Suy tĩnh mạch và bệnh trĩ.
Lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không cân đối… đang gia tăng bệnh lý về tĩnh mạch. Những mạch máu thương tổn nổi ngoằn nghèo trên đôi tay, chân làm cho chúng ta mất đi vẻ tự tin ngày nào.
Hay cảm giác đau rát, chảy máu khi đi đại tiện do bệnh trĩ, cũng đều làm đảo lộn ít nhiều cuộc sống của bạn. Nếu không được điều trị thì những bệnh lý tĩnh mạch nói trên có thể gây nguy hiểm cho bạn.
Tĩnh mạch là một hệ thống mạch máu trong hệ tuần hoàn. Bệnh của tĩnh mạch có 2 loại: Thứ nhất là do dòng máu bị chẹn lại do huyết khối và thứ hai là do suy của hệ tĩnh mạch.
Suy tĩnh mạch cũng được chia làm 2 loại: giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch mạn tính.
Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn ra, chạy ngoằn ngoèo ngay ở dưới da. Bệnh thường thấy ở phụ nữ và hơn một nửa bệnh nhân có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch.
Suy tĩnh mạch mạn tính có thể là do một huyết khối tĩnh mạch sâu. Khoảng 1/3 bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có suy tĩnh mạch mạn tính sau 5 năm. Triệu chứng như chân sưng nề, đau nhức, nhất là đứng lâu, đồng thời màu sắc da sẽ bị biến đổi thành màu thâm.
Trĩ – Điển hình cho tình trạng giãn tĩnh mạch.
Bệnh trĩ cũng là bệnh do sự dãn quá mức các tĩnh mạch đưa đến tĩnh mạch bị sưng, phù ở vùng hậu môn – trực tràng.
Trĩ có ó những triệu chứng cấp như:
Video đang HOT
Cháy máu, thường có sớm nhất và hay gặp nhất.
Sau đó là triệu chứng sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Giải pháp nào cho bạn?
Gần đây, sản phẩm Healthy Veins do hãng Davincin – USA sản xuất là sản phẩm được ưa chuộng tại Mỹ.
Số Đăng Ký Lưu Hành Tại Việt Nam: 9075/2010/YT-CNTC
Lưu ý: Sản phẩm này không phải thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công thức độc đáo của Healthy Veins:
Diosmin: Có tác dụng bảo vệ các mao mạch, tăng cường lực tĩnh mạch, bảo vệ tuần hoàn tĩnh mạch, làm co thành mạch, chống ứ đọng và phù nề.
Hesperidin: Hesperidin là một flavonoid chiết xuất từ vỏ cam quýt. Có tác dụng hỗ trợ tĩnh mạch và che chở mạch. Được dùng để điều trị các chứng suy tĩnh mạch – bạch huyết, bệnh giòn mao mạch da (bầm máu, đốm xuất huyết) và sự giãn búi tĩnh mạch hậu môn gây ra bệnh trĩ.
Vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, độ bền của thành mạch và mau lành vết thương, tốt cho việc co mạch và tăng sức bền trong bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch.
Butcher’s broom (Tóc tiên hay mạch môn): Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, được dùng chữa các bệnh tim mạch, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, suy mạch, giãn tĩnh mạch và nhiều thành phần quý khác.
Nhờ đó, Healthy Veins giúp bảo vệ thành mạch, tăng sức chịu đựng của mạch máu; Cải thiện tình trạng giãn, suy tĩnh mạch, bạch huyết và đặc biệt hiệu quả cải thiện nhanh chóng tình trạng khó chịu của bệnh nhân mắc bệnh trĩ Nội và Ngoại. Ngoài ra, còn giúp điều trị “hiện tượng nổi gân” bàn tay và chân. Giảm tình trạng giòn mao mạch gây bầm máu, đốm xuất huyết chi. Và giảm các triệu chứng nặng, phù nề, tê bì và cải thiện khả năng vận động
Chắc chắn Healthy Veins sẽ giúp bạn hồi phục, đem lại cảm giác dễ chịu như ngày nào.
Theo 24h.com.vn
Nữ giới không nên chủ quan khi chân nổi nhiều gân xanh
Dân văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ bị suy tĩnh mạch chân . Chị Bình, 34 tuổi, nhân viên văn phòng một công ty tại Hà Nội thấy bắp chân tự nhiên nổi gân xanh chằng chịt khiến chị ngại, không dám mặc váy đi làm. Gần đây chân còn có biểu hiện căng tức, mỏi và phù nề quanh mắt cá chân.
Ảnh minh họa:
Mới đầu thấy mạch máu ở chân nổi lên không khác gì mạng nhện, chị Bình nghĩ một vài ngày là khỏi, có thể tại người đang mệt mỏi nên mới như thế. Thế nhưng mãi chị không thấy mạch máu lặn, cứ nhằng nhịt ở bắp chân. Không những thế, chị hay bị mỏi, nặng chân, nhiều lúc phải gác lên mới dễ chịu.
"Không chịu được, tôi đi khám thì bác sĩ bảo bị suy tĩnh mạch chi dưới. Bệnh cảnh chưa quá nặng chỉ cần uống thuốc, tuy nhiên vẫn phải theo dõi tiếp nếu không đỡ thì sẽ phải phẫu thuật. Chỉ ngại giờ chả dám tung tẩy mặc váy nữa, sợ có ai nhìn thấy lại phát khiếp", chị Bình buồn bã nói.
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, suy tĩnh mạch chân là một bệnh khá phổ biến, ước tính có khoảng 1/3 dân số Việt Nam mắc bệnh này. Tại bệnh viện, mỗi tuần cũng có hơn 30 bệnh nhân tới khám và điều trị, chủ yếu là nữ giới từ 35 tuổi trở lên.
"Bệnh thường liên quan đến các yếu tố như tuổi (tần suất suy tĩnh mạch tăng dần theo tuổi), béo phì, di truyền, giới tính (nữ mắc nhiều hơn nam), công việc càng đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh... Điều đáng lưu ý là có khá nhiều bệnh nhân nhầm bệnh này với bệnh loãng xương", thạc sĩ Trung Anh nói.
Theo bác sĩ, mới đầu, người bệnh có thể thấy những hình mạng nhện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân. Khi bệnh nặng hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở chân: căng tức ở bắp chân, mỏi chân... và có các biểu hiện của hội chứng chân không nghỉ (phải rung hoặc gác chân mới có cảm giác dễ chịu).
Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Trung Anh cũng cho biết, tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy...
Trước đây, hầu hết bệnh nhân bị suy tĩnh mạch từ cấp độ 2 đến 6 thường được chỉ định phẫu thuật rút bỏ các tĩnh mạch giãn. Phương pháp này đòi hỏi phải gây tê tích cực, bệnh nhân phải nằm viện, để lại sẹo. Tuy nhiên, một năm gần đây, bệnh viện Lão khoa đã áp dụng cách điều trị bằng laser nội tĩnh mạch. Nguyên tắc là dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xơ teo tĩnh mạch bị giãn.
Tại miền Bắc, Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viên công đầu tiên áp dụng thủ thuật này. Ưu điểm là bệnh nhân hồi phục nhanh, sau thủ thuật có thể xuất hiện ngay và đi lại bình thường.
"Đến nay đã có khoảng trên 50 bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp này. Sau 6 tháng, toàn bộ tĩnh mạch được đốt bằng laser đã teo hết hoặc chỉ nhỏ như sợi xơ mướp. Bệnh nhân hết mọi triệu chứng khó chịu từng gặp trước khi điều trị. Tuy nhiên, chi phí điều trị khá đắt khoảng hơn 1.000 USD mỗi ca", bác sĩ Trung Anh cho biết.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, khi thấy ở bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân... thì người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời. Với những bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép thì cần duy trì một chế độ sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày, chú ý giữ cân nặng cơ thể hợp lý, bỏ thuốc lá... Đồng thời tuyệt đối không ngâm chân trong nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch giãn nở thêm, chân có thể bị sưng to, gây đau nhức thêm.
Theo VNE
Dễ mắc trĩ như nhân viên văn phòng Anh Hoàng Đình H, nhân viên văn phòng một công ty ở Quận Tân Bình, TPHCM, khổ sở vì búi trĩ lòi ra ngoài. Mặc dù búi trĩ đã được làm teo bằng phương pháp tiêm nhưng anh H. không dám chắc bệnh có còn tái phát không. Bệnh nghề nghiệp GS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội hậu môn, trực tràng Việt...