Suýt mất mạng vì ăn so biển
Trong bữa tối, ông C (61 tuổi) ăn so biển và có biểu hiện ngộ độc như cứng hàm, tê môi, lưỡi, khó thở, khó nói, vận động khó khăn nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy ( Quảng Ninh) cấp cứu.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), các bác sĩ vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho một trường hợp ngộ độc so biển nguy kịch.
Bệnh nhân là ông H.V.C (61 tuổi, trú tại TP Hạ Long) có ăn so biển trong bữa tối. Sau khi ăn, ông H.V C thấy cứng hàm, tê môi, tê lưỡi, bồn chồn, khó thở khó nói, vận động khó khăn nên được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.
Người đàn ông suýt mất mạng vì ăn con so biển.
Theo bệnh nhân chia sẻ, mặc dù biết con so biển có độc tính nhưng ông vẫn ăn bởi nhiều lần ăn con này mà không gặp vấn đề gì.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc so biển và nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử trí cấp cứu thải độc theo phác đồ, gồm giảm tiết, rửa dạ dày, cân bằng dịch điện giải.
Sau 24 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, các triệu chứng ngộ độc thuyên giảm.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, so biển chứa độc tố Tetrodotoxin cực mạnh, tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, độc tố này có nồng độ cao hơn. Ngoài so biển, độc tố Tetrodotoxin còn được tìm thấy trong cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông và một số loài ốc biển.
Bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: Tetrodotoxin có độc tính rất mạnh, bền vững với nhiệt, các biện pháp chế biến hiện nay không đảm bảo loại trừ hết nguy cơ gây ngộ độc. Độc tố gây ảnh hưởng chủ yếu đến thần kinh (đặc biệt là liệt), tim mạch và tiêu hóa. Chỉ với liều lượng nhỏ, Tetrodotoxin có thể gây tê môi, lưỡi, tay, chân, liệt cơ vận động và cơ hô hấp, giãn đồng tử, nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não, tổn thương thần kinh và tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bị hoại tử nặng vì trốn viện về nhà tự đắp thuốc nam chữa rắn cắn
Bệnh nhân sau khi bị rắn cắn đã đến bệnh viện địa phương để điều trị, tuy nhiên sau đó đã tự ý trốn viện về nhà đắp thuốc nam, khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng.
Thông tin từ Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây số ca nhập viện do rắn cắn tăng lên đáng kể, trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 7-10 bệnh nhân.
Điển hình như trường hợp của bệnh nhân G.A.D (nam, 61 tuổi; ở Bảo Lạc, Cao Bằng), ngày 14/5 nhập viện trong tình trạng tay trái có 2 vết như dấu răng, sưng nề hoại tử xung quanh khoảng 5cm; sưng nề lan lên cẳng tay trái, cánh tay và vai trái, bệnh nhân đau nhiều.
Bệnh nhân D bị hoại tử nặng tay trái. Ảnh: BVCC.
Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 18h ngày 11/5, bệnh nhân bị một con rắn màu xám đen cắn vào bàn tay trái. Sau khi cắn bệnh nhân đau nhiều, chảy máu ít. Bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương để điều trị, nhưng sau đó bệnh nhân trốn về nhà đắp thuốc nam. Sau 2 ngày đắp thuốc nam bệnh nhân đau nhiều, sưng nề lan lên cẳng tay trái, cánh tay trái và vai trái mới. Lúc này bệnh nhân mới tiếp tục vào bệnh viện địa phương điều trị.
Từ bệnh viện địa phương, bệnh nhân được chuyển đến Trung tân chống độc - BV Bạch Mai. Hiện tại bệnh nhân tiếp tục được chuyển qua Viện bỏng Quốc gia để điều trị.
Trước đó, ngày 13/5, Trung tân chống độc - BV Bạch Mai cũng tiếp nhận bệnh nhân H.T.Kh (nữ, 64 tuổi) bị rắn cắn khi đang nấu bữa tối cho gia đình.
Bệnh nhân Kh bị con rắn màu đen, cổ bành rộng cắn vào tay phải, đang được điều trị tại Trung Tâm chống độc - BV Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Mai.
Cụ thể, vào khoảng 19h ngày 12/5 khi bà Kh đang nấu cơm thì bất ngờ bị con rắn màu đen, cổ bành rộng cắn vào 1/3 trên mặt ngoài cánh tay phải. Sau khi bị cắn bà Kh đau nhiều, được người nhà lấy ngọn ớt và quả ớt đắp vào vết cắn sau đó đưa đến bệnh viện địa phương.
Từ bệnh viện địa phương, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Trung tâm chống độc của BV Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có 2 vết răng cách nhau 1,5cm tại 1/3 ngoài cẳng tay phải; xung quanh hoại tử khoảng 30cm2; rỉ dịch vàng; bệnh nhân đau nhiều.
Một trường hợp khác là bệnh nhân N.N.T (nam, 51 tuổi; ở Kim Bảng, Hà Nam) mới đây cũng phải vào Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai vì bị rắn cắn.
Bệnh nhân T cho biết, vào 6h sáng ngày 12/5 khi đang tập thể dục ở sân thì bất ngờ bị một con rắn màu xanh lục, đuôi đỏ cắn vào ngón trỏ tay phải. Lúc này bệnh nhân vội vàng rửa vết thương bằng nước sạch, sau đó đến bệnh viện địa phương để thăm khám. Từ bệnh viện địa phương bệnh nhân tiếp tục được đưa đến Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai để điều trị.
"Sau 5 ngày điều trị, đến hôm nay tay tôi đã bớt sưng và bớt đau. Rất cảm ơn các y bác sĩ của Trụng tâm chống độc - Bv Bạch Mai đã tận tình điều trị cho tôi", bệnh nhân T chia sẻ.
Sau 5 ngày điều trị tại Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai, tay của anh Thông đã đỡ đau, đỡ sưng. Ảnh: Quỳnh Mai.
Tuyệt đối không tin thầy lang, tự ý dùng thuốc nam hay làm mẹo để chữa rắn cắn
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, Ths.Bs Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, Trung tâm tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn cắn. Nguyên nhân chủ yếu là do thời điểm hiện tại đang vào mùa rắn hoạt động mạnh, thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt...
Cũng theo Ths.Bs Đỗ Tuấn Anh, nếu không may bị rắn độc cắn có thể gây tử vong, thường là suy hô hấp do liệt cơ. Các loại rắn gây liệt thường là rắn cạp nong, cạp nia, hổ chúa, một số trường hợp là rắn hổ mang, rắn biển...
"Nọc độc của rắn từ vị trí cắn về tuần hoàn hệ thống chủ yếu theo con đường bạch huyết. Liệt cơ thường xuất hiện trong vòng 1 đến vài giờ sau khi bị cắn. Một số trường hợp vết cắn vào tĩnh mạch liệt rất nhanh ngay sau khi bị cắn. Bệnh nhân có thể bị liệt cơ, suy hô hấp và tử vong trên đường vận chuyển tới cơ sở y tế", Ths.Bs Đỗ Tuấn Anh thông tin.
Ths.Bs Đỗ Tuấn Anh hướng dẫn, nếu không may bị rắn cắn cần nhanh chóng bóp nặn máu và cọ rửa bằng nước trong vài phút. Sau đó bệnh nhân cần được băng ép bất động rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Khi vận chuyển bệnh nhân cần lưu ý, vùng bị cắn cần hạn chế vận động và để thấp hơn vị trí của tim.
"Khi bị rắn cắn tuyệt đối không tin vào thầy lang, không tự ý dùng lá thuốc, dùng hòn đá chữa rắn cắn, trích rạch, gây điện giật hay chữa bằng mẹo,... Điều này hết sức nguy hiểm, có thể làm tình trạng bệnh nhân thêm trầm trọng như hoại tử mức độ tối đa, biến chứng nặng hoặc tử vong, khi đến các cơ sở y tế thì đã quá muộn", Ths.Bs Đỗ Tuấn Anh khuyến cáo.
Cụ bà lên cơn nhồi máu cơ tim cấp khi đang du lịch Hạ Long Đang trong kỳ nghỉ du lịch cùng gia đình tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), người phụ nữ (74 tuổi) lên cơn nhồi máu cơ tim cấp, được các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy cứu sống. Thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, vào đúng dịp lễ 30/4-1/5, các bác sĩ Khoa Tim mạch của bệnh viện...