‘Sương mù não’ hậu Covid-19 có thể tương đương lão hóa 10 năm
Các triệu chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài 2 năm, nhưng giới nghiên cứu phát hiện rằng sự suy giảm nhận thức sẽ hết một khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
Triệu chứng “ sương mù não” hậu Covid-19 có thể tương đương tình trạng lão hóa 10 năm., ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Tờ The Guardian ngày 22.7 đăng nghiên cứu của Đại học King’s College London (Anh) cho thấy triệu chứng “sương mù não” hậu Covid-19 có thể so sánh với tình trạng lão hóa 10 năm.
Trong nghiên cứu, các chuyên gia xem xét tác động của Covid-19 đối với trí nhớ và phát hiện rằng sự suy giảm nhận thức ở mức cao nhất đối với những người xét nghiệm dương tính và có triệu chứng kéo dài trên 3 tháng.
Nghiên cứu đăng trên chuyên san The Lancet còn nhận thấy rằng các triệu chứng ở những người bị ảnh hưởng có thể kéo dài gần 2 năm kể từ lần nhiễm đầu tiên.
“Vấn đề là 2 năm kể từ lần nhiễm đầu tiên, một số người không cảm thấy bình phục hoàn toàn và cuộc sống của họ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác động lâu dài của Covid-19″, theo giáo sư Claire Steves chuyên về lão hóa và y tế tại Đại học King’s College London.
Theo bà, cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp có thể can thiệp để hỗ trợ. Tính đến tháng 1.2023, ước tính 2 triệu người sống tại Anh bị các triệu chứng Covid-19 kéo dài, nghĩa là các triệu chứng tiếp diễn trong hơn 4 tuần kể từ lần lây nhiễm đầu tiên.
Các triệu chứng thường được ghi nhận bao gồm mệt mỏi, khó tập trung, khó thở và đau cơ. Nghiên cứu bao gồm hơn 5.100 người tham gia từ Ngân hàng sinh học nghiên cứu triệu chứng Covid-19, tham gia thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh.
Thông qua 12 bài kiểm tra nhận thức đo tốc độ và độ chính xác, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trí nhớ làm việc, sự chú ý, lý luận và kiểm soát động cơ giữa hai giai đoạn 2021 và 2022.
Trong nhóm đầu tiên gồm 3.335 người tham gia vào tháng 7 và tháng 8.2021, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy điểm nhận thức thấp hơn ở những người bị nhiễm Covid-19, với mức thấp nhất ở những người có triệu chứng hơn 12 tuần.
Lú lẫn, “sương mù não” hậu Covid-19: có biến đổi ở não giống bệnh Alzheimer?
Nghiên cứu cho biết tình trạng này có thể so sánh với tác động của việc “tăng khoảng 10 tuổi, hoặc biểu hiện các triệu chứng đau khổ tâm lý nhẹ hoặc trung bình”.
Nghiên cứu không phát hiện sự suy giảm nhận thức nào đối với những người đã hồi phục hoàn toàn khỏi Covid-19, ngay cả trong số những người có triệu chứng trong hơn 3 tháng.
Dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm
Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được dự báo tăng trưởng chậm do nhiều yếu tố nhưng nổi bật là tác động từ lãi suất cao giữa bối cảnh lạm phát.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 6.6 công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu cập nhật 6 tháng một lần, trong đó đánh giá rằng nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng "bấp bênh".
Cú hích yếu dần
Theo báo cáo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2023 giữa thời điểm chính sách tiền tệ tiếp tục bị thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Con số này tuy cao hơn mức dự báo 1,7% của WB hồi tháng 1 nhưng lại thấp hơn so với mức tăng trưởng 3,1% của năm 2022. Xa hơn nữa, WB cắt giảm mức tăng trưởng dự báo của năm 2024 từ 2,7% xuống còn 2,4% do tác động trễ của chính sách siết chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương và việc gia tăng điều kiện tín dụng, khiến đầu tư suy giảm, theo Reuters.
Container được đưa lên tàu tại cảng TP.Ninh Ba, Trung Quốc. Ảnh AFP
Báo cáo cho thấy khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến đạt mức tăng trưởng 5,5% trong năm nay, cao hơn mức 3,5% của năm ngoái, nhờ sự phục hồi của Trung Quốc giúp bù cho sự tăng trưởng chậm lại của hầu hết các nền kinh tế khác trong khu vực. Tuy nhiên, nếu trừ đi Trung Quốc, khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng dự báo 4,8% trong năm nay, thấp hơn so với 5,8% của năm 2022, bởi cú hích từ đợt mở cửa sau đại dịch Covid-19 bắt đầu yếu dần trong các nền kinh tế như Malaysia, Philippines và VN. Trong năm 2024, tăng trưởng của khu vực được dự báo là 4,6% do tác động từ việc mở cửa của Trung Quốc dần yếu đi.
WB cho biết những nguy cơ đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực gồm những điều kiện tài chính toàn cầu được siết chặt hơn dự kiến, lạm phát kéo dài ở mức cao, tình hình ảm đạm của lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị và đặc biệt là thiên tai tại các nền kinh tế nhỏ hơn.
Chặng đường dài phía trước
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, trụ sở tại Pháp), diễn đàn có hầu hết thành viên là các nền kinh tế có thu nhập cao, ngày 7.6 công bố báo cáo triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Theo đó, tổ chức này dự báo kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm nay, tăng nhẹ so với mức 2,6% được dự báo hồi tháng 3. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng do OECD ghi nhận trong năm 2022 là 3,3%.
AFP trích báo cáo cho rằng việc giá năng lượng giảm, các nút thắt trong chuỗi cung ứng được tháo gỡ và Trung Quốc tái mở cửa sớm hơn dự kiến đã đóng góp cho sự hồi phục. Tuy nhiên, lạm phát lõi vẫn cao hơn so với dự kiến và có thể buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất thêm. Các lĩnh vực bất động sản và tài chính được cho là đang bắt đầu cảm nhận sức ép ngày càng tăng từ lãi suất cao.
Giới chuyên gia kinh tế của WB và OECD đều có nhận định chung rằng kinh tế toàn cầu còn một chặng đường dài phía trước để đạt được tăng trưởng mạnh và bền vững. Tuy nhiên, Chủ tịch WB Ajay Banga lưu ý: "Điều quan trọng là phải nhớ rằng những dự báo tăng trưởng không phải là định mệnh. Chúng ta có cơ hội để xoay chuyển cục diện nhưng điều đó đòi hỏi tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau".
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh
Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm qua công bố số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 5 giảm 7,5%, mức suy giảm đầu tiên từ tháng 2 và là sự chênh lệch lớn so với mức tăng 8,5% trong tháng 4. Theo AFP, việc lạm phát toàn cầu gia tăng, mối đe dọa suy thoái và căng thẳng địa chính trị với Mỹ đã làm suy yếu sức mua sản phẩm Trung Quốc. Giới quan sát nói rằng số liệu này là một trong số nhiều chỉ dấu gợi ý sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc đang suy yếu.
Kết quả thí nghiệm: Kéo dài tuổi thọ thêm 50% nhờ hít vào ít khí oxy hơn Nhiều người tin rằng hạn chế ăn uống hoặc tập thể dục có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Nhưng các nhà khoa học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) vừa đề xuất một cách thứ ba: giảm lượng khí oxy hít vào cơ thể. Nghiên cứu đã so sánh giữa những con chuột sống trong môi trường oxy bình thường và...