Suýt chết vì tự ý mua thuốc điều trị đái tháo đường
Mắc bệnh tiểu đường nhưng nghe người quen mua thuốc gia truyền về sử dụng, người phụ nữ ở Đắk Lắk rơi vào tình trạng nguy kịch.
Hình minh họa.
Phát hiện bản thân mắc bệnh đái tháo đường type 2, bà L.Q.N. (trú tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã nhập viện điều trị. Tuy nhiên, khoảng 3 tháng gần đây, nghe người quen giới thiệu về một loại thuốc gia truyền kiểm soát đường huyết cấp tốc, nên bà quyết định không đến bệnh viện điều trị nữa mà chuyển sang mua và sử dụng loại thuốc không rõ nguồn gốc này.
Sau một thời gian dùng thuốc, bà thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ăn uống kém, sức khỏe ngày càng suy giảm dần. Đến khi rơi vào tình trạng nguy kịch, người nhà đã đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán bà bị suy hô hấp, tụt huyết áp, toan máu nặng, chỉ số acid lactic trong máu tăng cao.
Video đang HOT
Sau đó, các bác sĩ phải tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực, lọc máu loại bỏ bớt acid lactic ra khỏi cơ thể, bệnh nhân mới giữ được tính mạng.
Bác sĩ Cao Hữu Vinh, Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường ngày một tăng cao. Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2020, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.200 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị đái tháo đường. Trong đó, tại Khoa đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho không ít trường hợp bệnh nhân nguy kịch do tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Theo bác sĩ Cao Hữu Vinh, các loại thuốc bệnh nhân mua dùng là các loại thuốc không được Bộ Y tế cho phép lưu hành với thành phần, hàm lượng không rõ ràng. Có nhiều loại thuốc ngay cả các bác sĩ cũng không nắm được tác dụng thật sự của thuốc. Thế nhưng, rất nhiều bệnh nhân lại đổ xô đi mua và sử dụng dẫn đến việc tiền mất, tật mang, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Đáng nói, rất nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân đang kiểm soát đái tháo đường rất tốt, nhưng người bệnh lại tự ý bỏ việc điều trị, sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ Cao Hữu Vinh khuyến cáo: Hiện tại, chưa có loại thuốc nào, dù tây y hay y học cổ truyền có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn đối với bệnh đái tháo đường, do đó, những bệnh nhân đã mắc đái tháo đường cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc tiêm Insulin và thuốc uống. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám lại và điều chỉnh thuốc.
Đột quỵ vì kiêng cơm
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong cho người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Ảnh minh họa
Bà Trần Thị Hà (Lào Cai) được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ. Các bác sĩ xác định bà bị đột quỵ thể nhẹ do biến chứng của đái tháo đường nhiều năm. Nguyên nhân là do bà quá kiêng khem, một thời gian bỏ cơm, chuyển sang ăn khoai, miến, bánh mì để giảm đường máu.
Lời bàn: ThS.BS Đỗ Đình Tùng, BV ĐH Y HN cho biết, bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Tuy nhiên, các thức ăn là tinh bột, đường đều làm tăng đường, do đó trong các bữa ăn chính cần phải ăn vừa đủ khẩu phần chất bột, tránh ăn thừa tinh bột, gây ra đường huyết cao.
Nếu ăn thêm loại tinh bột khác thì cần giảm bớt cơm thì mới kiểm soát được đường huyết. Một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, đạm và chất béo...
Việc mất cân đối một thành phần nào đều không có lợi cho sức khỏe. Chất bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động, nếu bỏ hẳn chất bột cũng không phải là chế độ dinh dưỡng phù hợp.
KT ghi
Cơ thể cần bao nhiêu magie mỗi ngày? Magie có tác dụng giảm tình trạng mất ngủ, giúp tim khỏe mạnh, chữa táo bón, đầy hơi... Magie là khoáng chất chủ yếu được lưu trữ trong xương, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và giúp cơ thể sản xuất hoóc-môn. Nhờ đó magie đóng vài trò quan trọng trong hơn 300 hệ thống enzym điều chỉnh việc kiểm soát...