Sứt mẻ tình cảm vì tờ giấy cam kết trả nợ
Ăn cơm tối xong, đang định sang nhà hàng xóm chơi ván cờ tướng với ông bạn thì anh Lam bị vợ ngăn lại. Chị Thục, vợ anh Lam đưa ra tờ giấy “Cam kết trả nợ” và bảo anh phải ký vào.
Anh Lam điếng người vì không ngờ vợ mình lại đối xử với mình cách đó. Mặc dù im lặng không nói gì, nhưng trong đầu anh Lam hỗn độn bao nhiêu là ý nghĩ: “Vợ mình tệ thật. Bao lâu nay mình lo tài chính cho cái nhà này. Vợ con một tay mình nuôi hết. Thế mà lúc mình gặp khó khăn bệnh tật thì lại đối xử với mình cạn tình cạn nghĩa thế này đây”. Cầm tờ giấy “Cam kết trả nợ”, anh Lam ký roẹt rồi đặt mạnh chiếc bút xuống bàn nói:
- Đây, cô cầm đi. Tôi sẽ trả cả gốc cả lãi không thiếu một đồng!
Nói rồi, anh Lam lướt qua vợ bằng ánh mắt đầy bực dọc và đi ra khỏi nhà.
Đây là khoản nợ 200 triệu cách đây 3 năm anh vay của mẹ vợ thông qua vợ. Chị Thục quản lý tiền tiết kiệm của mẹ, nên khi chồng cần tiền để lấy một mảnh đất được coi là có giá rẻ lúc đó, chị đã giấu mẹ cho chồng vay. Anh Lam hứa là sẽ trả khoản tiền này, chậm nhất là một năm. Thế nhưng vì thị trường nhà đất bị chững lại, mảnh đất anh Lam mua cũng theo thị trường rớt giá một cách thê thảm nên anh không thể bán được. Nếu bán, phải chấp nhận lỗ. Việc làm ăn của anh Lam cũng thất bát nên anh chưa trả được khoản nợ kia cho vợ. Mới đây đi khám, anh lại phát hiện mình bị mắc một loạt bệnh. Tiền bạc đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Anh Lam làm việc tại một ngân hàng. Chị Thục trước ở nhà nội trợ, tiền bạc một tay chồng lo. Tháng nào anh Lam cũng đưa về cho vợ trên 10 triệu đồng/tháng. Thế nhưng gần đây, do phải thuốc thang chữa bệnh, thấy vợ cũng đã đi làm kiếm được tiền nên anh Lam không đưa tiền chi tiêu cho chị Thục nữa. Anh chịu trách nhiệm đóng tiền học phí của con, tiền điện, tiền hiếu hỉ. Còn chị Thục chỉ phải lo mua đồ ăn thức uống cho cả nhà.
Video đang HOT
Từ ngày “tiền ai người nấy giữ”, trong gia đình họ thỉnh thoảng lại nghe lời ra tiếng vào “tiền anh, tiền tôi”. Gánh nặng tài chính, cùng với việc thiếu trao đổi một cách thẳng thắn để tìm giải pháp về tài chính cho gia đình giữa hai vợ chồng đã làm chị Thục căng thẳng. Nếu để tình trạng này kéo dài, sự sứt mẻ tình cảm sẽ càng ngày càng lớn, không gì có thể hàn gắn được.
Thiết nghĩ, các cặp vợ chồng nên có một khoản tiết kiệm chung để chi tiêu cho những kế hoạch của gia đình cũng như lập kế hoạch dài hạn cho việc chi tiêu trong gia đình.
Theo VNE
"Lên giường với anh em sẽ có được 100 triệu"
"Lên giường với anh em sẽ có ngay 100 triệu trả nợ", nói xong những lời trơ trẽn đó lão sếp già hơn tôi gần 20 tuổi không ngại những người có mặt trong quán cà phê sỗ sàng vuốt nhẹ lên đôi chân đang tê dại của tôi.
Tốt nghiệp đại học tôi không ở lại Thủ đô để lập nghiệp như bao bạn trẻ khác. Dù rất muốn thử sức mình tại Hà Nội nhưng nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ tôi già yếu, đau ốm luôn nên tôi đành chấp nhận hi sinh về quê xin việc dù biết sẽ có rất nhiều khó khăn chờ phía trước.
Cầm trong tay tấm bằng đỏ của một trường đại học có tiếng thế mà tôi vẫn vô cùng khó khăn để tìm cho mình một công việc phù hợp.
Sau hơn 1 năm thất nghiệp, cuối cùng may mắn cũng mỉm cười với tôi. Tôi thi tuyển được vào một công ty xây dựng có tiếng tại tỉnh nhà.
Tôi được nhận vào làm phòng kinh doanh với mức lương khá tốt. Tôi yêu công việc và hăng say cống hiến hết sức mình. Tuy chẳng ai nói ra nhưng nhìn quanh tôi biết đồng nghiệp của tôi toàn con ông cháu cha.
Trưởng phòng của tôi là một người lớn tuổi, tôi thường gọi bằng chú xưng cháu với sếp. Sếp chỉ bảo tôi rất tận tình và bày vẽ nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc. Duy chỉ có một điều mà tôi cảm thấy ái ngại khi mỗi lần chỉ có hai chú cháu sếp luôn thân tình quá mức. Ông bảo không thích tôi xưng chú cháu nghe già lắm, muốn tôi gọi sếp là anh xưng em nó nó gần gũi.
Nhiều lần tôi cũng có tâm sự với người yêu (vốn là người bạn cùng học cấp 3 với tôi) nhưng anh gạt đi, bảo tôi nhạy cảm quá chứ người ta có vợ con, chức vụ cao chẳng ai dại gì làm ba cái trò vớ vẩn đấy.
Thế nhưng càng ngày ông sếp của tôi càng tỏ ra thân mật thái quá. Ông thường lấy lí do bàn công việc để rủ tôi đi ăn tối, cà phê. Một nhân viên đang trong thời gian thử thách như tôi thì không thể nói lời từ chối sếp.
Những lần chỉ có 2 người với nhau, sếp thường tâm sự chuyện gia đình. Ông than vãn vì bà vợ sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ. Con cái cũng theo mẹ hư hỏng, đua đòi bạn bè... Ông bảo rằng luôn cảm thấy cô đơn ngày trong chính căn nhà của mình.
Và trong 1 lần đi ăn tối khi đã quá chén ông nói rất thích và quý tôi. Tôi chưa kịp phản ứng thì ông cầm lấy tay tôi nói: "Anh yêu em. Nếu em đồng ý anh có thể bỏ vợ con để cưới em. Anh sẽ cho em một cuộc sống sung túc..". Choáng váng, sợ hãi, tôi đã vùng chạy khỏi vòng tay sếp.
Kể từ hôm xảy ra chuyện, tôi hạn chế gặp mặt sếp và chỉ trao đổi công việc qua mail. Sếp cũng tỏ vẻ lạnh nhạt, giận tôi ra mặt. Tôi khấp khởi mừng vì nghĩ chắc ông ta biết xấu hổ. Thế nhưng mọi chuyện hoàn toàn không đơn giản như tôi nghĩ. Sếp đã lập một kế hoạch bỉ ổi để đẩy tôi vào tội làm tổn thất cho công ty.
Tôi bị kỉ luật và phải chịu bồi thường khoản thất thoát do tôi gây ra. Trong lúc chưa biết bấu víu vào đâu để lo khoản tiền nộp công ty và đang đứng trước nguy cơ bị sa thải thì mẹ tôi bị tai nạn. Trong khi không có một xu dính túi, tôi bấn loạn, rối bời vì không biết lấy đâu tiền để lo tiền viện phí, chạy chữa cho mẹ, tiền nộp phạt cho công ty....
Ngay lúc đó tôi nhận được tin sếp muốn gặp riêng tôi và hứa sẽ giúp tôi vượt qua khó khăn này.
Như kẻ chết đuối vớ được cọc, tôi lao ngay đến chỗ hẹn. Lần này ông ta chẳng thèm rào trước đón sau mà đi thẳng vào vấn đề chính: "Anh sẽ cứu em khỏi vụ này với điều kiện em phải làm bồ nhí của anh. Anh sẽ cho em 100 triệu. Sau này nếu em cần anh sẽ đưa thêm. Em có 1 tuần để suy nghĩ. Chiều theo anh em sẽ chỉ có lợi, vừa không mất việc lại có tiền để lo cho mẹ và trả nợ công ty".
Ông ta nói xong còn không quên vuốt nhẹ lên má tôi trước khi quay gót đi, miệng nở nụ cười đầy âm mưu, nham hiểm.
Tôi đứng như trời trồng. Tôi có nên làm theo ông ta và liệu sếp có giữ lời hứa? Tôi cũng không dám chia sẻ khó khăn này với người yêu vì biết anh cũng chẳng giúp được gì. Nghĩ đến cảnh mẹ đau đớn trên giường bệnh, nghĩ đến cảnh phải thất nghiệp cả đời mà tôi thấy sợ. Nhưng nghĩ đến việc phải lên giường với lão sếp đê tiện kia khiến tôi rùng mình.
Tôi có nên bán thân cho sếp? Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
Theo VNE
Chồng đi cờ bạc nợ vài tỷ đồng Được vài tháng rồi lại nợ, anh dựa vào buôn bán rồi lấy của mẹ và chị gần một tỷ, còn bảo tôi đi mượn cho anh 50 triệu lo công an. Tôi quen anh qua người gần nhà giới thiệu, lúc đó tôi đang là sinh viên năm cuối, có bạn trai. Bạn trai rất quan tâm tôi nhưng khổ cái chúng...