Sụt gần chục cân vì nuốt đồ chơi
Sau 3 tháng ăn vào ói ra, cơ thể sụt 8kg, bé P. được gia đình chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, qua nội soi các bác sĩ đã lấy ra từ thực quản của bé một dị vật hình tròn có đường kính lên đến 4cm.
Bệnh nhi bị sụt 8kg trong vòng 3 tháng do nuốt đồ chơi của mình. Ảnh: Bệnh viện Nhi Đồng 2
Trường hợp hi hữu trên xảy ra với bé N.V.P. (10 tuổi, ngụ tại quận 10, TPHCM). Theo thông tin từ gia đình cung cấp, bé mắc chứng bệnh tự kỷ từ khi mới chào đời, nên mọi hành vi của cháu gia đình rất khó nắm bắt. Khoảng 3 tháng trước khi nhập viện, cháu có biểu hiện biếng ăn, khi ăn những thức ăn đặc, lợn cợn P. đều ói ra.
Suốt thời gian trên, bé P. chỉ có thể ăn được ít cháo và uống sữa nên cơ thể của cháu sụt liên tiếp đến 8kg. Lo lắng cho tình trạng của bé, gia đình đã đưa cháu đi đến nhiều phòng mạch tư kiểm tra nhưng không tìm ra bệnh. Cháu được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2 khi sức khỏe đã suy kiệt.
Dị vật đã nằm trong thực quản bé P. sau 3 tháng mới được phát hiện
Kết quả khám lâm sàng bác sĩ không ghi nhận sự bất thường nào nên tiến hành chụp X-quang ngực thì phát hiện dị vật cản quang nằm ở thực quản. Ngay sau đó, đơn vị nội soi khoa Tiêu hóa phối hợp với Khoa Tai mũi họng của bệnh viện tiến hành nội soi. Các bác sĩ đã lấy ra một dị vật hình tròn (nghi là đồ chơi của bé) nằm trong thực quản bệnh nhi. Sau khi lấy dị vật, tình trạng sức khỏe của bé nhanh chóng cải thiện.
Video đang HOT
Qua trường hợp trên, BS Nguyễn Thị Diệu Vinh, khoa Tiêu hóa khuyến cáo: Dị vật thực quản, là tai nạn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Ở trẻ lớn, sau khi nuốt dị vật, thường chỉ được vị trí cảm thấy đau. Ở trẻ nhỏ hay trẻ chậm phát triển tâm thần, mắc bệnh tự kỷ thường có triệu chứng sặc, nuốt khó đột ngột, không chịu ăn, ói, chảy nước dãi có máu hoặc các triệu chứng của đường hô hấp như khò khè, khó thở. Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Li Uyên
Theo Dân trí
Ngạt mũi và cách chữa trị
Thông thường, chúng ta rất chủ quan với hiện tượng ngạt mũi và dễ bỏ qua. Nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, đây là một dấu hiệu cần được quan tâm theo dõi vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như khối u, dị vật...
Hiện tượng ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, là cấp tính hoặc mạn tính. Bình thường, chúng ta thở đường mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng, thường xuyên phải đằng hắng. Khi thở bằng miệng, không khí đi vào không được lọc sạch và sưởi ấm nên dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, phế quản... Bệnh nhân không phát âm được những chữ m, n và nói giọng mũi kín.
Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai). Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng ngạt tắc mũi thường xuyên ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp... Bệnh nhân ngạt mũi thường xuyên thường bị thiếu không khí nên không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng.
Có thể đánh giá mức độ ngạt mũi bằng cách bịt từng bên mũi, để lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để nghe luồng khí đi qua. Cũng có thể hoặc đặt một gương nhỏ trước cửa mũi rồi thử từng bên xem có mờ gương hay không.
Ngạt mũi có rất nhiều nguyên nhân:
- Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.
- Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang...
- Khối u: Lành tính hoặc ác tính.
- Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu...
- Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi.
- Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.
Với những trường hợp ngạt mũi do viêm nhiễm cấp tính, có thể dùng một số lá xông chứa tinh dầu hoặc thuốc có tinh dầu để xông mũi trong 5-10 phút. Không nên dùng thuốc quá nóng hoặc nhỏ quá nhiều vì hơi thuốc sẽ bốc lên mạnh, rất khó chịu. Không dùng cách này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
Nếu nhỏ thuốc co mạch, không được dùng quá 10 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc - một loại bệnh rất khó điều trị. Tốt nhất là nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị đúng đắn ngay từ đầu.
Theo SK&ĐS
Nguyên nhân gây ra ho kéo dài Tôi bị ho đã 2 tháng nay, đã uống nhiều loại thuốc mà không khỏi. Xin hỏi, vì sao tôi lại bị ho kéo dài như vậy? Ho là phản ứng tốt của cơ thể để tống các dị vật hoặc đờm nhớt ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ...