Sụt lún, trượt đất nghiêm trọng, gây sập nhà dân
Sáng 14.10, lãnh đạo H.Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đã đến thôn Gia Bắc 2, xã Tân Nghĩa khảo sát hiện trường khu vực sụt lún, nứt đất gây sập nhà dân tại đây.
Lãnh đạo H.Di Linh khảo sát và thăm hỏi nhà dân bị sập
Vách tường nhà ông Sản bị sập lúc 4 giờ 30 sáng 14.10
Lúc 4 giờ 30 sáng nay, căn nhà của vợ chồng ông Dương Văn Sản bị sập thêm hai bức tường. Căn nhà này cách mép hồ thủy điện Đồng Nai 2 khoảng 250 mét, mới xây dựng hồi tháng 5.
Tương tự, nhà ông Lê Văn Công cũng bị đất dịch chuyển làm sập gần hết. Căn nhà ông Điểu Văn Khảo bị lún nghiêng và có thể sập đổ bất cứ lúc nào.
Ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó chủ tịch UBND xã Tân Nghĩa, cho biết hiện tượng nứt đất, sụt lún đất bắt đầu xuất hiện ngày 6.10 và từ ngày 12.10 đến nay thì trở nên nghiêm trọng.
Ông Lại Văn Nhi, một người dân địa phương, cho biết ông sống tại thôn Gia Bắc 2 từ năm 1995, nhưng đây là lần đầu ông Nhi thấy hiện tương trượt đất xảy ra. Cũng theo ông Nhi, hiện tượng này chỉ xuất hiện sau khi hồ thủy điện Đồng Nai 2 tích nước(21.9).
Video đang HOT
Sau khi khảo sát, ông Lê Viết Phú, Phó chủ tịch UBND H.Di Linh, cho biết đến sáng 14.10, có 8 căn nhà thuộc thôn Gia Bắc 2 bị sập hoặc bị nứt toác do hiện tượng sụt lún đất.
Nhà ông Điểu Văn Khảo có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào
Đường giao thông bị biến dạng
Nhà ông Lê Văn Công bị sập gần hết
Ông Phú cũng ghi nhận vết trượt lở kéo dài từ đỉnh núi Cổng Trời xuống mép nước hồ thủy điện Đồng Nai 2, chiều dài khoảng 1.500 m. Xung quanh tâm trượt lở xuất hiện nhiều vết nứt lớn, chạy ngang qua nhiều nhà dân và vườn cà phê, tiêu, bắp. Diện tích cà phê và hoa màu bị ảnh hưởng do đất sụt lún, trượt lở rộng khoảng 35 ha. Nhiều hồ thủy lợi của dân bị lấp hoặc biến dạng, hệ thống giao thông trong thôn Gia Bắc 2 bị trồi sụt, biến dạng, có những đoạn không thể qua lại, nhiều cột điện bị ngã…
Ông Phú cho biết thêm là vùng bị trượt lở, sụt lún, nứt đất nằm ngoài khu vực đền bù giải phóng mặt bằng hồ thủy điện Đồng Nai 2. Huyện Di Linh sẽ báo cáo khẩn và đề nghị UBND tỉnh xuống khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân trượt đất.
Hiện tượng trượt đất, nứt đất ngày càng nghiêm trọng
Người dân phải di dời nhà đến nơi an toàn
Đỉnh núi Cổng Trời bị trượt lở, kéo dài đến hồ thủy điện Đồng Nai 2
Nhà ông Sản bị sập, chỉ cách hồ thủy điện Đồng Nai 2 chừng 250 mét
Chiều cùng ngày, xã Tân Nghĩa huy động lực lượng dân quân và công an giúp dân di dời và bảo vệ tài sản, đồng thời vận động người dân trong khu vực trượt đất di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo TNO
Thủy điện tích nước nhấn chìm nhà dân
Ngày 8.10, PV Thanh Niên có mặt tại dự án Thủy điện Đồng Nai 2, chứng kiến hàng trăm héc ta cà phê, hàng chục ngôi nhà cùng nhiều tài sản của người dân bị nhấn chìm trong lòng hồ thủy điện.
Nhà người dân chìm ngập trong lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2 - Ảnh: Lâm Viên
Để thực hiện dự án này, nhà nước đã thu hồi 475 ha đất của 297 hộ dân thuộc các xã Đan Phượng, Liên Hà và Tân Thanh (H.Lâm Hà, Lâm Đồng) giao cho chủ đầu tư là Công ty CP thủy điện Trung Nam. Ngày 19.9, UBND huyện mới nhận được thông báo của chủ đầu tư là ngày 21.9 sẽ tích nước giai đoạn 1 nên hàng trăm hộ dân không kịp xoay xở di dời nhà cửa, tài sản, công cụ sản xuất.
Thống kê sơ bộ 2 xã Tân Thanh và Liên Hà (H.Lâm Hà, Lâm Đồng) có khoảng 350 ha cà phê sắp thu hoạch trị giá hàng trăm tỉ đồng, hàng chục ngôi nhà, nhiều máy móc và công cụ sản xuất bị nhấn chìm dưới lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2. UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện hỏa tốc yêu cầu UBND H.Lâm Hà phối hợp với chủ đầu tư xác định các thiệt hại phát sinh của các hộ dân và các biện pháp cần hỗ trợ, để yêu cầu Công ty CP thủy điện Trung Nam giải quyết, báo cáo UBND tỉnh. Công điện còn yêu cầu Sở Công thương đôn đốc chủ đầu tư xử lý, khắc phục các vấn đề phát sinh, không để phức tạp tình hình tại địa phương.
Gia đình ông Lê Đình Minh, thôn 5, xã Tân Thanh có 5,4 ha cà phê bị thu hồi nhưng chưa nhận được hết tiền bồi thường và hỗ trợ, khi nước ngập chỉ kịp chạy thoát thân sang thôn Đạ Sa, xã Liên Hà; toàn bộ tài sản, cà phê, máy móc bị nước nhấn chìm. Cách đây ít ngày ông Minh mới nhận được 180 triệu đồng trong tổng số 600 triệu đồng tiền đền bù, hỗ trợ. Hiện nay gia đình ông Minh phải thuê nhà ở trọ, không còn mét đất nào để ở và sản xuất.
Tương tự, hộ bà Hoàng Thị Yến (9 người), bị nước nhấn chìm nhà cửa, 2 máy bơm nước tưới, nhiều công cụ sản xuất, ao cá, trại nuôi gà, vịt; sau khi tích nước mất hết tài sản thì chủ đầu tư mới trả cho bà được 270 triệu đồng, trong tổng số 900 triệu.
Ông Đào Xuân Sơn, Chủ tịch UBND xã Liên Hà trăn trở: "Chủ đầu tư tích nước đột ngột khiến bà con trở tay không kịp. Nay bà con bị thiệt hại nặng, chủ đầu tư vẫn không đủ tiền đền bù cho họ".
Theo ông Sơn, xã Liên Hà có 206 hộ thuộc 2 thôn Sình Công và Hà Lâm bị thiệt hại nhưng chỉ có khoảng 50% số hộ đã nhận được tiền đền bù. Xã đang đề nghị UBND huyện hỗ trợ cho 16 hộ đang hết sức khó khăn. Hầu hết các hộ ở thôn 5 nằm trong lòng hồ không còn đất sản xuất. Lãnh đạo xã Tân Thanh cũng cho rằng, do người dân chưa nhận được tiền đền bù nên tiếp tục đầu tư canh tác cà phê, nay cà phê sắp thu hoạch thì chủ đầu tư đột ngột tích nước khiến họ trắng tay.
Theo TNO
Thủy điện tích nước đột ngột, nhấn chìm nhà dân và hàng trăm hecta cà phê Ngày 8.10, có mặt tại xã Liên Hà, H.Lâm Hà (Lâm Đồng) PV Thanh Niên Online ghi nhận hàng loạt nhà dân và hàng trăm hecta cà phê sắp thu hoạch bị nhấn chìm dưới biển nước. Hồ thủy điện Đồng Nai 2 nhìn từ xa Theo lãnh đạo xã Liên Hà và Tân Thanh, nguyên nhân là do Công ty CP thủy...