Sườn nướng phô mai kiểu Hàn Quốc: Món ăn siêu ngon và không thể bỏ qua vào ngày trời lạnh
Team nghiện phô mai chắc chắn không thể bỏ qua món sườn nướng kiểu Hàn Quốc hấp dẫn và dễ làm này.
Bí quyết làm sườn nướng ngon “nuốt lưỡi” đổi món cho cả nhà cuối tuần Cao hứng làm thơ về món sườn nướng, chị vợ tiết lộ 1 bí quyết đặc biệt khiến món ăn đậm vị như nhà hàng 5 sao Công thức ướp sườn nướng mật ong mềm thơm chuẩn nhà hàng
Thời tiết Hà Nội đã bước vào mùa đông và trong không khí lạnh như này thì những món ăn nóng hổi sẽ kích thích vị giác hơn cả. Vì thế các chị em hãy cùng học cách làm món sườn nướng kiểu Hàn Quốc thơm ngon nóng hổi nhé!
Nguyên liệu cho món sườn nướng phô mai kiểu Hàn Quốc
500g sườn, nửa củ hành tây, nửa quả táo, 2 thìa tương ớt Hàn Quốc, 1 củ tỏi, 1 thìa nước tương, 1 thìa đường, 1 thìa ớt bột, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa mật ong, 5 thìa nước lọc, 200g phô mai mozzarella, 1 nhánh gừng và một chút rượu nấu ăn.
Cách làm sườn nướng phô mai kiểu Hàn Quốc
Sườn rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Luộc sườn sơ với gừng và rượu để thịt sạch và khử mùi hôi rồi vớt ra để ráo.
Táo rửa sạch, bỏ hạt và thái miếng nhỏ. Hành tây bỏ vỏ thái miếng mỏng.
Cho vào máy xay và xay nhuyễn hỗn hợp: Hành tây, táo, tỏi, tương ớt, nước tương, đường, ớt bột, hạt tiêu, mật ong, nước lọc.
Video đang HOT
Ướp sườn với hỗn hợp vừa làm trong vòng 1 tiếng. Khi ướp các chị em nhớ dùng màng bọc thực phẩm để đậy sườn lại nhé!
Làm nóng dầu ăn trên chảo và áp chảo sườn. Lật mặt sườn để sườn chín vàng đều và cho thêm nước lọc rồi đậy vung lại khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Lấy 1 chiếc chảo khác, bọc giấy bạc lên bề mặt chảo và cho sườn đã áp chảo vào một bên.
Cho phô mai mozzarella vào bên còn lại. Nếu thuộc team nghiện phô mai thì bạn có thể cho thêm nhiều hơn tùy thích nhé!
Vặn lửa nhỏ và đậy nắp vung lại để phô mai tan chảy. Như vậy là món sườn nướng phô mai kiểu Hàn Quốc đã hoàn thành.
Khi ăn bạn lấy sườn và cuốn thêm thật nhiều phô mai theo sở thích.
Miếng sườn phủ đầy phô mai béo ngậy thực sự ngon khó cưỡng.
Các chị em cùng làm món sườn phô mai hấp dẫn này để đãi cả nhà nhé!
Thịt heo ai mà không biết, nhưng loại nào nấu món gì cho hợp thì các mẹ đã chắc nắm được hết chưa?
Sau đây là mô tả chi tiết các loại thịt heo cơ bản và nấu món gì sẽ ngon với phần thịt heo đó, chị em lưu lại để dùng nhé!
Thịt heo vốn là loại thịt quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Nhưng làm sao để phân biệt các loại thịt heo cho đúng thì không phải ai cũng "rõ như trong lòng bàn tay".
Mỗi phần thịt của con heo sẽ có đặc điểm khác nhau đồng nghĩa với việc nó sẽ phù hợp để chế biến các món khác nhau. Chị em tham khảo những mô tả sau đây để áp dụng trong việc đi chợ và chế biến món ăn cho gia đình thuận tiện và dễ dàng hơn nhé!
Nạc thăn là miếng thịt cắt từ bắp thịt, nằm phía trước và chạy dọc cột xương sống của con heo gần dưới phía chân sau. Khi còn sống, thịt nạc thăn có màu đỏ sẫm nhìn rất giống thịt bò.
Tên gọi cốt lết có nguồn gốc từ tiếng Pháp để chỉ phần thịt lưng của heo. Ở miền Bắc, có nơi lọc phần thịt này để làm thịt thăn vì tính chất nhiều nạc rất ít mỡ, tuy nhiên cốt lếch thường khô hơn thịt nạc thăn. Miền Nam thường sử dụng nguyên khối, có dáng gần giống hình trụ.
Phần thịt ba chỉ khá nhiều mỡ, dễ gây ngán nhưng trong quá trình chế biến, loại thịt này lại mềm và ẩm.
Hệt như tên gọi của nó, phần thịt này nằm ở vị trí vai của heo. Phần thịt này thường dày, đầy đặn, có xen ít mỡ.
Trong phần thịt mông còn có một phần được phân biệt cụ thể hơn là thịt mông sấn. Đối với phần thịt, lớp da, mỡ được tách biệt rõ ràng.
Đây là phần thịt có các lớp mỡ xen kẽ vào bên trong miếng thịt chứ không tách biệt rõ ràng.
Thịt chân giò có nhiều thớ bắp thịt cuộn tròn lại cùng nhau. Đây là phần thịt nhiều người thích ăn.
So với chân giò sau, phần chân giò trước khi quan sát sẽ thấy có dáng, đẹp và rõ hơn ở phần móng giò. Vì là bộ phận hoạt động nhiều hơn nên thường nhiều gân hơn. Ngoài ra, thịt của chân giò trước cũng mỏng và ít hơn chân giò sau. Ưu điểm của thịt chân giò trước là ngọt hơn, do đó, nếu chế biến các món hầm, luộc, chị em nên chọn phần này. Phần chân giò sau sẽ có nhiều bắp thịt hơn, có mỡ, thịt không có vị ngọt như chân giò trước. Tuy nhiên, ưu điểm của chân giò sau là có nhiều thịt và giàu giá trị dinh dưỡng hơn chân trước.
Sườn heo được chia thành nhiều dạng: Sườn non là phần xương nhỏ, xương hình dẹt, nhiều thịt, thường có sụn. Loại thịt thường sử dụng chế biến các món như nướng, sườn rim, sườn xào chua ngọt; Dẻ sườn là phần thịt cứng, chắc và nhiều thịt thường được dùng để nướng; Sườn già là phần sườn có xương to, cứng và dài hơn, ít thịt. Cần thời gian nấu lâu thường để hầm canh lấy nước ngọt.
Nằm lòng 3 công đoạn sau, chị em sẽ có ngay món ăn vặt thơm ngon, "gây nghiện" vô cùng Bánh sữa chua sau khi làm xong bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc tủ đá để bảo quản là có thể sử dụng được từ 3-6 tháng. Nguyên liệu làm bánh sữa chua - 9 lát bánh mỳ sandwich - 3 hộp sữa chua không đường - 9 miếng phô mai con bò cười - 300ml sữa đặc - Dụng cụ:...