Sương muối phủ trắng núi đồi Lào Cai
Đêm qua (13/1) đến sáng nay, sương muối với cường độ từ nhẹ đến trung bình đã tấn công một số địa phương vùng cao huyện Bát Xát và Sa Pa.
Sương muối là một hiện tượng thời tiết rất nguy hại cho cây trồng, vật nuôi các loại. Đây là đợt sương muối lần thứ hai tấn công các vùng núi cao Lào Cai mùa đông 2013-2014.
Đêm qua (13/1), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu xuống miền Bắc, kết hợp với trường phân kỳ gió trên cao, gây hiện tượng ban đêm bầu trời từ ít đến quang mây, dẫn đến bức xạ nhiệt mặt đất lớn, khiến nhiệt độ giảm nhanh, giảm mạnh hơn là các tỉnh vùng núi phía bắc. Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn Trung ương cho biết.
Tại Lào Cai, lúc 7h ngày 14/1, các trạm khí tượng quan trắc được nhiệt độ thấp nhất ở một số nơi như sau: Thị trấn huyện Bắc Hà rét hại nặng 3,5 độ C; khu du lịch Sa Pa rét nhất xuống còn 0,5 độ C.
Đặc biệt, sương muối với cường độ từ nhẹ đến trung bình đã tấn công một số địa phương vùng cao huyện Bát Xát và Sa Pa. Bà Đào Thị Thanh Nga, quan trắc viên Trạm khí tượng Sa Pa cho biết, sương muối xuất hiện tại Sa Pa từ nửa đêm về sáng, bám vào mái nhà, cành cây, ngọn cỏ, đường đi một lớp mỏng trắng toát, cảm tưởng như có ai đó mang muối hạt ăn ra vãi. Càng lên cao lớp sương muối càng dày hơn, khu vực lưng đỉnh dãy núi Hoàng Liên Sơn quan sát được cả một vùng trắng xóa. Tại xã Ý Tý (Bát Xát), theo mô tả của người dân địa phương thì sương muối xảy ra với cường độ nhẹ hơn.
Dự báo sương muối ở Lào Cai khả năng còn kéo dài khoảng 2 ngày nữa rồi chấm dứt. Vì vậy, người dân các địa phương nơi xảy ra sương muối cần áp dụng mọi biện pháp hữu hiệu nhất chống rét cho cây trồng, cùng đàn gia súc và gia cầm.
Video đang HOT
Theo Lưu Minh Hải
Tuyết tan đến đâu, dân Sapa trắng tay đến đó!
Hàng trăm hécta su su và rau màu đã bị "huỷ diệt" sau trận băng tuyết dày lịch sử vùi lấp trong nhiều ngày, khiến người dân nơi đây năm nay tay trắng.
Cảnh tượng hoang tàn khi vườn su su sập giàn, cây cối đổ nát được trông thấy rõ khi đi dọc hai bên quốc lộ 4D, từ thị trấn Sa Pa lên Thác Bạc, đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai).
Chị Trần Thị Hoa Mai (tổ 13-Ô Quy Hồ) đang tập trung thu dọn vườn cây su su trong sự cay đắng.
Tại đây tuyết tan đến đâu, khung cảnh xơ xác hiện ra đến đó, tất cả những người dân trồng su su đều bị mất trắng.
Những trụ bêtông của giàn su su bị gãy đổ trước sức nặng của băng tuyết.
Sập giàn, người dân chỉ có lượm lại những quả su su còn sót lại.
Những giàn su su bị đổ sập và héo quắt do tuyết lạnh này phải đầu tư hàng trăm triệu đồng mới gây dựng lại được vườn su su như trước.
Chị Mai cho biết: "Những quả su su được thu gom lại chưa chắc có thể nuôi trồng lại được, phần lớn chỉ có thể để cho lợn ăn".
Người dân bản địa đang phải gồng mình khắc phục hậu quả.
Anh Hạng A Minh thu gom những cây bị chết do băng tuyết gây ra về làm củi.
Người dân thu dọn, chặt những cây bị gãy đổ sau khi băng tuyết tan.
Hàng trăm hécta vườn hoa hồng đã bị tàn phá nặng nề.
Theo Đàm Duy
Tuyết rơi ở Sa Pa: Khách hồ hởi, dân tê tái Tuyết rơi đầu mùa khiến nhiều khách du lịch từ khắp nơi náo nức đổ về Sa Pa. Nhưng đối với người dân địa phương mà nói, họ phải "chịu đựng" tuyết hơn là "thưởng" tuyết. Từ sáng qua, 15/12, mưa tuyết đã bắt đầu xuất hiện ở độ cao khoảng 2.200 thuộc khu vực Fansipan, Trạm Tôn, Ô Quý Hồ. Tới buổi...