Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam vừa tiếp nhận và xử lý kịp thời một trường hợp bệnh nhân nữ, 54 tuổi, bị dị vật đường thở, nguy cơ tử vong cao.
Miếng thịt vịt được gắp ra thành công (Ảnh: BVCC).
Trưa cùng ngày nhập viện, bệnh nhân ăn thịt vịt và bị sặc, một miếng thịt vịt đã rơi vào họng. Sau đó, gia đình vội vàng đưa bệnh nhân vào trạm y tế địa phương rồi chuyển thẳng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Video đang HOT
Sau khi được chuyển vào Khoa Nội Tổng hợp, các bác sĩ đã lập tức kích hoạt quy trình báo động đỏ tiến hành nội soi phế quản lấy dị vật cấp cứu trong thời gian rất ngắn.
Bệnh nhân được ê kíp can thiệp gắp thành công nguyên một miếng thịt vịt kích thước 7×4 cm. Sau khi can thiệp xong, bệnh nhân hết tình trạng khó thở. Điều rất may mắn ở bệnh nhân này là mặc dù dị vật rất lớn nhưng không gây tắc hoàn toàn đường thở.
Qua ca cấp cứu này các bác sĩ khuyến cáo mọi người, nhất là trẻ em và người cao tuổi, phải rất cẩn thận trong quá trình ăn uống. Cần ăn chậm, nhai kỷ, tránh cười đùa trong lúc ăn uống để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi xảy ra sự cố cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng giải quyết kịp thời.
Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời cụ bà bị xương cá đâm xuyên ngang khí quản
Chiều 28/9, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên - Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa gắp thành công dị vật đường thở cho bệnh nhân lớn tuổi.
Đoạn xương cá dài 3cm nằm đâm 2 thành khí quản của cụ C.
Bác sĩ Tiên cho biết, sau khi ăn cơm với cá, cụ bà P.T.C. (85 tuổi, trú phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) nuốt đau dữ dội, không thể tiếp tục bữa ăn.
Cụ C. không nuốt được kể cả uống nước, kèm theo khó thở nên được người nhà đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam sáng 27/9.
Qua thăm khám, chụp CT cổ, ngực các bác sĩ vẫn không phát hiện dị vật, trong khi đó bệnh nhân ngày càng nuốt đau, không ăn uống được kèm theo khàn giọng, khó thở.
Bác sĩ Tiên nghi ngờ đây là một trường hợp dị vật rơi vào đường thở nên sau khi làm các xét nghiệm cần thiết bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu, gây mê nội soi tìm dị vật.
Tiến hành nội soi đường thở, ê-kíp đã phát hiện và gắp thành công dị vật là một đoạn xương cá dài 3cm nằm ngay dưới nắp thanh quản, 2 cạnh đâm xuyên ngang 2 bên thành khí quản.
"Dị vật đường thở ở bệnh nhân lớn tuổi thường rất hiếm gặp, khó phát hiện và nguy hiểm tính mạng. Hiện sức khỏe của cụ C. đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa Tai Mũi Họng", bác sĩ Tiên cho biết thêm.
Tai nạn trên... bàn ăn Đôi khi câu chuyện vui trên bàn ăn có thể kết thúc bằng một chuyến đi đến... bệnh viện Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) ,trong dịp cuối năm thường hay xảy ra tình trạng dị ứng thức ăn, vì những buổi tiệc thường có các món...
Tin mới nhất
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue
17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu
17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.
4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'
17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh
09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?
09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính
07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.