Suy gan nặng vì tự uống thuốc nam để chữa viêm gan B
Chuyên gia khuyến cáo, các bệnh nhân tuyệt đối không được dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng khi chưa có tư vấn của bác sĩ trong điều trị viêm gan B.
Ngày 20/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 45 tuổi đến từ Bắc Giang trong tình trạng suy gan nặng.
Qua khai thác được biết: Bệnh nhân có tiền sử viêm gan B được phát hiện cách đây 10 năm. Ngoài ra bệnh nhân bị U lympho tế bào nhỏ đã điều trị hóa chất 6 đợt. Một năm trước đây, bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B.
Các bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý uống thuốc điều trị viên gan B khi chưa có ý kiến của bác sĩ (ảnh nguồn Bệnh viện Nhiệt đới).
Ba tháng gần đây, bệnh nhân đã tự ý bỏ thuốc điều trị và chuyển sang uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Sau khi uống, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn, vàng da tăng dần kèm theo nôn, bệnh nhân đi khám được bác sĩ chỉ định nhập viện.
Video đang HOT
Bệnh nhân được chẩn đoán: Suy gan cấp và bán cấp; Ung thư mô liên kết Kaposi của hạch lympho; Viêm gan virus B mạn; hôn mê gan…
Sau khi được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân rơi vào hôn mê, suy gan phải đặt ống thở máy, tình trạng bệnh nhân không cải thiện. Được bác sĩ giải thích tiên lượng nặng, gia đình bệnh nhân đã xin về chăm sóc tại nhà.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết: Khoa Hồi sức tích cực đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong tình trang suy gan và hôn mê gan rất nặng do bệnh nhân tự ý bỏ thuốc kháng vi rút để dùng thuốc nam, thuốc bắc.
Điều này thực sự nguy hiểm. Bác sĩ Phúc khuyến cáo: Đối với bệnh nhân Viêm gan B cần được đi khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa về truyền nhiễm, viêm gan.
Qua các lần thăm, khám các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và có phương án theo dõi kịp thời. Trong trường hợp các bệnh nhân đang dung thuốc kháng vi rút thì không được tự ý bỏ thuốc mà phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Đặc biệt các bệnh nhân tuyệt đối không được dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng khi chưa có tư vấn của bác sĩ trong điều trị viêm gan B.
Tự ý dùng thuốc nam điều trị bệnh, nhiều trường hợp bị dị ứng nặng
Một bệnh nhân nữ 60 tuổi bị sỏi thận đã uống thuốc nam điều trị. Sau dùng thuốc được 10 ngày bệnh nhân xuất hiện tổn thương da
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, gần đây Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp dị ứng thuốc thể nặng sau dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y điều trị bệnh. Trong đó, có trường hợp bệnh nhân dị ứng thuốc nặng thể TEN hay còn gọi là hoại tử thượng bì nhiễm độc sau dùng thuốc nam điều trị sỏi thận.
Mới đây, bệnh nhân nữ 60 tuổi bị sỏi thận đã uống thuốc nam điều trị. Sau dùng thuốc được 10 ngày bệnh nhân xuất hiện tổn thương da là các dát đỏ thẫm, tổn thương bọng nước nhăn nheo, trợt da, hoại tử da rải rác tay chân, thân mình, sau đó nhanh chóng lan toàn thân. Trước đấy, bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh, chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc. Bệnh nhân đến khám Bệnh viện Da liễu Trung ương được chẩn đoán dị ứng thuốc thể TEN và chỉ định nhập viện điều trị.
Tổn thương da bọng nước, trợt da, hoại tử thẫm màu vùng ngực, lưng của bệnh nhân 60 tuổi sau dùng thuốc nam điều trị bệnh sỏi thận.
Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với thuốc. Dị ứng thuốc được chia thành nhiều thể với mức độ nặng khác nhau. Hoại tử thượng bì nhiễm độc hay còn gọi tắt là TEN (Toxic Epidermal Necrolysis) là một phản ứng nặng của da và niêm mạc, nguyên nhân phổ biến nhất là do thuốc, đặc trưng bởi tinh trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì.
Các thuốc thường gây ra dị ứng thể hoại tử thượng bì nhiễm độc bao gồm: allopurrinol (thuốc điều trị bệnh Gout), thuốc chống co giật nhân thơm, các loại thuốc kháng sinh, lamotrigine (thuốc chống động kinh), thuốc hạ sốt, giảm đau không steroid, nhóm dẫn xuất oxicam.
Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng này là kháng sinh nhóm sulfonamid, phenobarbital, carbamazepin và lamotrigine. Các nguyên nhân khác ít gặp hơn là tình trạng nhiễm khuẩn, yếu tố vật lý, liên quan đến gen,... Ở Việt Nam, do thói quen tự ý sử dụng thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, nên tỷ lệ dị ứng thuốc còn cao và nhiều bệnh nhân khi bị dị ứng không biết rõ mình bị dị ứng thuốc gì để phòng tránh.
Các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y (không theo chỉ định của bác sĩ) thường không có thành phần rõ ràng, nên khi bị dị ứng sẽ không biết rõ thành phần chính gây dị ứng để phòng tránh.
Các bệnh nhân dị ứng thuốc thể nặng như hội chứng TEN cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện chuyên khoa, nằm trong phòng riêng cách ly, chăm sóc da đặc biệt để giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương da lan tỏa sẽ gây đau rát, mệt mỏi, tổn thương niêm mạc miệng gây khó khăn trong ăn uống, tổn thương da hoại tử diện rộng gây mất nước, mất dịch qua da và rất dễ nhiễm khuẩn da gây nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Để giảm và tránh nguy cơ dị ứng thuốc, khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc khi có bệnh, nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Khi có dấu hiệu nghi ngờ dị ứng thuốc như: khó thở, đau bụng, nổi ban đỏ, sẩn phù, bọng nước ....nên dừng ngay thuốc đang uống và đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
Bỏ điều trị chuyển sang dùng thuốc nam, con phải chạy thận nhân tạo, nguy cơ thay thận Các bác sĩ cho biết, do 3 tháng qua bệnh nhi không uống thuốc đều và tự ý dùng thuốc nam nên tình trạng rất nặng. Bệnh nhi sẽ phải chạy thận nhân tạo khoảng 5 ngày, sau đó lọc màng bụng. Trẻ vẫn còn cơ hội cứu chữa nhưng sẽ phải thay thế thận. Bệnh nhi đang được chăm sóc tại Bệnh...