Suýt vỡ túi phình động mạch chủ bụng vì 10 năm không chữa huyết áp cao
Bị huyết áp cao nhưng bệnh nhân sử dụng thuốc không thường xuyên dẫn đến điều trị không hiệu quả.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết bệnh viện này đang điều trị cho ông N.V.Q (55 tuổi, Hải Phòng). Ông Q. nhập viện do đau ngực và đã được khám, chẩn đoán phình động mạch chủ bụng. Ngoài ra, nam bệnh nhân còn có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch nặng, đa bệnh lý: Sỏi thận, cột sống, gout, huyết áp cao.
Bị huyết áp cao 10 năm nhưng ông Q. sử dụng thuốc không thường xuyên dẫn đến việc điều trị không được hiệu quả.
Hiện tại, ông Q. được điều trị tại khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Qua theo dõi và kiểm tra toàn bộ hệ cơ quan trong cơ thể, kết quả ông Q. có tổn thương hẹp 60-70% 2/3 nhánh động mạch vành.
Chủ quan không sử dụng thuốc thường xuyên, ông Q. suýt vỡ túi phình động mạch chủ bụng. Ảnh: BVCC.
Một trường hợp khác là ông N.V.X. (68 tuổi, Vĩnh Phúc). Gần đây, ông X. đi khám chuyên khoa tiêu hoá tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vì cảm thấy đau bụng quanh rốn. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị phình hình thoi động mạch chủ bụng dưới thận.
ThS Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết người bệnh được chẩn đoán phình động mạch khi có sự phình khu trú động mạch với đường kính ngang lớn hơn 1,5 lần kích thước bình thường. Phình động mạch chủ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Phình tách hoặc vỡ động mạch.
Video đang HOT
Ngay khi nhập viện, chỉ số huyết áp đo được trung bình sau 3 lần của người bệnh là 150/90 mmHg. Ông X. được kết luận tăng huyết áp độ II.
Bên cạnh bệnh phình động mạch chủ bụng, khi siêu âm tim các bác sĩ phát hiện ông X. bị giãn động mạch chủ ngực – một hậu quả do căn bệnh tăng huyết áp gây ra.
Điều đáng nói, ông X. không tin mình bị tăng huyết áp bởi thường xuyên đo tại nhà và không ghi nhận sự bất thường.
ThS Khổng Tiến Bình cho biết thêm: “Lóc tách động mạch chủ ngực là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đặc biệt với lóc tách động mạch chủ type A, tỷ lệ tử vong tăng dần 1% sau mỗi giờ trong 48 giờ đầu, số còn lại sẽ phải bước vào cuộc phẫu thuật cấp cứu cưa xương ức mở ngực và thay đoạn động mạch chủ”.
Hai trường hợp này chỉ là một trong số rất nhiều người bệnh tăng huyết áp phải nhập viện do chủ quan, không điều trị triệt để bệnh.
7 dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua
Ngoài việc kiểm tra đường huyết thường xuyên, có một số dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết sớm tiền tiểu đường
Có thể ngăn chặn tiền tiểu đường diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 nếu bạn sớm nhận ra và hiểu rõ các nguy cơ gây bệnh. Người có mức đường huyết nhỉnh hơn bình thường nhưng chưa vượt ngưỡng thì được xếp vào giai đoạn tiền đái tháo đường.
Tuy nhiên, đây là dấu hiệu sớm có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 với tất cả các hậu quả tiêu cực về sức khỏe. Theo một số ước tính, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể rút ngắn 10 năm tuổi thọ của bạn.
Sau đây là một số dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua:
Huyết áp cao: Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì tăng huyết áp buộc tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Chính điều này khiến cơ thể khó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu. Tăng huyết áp và tiền tiểu đường khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, làm gia tăng đáng kể nguy cơ suy tim.
Mắt bị mờ: Cả tiền tiểu đường và tiểu đường đều có tác động đến thị giác. Khi lượng đường trong máu dao động mạnh từ cao xuống thấp, nó có thể khiến chất lỏng rò rỉ vào ống kính của mắt bạn. Điều đó xảy ra bởi vì cơ thể bạn đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào giúp loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này có thể là khiến mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và cuối cùng là hình ảnh bị mờ nhạt.
Các vấn đề về da: Đôi khi các vấn đề bên trong cơ thể lại biểu hiện ra bên ngoài. Tiền tiểu đường có thể gây ra các mảng sáng bóng, có vảy hoặc các mảng tối trên da do nồng độ insulin trong máu tăng lên. Tiền tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu thông máu, có thể gây ngứa ở tứ chi, đặc biệt là chân.
Bệnh Gout: Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ axit uric trong mô khớp. Nó khiến người bệnh đau đớn và cũng có thể báo hiệu tiền tiểu đường.
Đói không rõ nguyên nhân: Đường hay glucose, là nguồn nhiên liệu chúng ta cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi chúng ta nhận được quá nhiều, insulin được sản xuất bởi tuyến tụy sẽ không thể xử lý glucose hiệu quả, khiến lượng đường dư trong máu, không thể chuyển hóa thành năng lượng.
Kết quả là bạn có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn, bởi vì cơ thể bạn không nhận đủ những gì nó cần. Nếu điều này xảy ra tốt hơn là nên uống một ít nước để giúp loại bỏ đường thừa qua nước tiểu, tham gia tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể.
Luôn bị mệt mỏi: Lượng đường trong máu dư thừa có thể dẫn đến đói và kiệt sức. Khi cơ thể bạn không nhận được năng lượng cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ bữa, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém là hai yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với tiền tiểu đường.
Luôn khát nước: Luôn khát nước, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể báo hiệu tiền tiểu đường. Cơ thể của bạn đã bắt đầu làm việc chăm chỉ để loại bỏ glucose dư thừa trong máu, và một trong những cách đó là pha loãng máu và thải đường chưa qua xử lý qua nước tiểu. Để có được lượng nước đó, cơ thể bạn sẽ phải lấy từ các tế bào xung quanh, khiến chúng bị mất nước và bạn thường xuyên khát nước./.
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can,...