Suy tim, đột quỵ vì không tuân thủ điều trị bệnh cơ tim
Phát hiện bệnh cơ tim phì đại 9 năm nhưng không điều trị đúng phác đồ, nữ bệnh nhân 56 tuổ.i gặp biến chứng đột quỵ và suy tim.
Một chuyên gia tim mạch vừa chia sẻ câu chuyện của bà Hiền (56 tuổ.i, ngụ Bình Định), một bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại đã hơn 9 năm nhưng không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, bà Hiền đã bị đột quỵ và rối loạn nhịp tim, cuối cùng là suy tim.
Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ.
Theo bác sỹ điều trị cho nữ bệnh nhân, bà Hiền đã đến bệnh viện sau hai tháng bị đột quỵ. Kết quả MRI não cho thấy tổn thương nhồi má.u não vùng vành tia trái, trong khi kết quả Holter ECG ghi nhận nhịp nhanh nhĩ và rung nhĩ cơn. Sau khi thực hiện các xét nghiệm và siêu âm tim, các bác sỹ xác định bà bị suy tim phân suất tống má.u bảo tồn.
Đây là hệ quả tất yếu ở những bệnh nhân cơ tim phì đại giai đoạn tiến triển như bà Hiền. Điều này rất đáng tiếc vì biến chứng đột quỵ có thể tránh được nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị ngay từ đầu.
Cơ tim phì đại là bệnh lý di truyền, xảy ra khi các đột biến gene khiến cơ tim phát triển bất thường, làm thành tim dày lên. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, giãn buồng tim, suy tim và hở van 2 lá.
Theo các bác sỹ, loạn nhịp tim là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất của bệnh cơ tim phì đại. Các biểu hiện của loạn nhịp tim bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh thất và rung thất, đặc biệt là rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục má.u đông, gây nhồi má.u cơ tim hoặc đột quỵ. Các cơn nhịp nhanh thất và rung thất có thể dẫn đến ngừng tim và đột tử.
Theo lời kể của bệnh nhân, năm 2016, bà Hiền được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim phì đại khi thỉnh thoảng bị đau ngực không liên quan đến gắng sức.
Tuy nhiên, do thấy triệu chứng không nghiêm trọng, bà không tuân thủ điều trị đúng phác đồ. Mặc dù bác sỹ đã kê toa thuố.c điều trị nội khoa, bà vẫn bỏ tái khám và uống thuố.c không đều đặn.
Video đang HOT
Sau khi thăm khám tại bệnh viện hai năm trước, các bác sỹ xác định rằng thất trái của bà đã giãn lớn và bà đang trong giai đoạn suy tim của bệnh cơ tim phì đại.
Mặc dù bác sỹ đã đề nghị gắn máy Holter ECG để theo dõi nhịp tim liên tục trong 48 giờ, bà Hiền từ chối vì không thể ở lại TP.HCM lâu. Kết quả là tình trạng bệnh của bà tiếp tục tiến triển và dẫn đến biến chứng đột quỵ vào tháng 6/2024.
Bà Hiền bị yếu nửa người bên phải và được chẩn đoán là tai biến mạch má.u não. Sau hai tuần điều trị tại bệnh viện địa phương, bà tiếp tục tái khám và phát hiện thêm suy tim.
Các bác sỹ đã kê toa thuố.c kháng đông để ngừa huyết khối và đột quỵ tái phát, đồng thời sử dụng thuố.c trị suy tim. Sau 6 tháng điều trị nội khoa tích cực, hiện tại bà Hiền đã giảm khó thở khi gắng sức và tình trạng yếu nửa người đã hồi phục. Tuy nhiên, các bác sỹ vẫn đề nghị can thiệp cấy máy phá rung (ICD) do bà thuộc nhóm bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao.
Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ.
Mặc dù có một số ít trường hợp đột quỵ xảy đến đột ngột, nhưng phần lớn các bệnh nhân bị đột quỵ do mắc các bệnh lý nền tim mạch như hở van tim, rung nhĩ, loạn nhịp tim, bệnh cơ tim phì đại, suy tim, hoặc đái tháo đường… và không phát hiện hoặc không tuân thủ điều trị.
Từ trường hợp ca bệnh trên, các bác sỹ khuyến cáo bệnh cơ tim phì đại không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiện đại giúp giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Theo các bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, các phương pháp điều trị bao gồm thuố.c, cấy máy phá rung, cắt vách liên thất và chích cồn vách liên thất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm giảm uống rượu bia, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối và đường, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh nâng vật nặng và tham gia các môn thể thao có cường độ cao.
Hiện nay, bệnh cơ tim phì đại có thể được chẩn đoán thông qua kỹ thuật siêu âm tim 4D qua thành ngực. Các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám sớm nếu có triệu chứng như khó thở khi gắng sức, đau ngực khi hoạt động thể lực, ngất xỉu, hoặc đán.h trống ngực. Người bệnh cơ tim phì đại cần tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám định kỳ để giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có.
Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ t.ử von.g và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia tăng.
Nguyên nhân gây rung nhĩ
Rung nhĩ là bệnh lý gây ra do các rối loạn về điện học trong tim, hậu quả hai tâm nhĩ (hai buồng ở phía trên tim) co bóp không đều, dẫn đến tim bơm má.u ra ngoài không hiệu quả, lượng má.u bị tồn đọng lại trên hai tâm nhĩ tạo cục má.u đông. Cục má.u đông này di chuyển trong hệ tuần hoàn, đến bất cứ nơi đâu trong cơ thể, nhưng nặng nề nhất, cục má.u đông di chuyển đến não, gây đột quỵ thiếu má.u não - hay còn gọi là nhồi má.u não.
Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Hậu quả của rung nhĩ rất nặng nề, nó không chỉ ảnh hưởng tới bệnh tật, t.ử von.g mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. So với người không bị rung nhĩ, người mắc rung nhĩ có nguy cơ t.ử von.g cao gấp 1,5 đến 3,5 lần, suy giảm nhận thức cao gấp khoảng 1,4 lần và chứng tâm thần phân liệt cao gấp 1,6 lần.
Khi thấy nhịp tim nhanh hay chậm hoặc không đều thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Rung nhĩ gây ra 20-30% ca tai biến mạch não và làm giảm chất lượng cuộc sống của 60% bệnh nhân. Ngoài ra, rung nhĩ làm tăng nguy cơ suy tim, trầm cảm và làm tăng khả năng phải nhập viện để điều trị.
Nguyên nhân gây rung nhĩ chưa được hiểu đầy đủ. Song một số yếu tố nguy cơ đã được xác định là có thể thúc đẩy phát triển rung nhĩ, bao gồm:
Tuổ.i tác: nguy cơ mắc rung nhĩ tăng lên theo tuổ.i tác, phổ biến ở người trên 65 tuổ.i, đặc biệt là trên 80 tuổ.i. Rung nhĩ ít khi xảy ra ở người dưới 60 tuổ.i (chỉ khoảng 1%).
Di truyền: nguy cơ rung nhĩ tăng lên khi trong gia đình có người mắc bệnh này.
Ngoài ra những bệnh lý như: tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch (Suy tim; Bệnh mạch vành; Bệnh van tim; Bệnh cơ tim...) dẫn đến mắc bệnh rung nhĩ.
Một số yếu tố được ghi nhận là tình trạng lạm dụng rượu bia, thuố.c l.á... cũng dẫn đến nguy cơ mắc rung nhĩ.
Triệu chứng của rung nhĩ?
Một số người bị rung nhĩ có thể không biết mình bị bệnh, không được chẩn đoán vì không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc các triệu chứng kết thúc nhanh chóng. Những đối tượng này thường được phát hiện rung nhĩ trong bài kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khám sức khỏe vì một nguyên nhân khác.
Rung nhĩ làm nhịp tim tăng nhanh đáng kể (hơn 100 nhịp mỗi phút), đán.h trống ngực, nhịp đậ.p không đều và đây là triệu chứng rõ ràng nhất của rung nhĩ, thường có thể tự kiểm tra nhịp tim bằng cách kiểm tra mạch ở cổ hoặc cổ tay.
Các triệu chứng thường gặp khác của rung nhĩ là: người mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, cảm giác lâng lâng, choáng váng, tức ngực, khó thở...Vì vậy, khi thấy nhịp tim nhanh hay chậm hoặc không đều thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Rung nhĩ dẫn đến nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ là một trong những biến chứng nặng nề nhất của rung nhĩ. Khi bị rung nhĩ, các thớ cơ tâm nhĩ không co bóp nhịp nhàng và dần dần bị giãn ra. Buồng tâm nhĩ giãn ra kết hợp với sự co bóp không đồng đều giữa các vùng cơ tâm nhĩ khác nhau làm cho dòng má.u chả.y từ tâm nhĩ xuống tâm thất không được nhịp nhàng từ đó dễ hình thành các cục má.u đông trong tâm nhĩ. Khi các cục má.u đông trong tâm nhĩ này được tạo ra và trôi theo dòng má.u, nó sẽ có nguy cơ gây ra tắc mạch.
Nếu cục má.u đông trôi theo dòng má.u tới não, động mạch não sẽ bị tắc và gây ra tai biến mạch não hoặc đột quỵ não. Nếu cục má.u đông trôi theo dòng má.u tới động mạch vành sẽ gây ra hiện tượng nhồi má.u cơ tim. Nếu cục má.u đông đi theo dòng má.u tới động mạch chi, nó sẽ gây tắc động mạch chi...
Tóm lại: rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ thường gặp với số lượng người mắc trên thế giới có xu hướng ngày càng cao. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc rung nhĩ như nam giới, tuổ.i cao, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh van tim, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Biến cố tắc mạch trong đó có đột quỵ là một biến cố thường gặp nhưng rất nặng nề của người bệnh rung nhĩ. Người bệnh rung nhĩ cần được thăm khám y tế, đán.h giá nguy cơ tắc mạch và được điều trị phù hợp để giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch.
Ai có nguy cơ bị tăng huyết áp? Tăng huyết áp ban đầu thường không có triệu chứng, tiến triển thầm lặng, mơ hồ. Vì vậy, những người nhiều nguy cơ nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Tăng huyết áp là khi huyết áp lúc nghỉ ngơi thường xuyên cao hơn ngưỡng chẩn đoán. Ảnh: Thehealthsite. Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Minh Hùng, Phó trưởng...