Suy thận cấp do mất nước
Những ngày hè nắng nóng nếu cơ thể không được bù nước đầy đủ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Vừa qua, Bệnh viện Bãi Cháy đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy thận cấp.
Bệnh nhân Nguyễn V.X (sinh năm 1977, trú tại TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy với biểu hiện mệt lả, co giật cơ, co quắp chân tay. Trước đó, bệnh nhân lao động cắt keo ngoài trời nắng nóng nhiều giờ. Kết quả xét nghiệm máu có tình trạng cô đặc máu nhiều, suy thận cấp. Bệnh nhân được chẩn đoán mất nước, mất điện giải gây suy thận cấp.
Tại Khoa thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh nhân được truyền dịch, bù nước và điện giải. Sau ba ngày điều trị tích cực, chức năng thận ổn định, bệnh nhân được xuất viện.
Bác sĩ CKI.Bạch Vân Đông – Trưởng Khoa Thận Lọc máu – Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Khi cơ thể mất nước, điện giải do nắng nóng, người bệnh có thể bị say nắng, xuất hiện triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, lả người, ù tai, hoa mắt, tụt huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh và mạnh, chuột rút, tay chân co quắp, co giật… Nguy hiểm hơn là biến chứng suy thận cấp, suy tim, hôn mê và có thể tử vong.
Video đang HOT
Ảnh bệnh nhân hồi phục sau khi cấp cứu.
Vào các tháng nắng nóng cao điểm mỗi năm, bệnh viện đều tiếp nhận điều trị không ít bệnh nhân bị suy thận cấp do cơ thể mất nước nhiều, đặc biệt khi lao động ngoài trời nhiều giờ mà không bù đủ nước. Trường hợp bệnh nhân này nếu không được phát hiện, cấp cứu điều trị suy thận cấp kịp thời bệnh có thể diễn tiến nặng thành suy thận mạn, phải lọc máu cấp cứu ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.”
Thời gian tới vẫn sẽ có những đợt nền nhiệt cao kéo dài. Vì vậy, để phòng tránh tác hại nguy hiểm của nắng nóng đến sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo:
Người dân nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng thời gian nhiệt độ tăng cao từ 10h đến 17h.
Người lao động hoặc di chuyển ngoài trời phải cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các biện pháp chống nắng nóng.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, hàng giờ để bù lượng nước mất đi. Đặc biệt những trường hợp làm việc ngoài trời có thể phải bù 3 – 4 lít nước và nên bổ sung thêm điện giải tránh biến chứng suy thận cấp do mất nước.
Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả hoặc uống nước ép trái cây để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại.
Nếu phát hiện người bị say nắng cần đưa người bệnh ra khỏi môi trường nắng, đặt nằm ở nơi thoáng mát có bóng râm càng sớm càng tốt, nới lỏng quần áo, chườm mát bằng nước lạnh, bổ sung nước uống hoặc nước orezol… và chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ, biến chứng nặng do mất nước, mất điện giải.
75% các ca đột quỵ liên quan đến thừa cholesterol
Theo Hội Đột quỵ TPHCM, ở Việt Nam, số ca đột quỵ tăng gấp 3 - 4 lần so với 5 - 10 năm trước và ngày càng trẻ hóa. Đáng chú ý, 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol.
Điều đó cho thấy, thừa cholesterol nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ.
TS.BS. Nguyễn Bá Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM; Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: "Cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể, nhưng tình trạng thừa cholesterol sẽ gây ra hiện tượng tích tụ, tạo ra các mảng xơ vữa, khiến mạch máu hẹp lại và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn, từ đó gây thiếu máu não, dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy, 25% các ca đột quỵ liên quan trực tiếp đến tình trạng thừa cholesterol theo cơ chế này. Bên cạnh đó, thừa cholesterol cũng gián tiếp liên quan tới 50% các ca đột quỵ đối với các trường hợp tăng huyết áp, thoái hoá những mạch máu nhỏ."
TS.BS. Nguyễn Bá Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM; Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Theo Hội Đột quỵ TP.HCM, nếu kiểm soát tốt tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể sẽ giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ. Tình trạng thừa cholesterol diễn ra khá âm thầm, gần như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm hoặc khi đã gặp các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ,... Do đó, cần biết nguyên nhân để chủ động phòng ngừa tình trạng này. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến thừa cholesterol: yếu tố không thay đổi được (di truyền, tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền) và yếu tố thay đổi được (chế độ dinh dưỡng, lối sống, thói quen vận động)... Để kiểm soát nhóm yếu tố thay đổi được, mỗi người cần tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao và đặc biệt là áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Theo Viện Y học Ứng dụng VN (VIAM), một chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cholesterol là hạn chế sử dụng nguồn chất béo từ phủ tạng động vật, nước luộc thịt, óc, lòng, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp... Thay vào đó, tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi thường được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và trong các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương,... Những loại dầu này còn đặc biệt giàu Gamma-Oryzanol và Phytosterol có khả năng giảm cholesterol máu. TS. BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: "Dưỡng chất Phytosterol có tác dụng giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol. Trong khi đó, Gamma - Oryzanol có tác dụng ức chế enzyme thúc đẩy sản xuất cholesterol và tăng đào thải cholesterol thừa ra khỏi cơ thể."
TS.BS. Nguyễn Bá Thắng khuyến cáo, đột quỵ không có dấu hiệu nhận biết trước nên cộng đồng không nên chủ quan mà phải chủ động trang bị kiến thức để tự bảo vệ chính mình và những người thân yêu với tinh thần "Đột quỵ - Phòng để không phải trị".
Giám đốc BV Thể thao cảnh báo nguy cơ khi tập thể dục mùa nắng nóng Tập thể dục tốt cho sức khỏe, nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay nếu tập luyện không đúng cách có thể đối mặt với nhiều mối nguy khó lường. Những yếu tố cần lưu ý khi tập thể dục mùa nắng nóng: - Phải lắng nghe cơ thể, xem có bất thường không, nếu có bất thường nên...