Sụt 10 kg trong một tháng, bất ngờ phát hiện tiểu đường
Anh Cường 38 tuổi, tiền sử khỏe mạnh bỗng sụt 10 kg, mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều.
Đến Bệnh viện Đa khoa Medlactec khám, anh Cường sững sờ khi biết mình mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ Nguyễn Thị Ly, Chuyên khoa Nội tiết, cho biết do đường huyết cao nên anh Cường bị mất nước, triệu chứng khát nước nhiều, da khô, tiểu tiện nhiều, sụt cân nhiều, mệt mỏi.
“Rất may, bệnh nhân đến viện khám và điều trị kịp thời. Nếu đến viện muộn hơn, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan Ceton, thậm chí là tử vong”, bác sĩ Ly nói.
Sau 5 ngày điều trị tiêm insulin kết hợp với dùng thuốc uống, glucose máu của bệnh nhân ổn hơn, tránh được những biến chứng cấp tính. Đây là một trong số nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc tiểu đường mà bác sĩ Ly tiếp nhận và điều trị.
Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose trong máu, là bệnh mạn tính, không thể chữa lành. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngày càng nhiều người bệnh là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh yếu tố di truyền.
Video đang HOT
Một bệnh nhân xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện. Ảnh: Thu Ngô
Thống kê từ Hội đái tháo đường Việt Nam năm 2021, Việt Nam có khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường. Dự báo số người mắc bệnh này sẽ tăng lên gần 6,3 triệu vào năm 2045. Số người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc đái tháo đường mà không biết.
Đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm, gây nhiều biến chứng nguy hiểm: 34% biến chứng về tim mạch; 39,5% biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.
Những biến chứng này làm gia tăng chi phí y tế , giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ Ly khuyến cáo, người dân cần đi khám nếu xuất hiện các dấu hiệu như: Mệt mỏi, khát nước, sụt cân, đi tiểu nhiều, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Vì sao các vết viêm loét ở người bệnh tiểu đường chậm lành?
Các vết lở loét ở người mắc bệnh tiểu đường thường chậm lành do sự gia tăng hàm lượng đường trong máu gây ra những cản trở...
Vết thương chân ở người mặc tiểu đưởng rất khó chữa lành (Ảnh minh họa)
Hỏi:
Mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường khá nhiều năm nhưng gần đây trên chân tay xuất hiện các vết bong. Tôi nghe nói ở người tiểu đường, các vết viêm loét thường lâu lành có phải không, thưa bác sĩ?
Trần Mẫn (Bắc Ninh)
Trả lời:
Ở những bệnh nhân bị tiểu đường type 2, quá trình diễn tiến của bệnh diễn ra khá thầm lặng. Do đó, bệnh nhân thường khó có thể nhận biết bệnh và phần lớn các trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đi xét nghiệm hàm lượng Glucose trong máu.
Ngoài ra, khi có những vết thương lở loét, nhiễm trùng khó lành, bác sĩ thường đề xuất xét nghiệm đường huyết để tầm soát bệnh. Các vết lở loét ở người mắc bệnh tiểu đường thường chậm lành do sự gia tăng hàm lượng đường trong máu gây ra những cản trở cho lưu lượng máu dẫn đến tổn thương thần kinh và khó phục hồi vết thương.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện cảm giác tê và đau ở chân. Chưa kể, người bệnh còn dễ bị nhiễm trùng nấm men do sự gia tăng hàm lượng đường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển mạnh mẽ.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nấm men ở da, đặc biệt là những cơ quan sinh dục, dưới ngực, hoặc ở vùng da giữa các ngón chân và ngón tay.
Bệnh nhân tiểu đường cả type 1 và 2 thường phát hiện bệnh muộn do diễn tiến bệnh âm thầm. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu như thường xuyên bị mệt và xuất hiện cảm giác đói, khát nước và đi tiểu nhiều lần; khô miệng và ngứa da; sụt cân liên tục trong thời gian dài mặc dù người bệnh vẫn duy trì chế độ ăn như bình thường... bệnh nhân cần thăm khám để sớm phát hiện và kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
Việc xét nghiệm đường huyết chỉ được tiến hành lúc đói để đạt được kết quả chính xác nhất. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân đi xét nghiệm đường huyết vào sáng sớm và để bụng đói.
Thực tế, vào sáng sớm khi bạn chưa ăn gì thì hàm lượng Glucose trong máu ở người khỏe mạnh thường giảm đi và đạt chỉ số dưới 100mg/dL. Ngược lại, những người mắc bệnh tiểu đường, dù tiến hành xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng nhưng chỉ số Glucose đạt được vẫn lớn hơn 125mg/dL.
Đối với những người có nồng độ Glucose nằm trong khoảng 100 - 125mg/dL thì có thể bị rối loạn dung nạp đường huyết hoặc biểu hiện sớm của chứng tiểu đường. Để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lần 2 ở ngày khám tiếp theo, theo dõi và kết hợp các tiêu chuẩn khác. Nếu chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thì cần kiểm tra lại sau 1 - 3 tháng.
Phương pháp kiểm tra đường huyết mới bằng nước bọt, không cần chích ngón tay Để kiểm tra đường huyết, người mắc tiểu đường sẽ dùng kim chích đầu ngón tay để lấy máu. Việc này gây đau và khiến người bệnh ngại kiểm tra. Mới đây, các nhà khoa học đã phát triển phương pháp kiểm tra đường huyết bằng nước bọt. Phương pháp mới giúp kiểm tra đường huyết bằng nước bọt, không cần phả chích...