩnh vực hàng không.
Thỏa thuận hợp tác với Emirates là một phần trong chương trình tái cấu trúc trị giá 1,4 tỉ USD mà Malaysia Airlines đang thực hiện để vực dậy doanh nghiệp sau thảm họa mất tích và rơi hai chiếc Boeing 777 vào năm 2014, khiến tổng cộng 537 người thiệt mạng.
Thùy Vi
Theo Thanhnien
Bên trong chiếc Airbus khổng lồ chở được cả thị trấn Chiếc Airbus A380 vừa được hãng Emirates ra mắt cuối tuần qua của có tới 615 chỗ ngồi, phá kỉ lục 538 chỗ của chiếc máy bay cùng loại thuộc hãng Air France, và trở thành chiếc máy bay nhiều chỗ ngồi nhất thế giới. Hãng hàng không của Dubai Emirates đã vừa cho ra mắt chiếc Airbus A380 615 hồi cuối tuần...