Suối Tiên, thắng cảnh hữu tình ở La Gi
Dòng sông Dinh chảy qua thị xã La Gi, đoạn giáp ranh xã Tân Xuân đến điểm giao thủy giữa suối Đó và sông Dinh, từ lâu được người dân La Gi gọi tên Suối Tiên.
Sở dĩ có tên gọi này, bởi đoạn sông mùa khô có cảnh quan vô cùng lãng mạn.
Vào những năm 60 khu vực này là rừng hoang cỏ dại, chung quanh không có người ở, mãi đến năm 1965 các khu dân cư mới định hình. Sống gắn bó nhất với khúc sông này là dân làng Phước Bình, nay thuộc khu phố 8 phường Tân An. Những người sống lâu năm tại đây kể lại rằng: Hồi ấy công cuộc mưu sinh của dân làng gắn liền hai bên bờ sông Dinh, người làm ruộng kẻ đập đá, đốt than cưa củi… Từ mụt măng, con tôm, con cá cho dân làng cũng từ dòng sông này.
Tàn chiều, khi xong công việc đồng áng, trai gái thường rủ nhau xuống sông tắm gội. Mùa khô, ở những gộp đá có khe nước trong xanh, cây rù rì che kín, là chỗ để các cô thôn nữ tìm đến. Vài lần vô tình người ta nhìn thấy những thôn nữ xõa tóc mơ màng bên sông vắng. Trong màu hoàng hôn vàng, hình ảnh mờ mờ ảo ảo ấy đẹp như tiên cảnh. Vậy là từ đó tên gọi Suối Tiên ra đời. Lúc đầu vài người gọi, rồi nhiều người gọi, gọi mãi thành quen, thành địa danh, thành chuyện lạ trên sông có suối.
Video đang HOT
Vẻ đẹp của Suối Tiên không chỉ hấp dẫn với người dân địa phương, nó còn có sức cuốn hút, gợi nhớ với bất kỳ ai ở xa một lần ghé chơi. Lớp lớp học trò qua nhiều thế hệ, ít nhiều đều có những hoài niệm đẹp về dòng suối này. Vào những ngày lễ tết, người dân địa phương từ trẻ đến già thường rủ nhau ra Suối Tiên dã ngoại với những thú vui hết sức dân dã như câu cá, tát cá, bắt ốc, tắm sông… và nhất là chụp hình lưu niệm.
Nét đẹp đặc trưng của Suối Tiên là đá. Trên dòng sông, nơi nào cũng có đá, đá mọc thành bờ dài, đá dựng thành cù lao, đá lô nhô, đá chồng chất. Cùng với đá là những bờ tre, hàng cây rủ bóng, đặc biệt những mảng rù rì mọc xanh giữa mùa khô hạn. Rù rì thân rất dẻo, lá xanh dài, mọc rất nhiều ở Suối Tiên, mọc thành lùm thành bụi, mọc ken dày trong hốc đá. Nhiều cây rù rì có gốc to, thế rất đẹp.
Rù rì, loài cây có sức sống rất phi thường, mùa lũ về, dù nước có ngập đến đâu, cây vẫn bám mình trong đá chịu đựng, lũ qua, cây lại vươn mình đứng thẳng. Mùa nắng hạn, dù hanh khô đến mấy cây vẫn nẩy lộc, đâm chồi. Chính màu xanh cây rù rì đã điểm trang cho Suối Tiên, làm cho Suối Tiên dịu mát hơn, thơ mộng hơn.
Suối Tiên, sông Dinh thắng cảnh hữu tình của La Gi.
Đi chơi suối trong những ngày hè
Tỉnh Khánh Hòa không chỉ có biển mà còn có nhiều suối rất đẹp, như: Ba Li, Đá Giăng, Suối Tiên, Mà Giá, Bạch Đằng, Ba Hồ...
Cách Nha Trang khoảng 17km về phía tây nam, Suối Tiên là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng xưa nay. Xuất phát từ khu vực núi Hòn Bà, Suối Tiên khi chảy về đồng bằng huyện Diên Khánh bị một dãy đá thiên nhiên nằm chắn ngang tạo thành một đập đá hùng vĩ và rất đẹp. Từ đây, dòng suối rẽ thành 2 nhánh, một nhánh về hướng bắc, tưới nước cho ruộng đồng; một nhánh về hướng đông, gặp dòng sông Cái và đổ ra biển. Đường đến Suối Tiên hiện nay rất dễ đi, xe máy, xe ô tô có thể đi đến nơi gửi xe, rồi đi bộ khoảng trăm mét là đến khu vực suối. Tại đây có khu vui chơi và nghỉ ngơi ăn uống phục vụ khách du lịch.
Bắt nguồn từ núi Chiến, suối Ba Li là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)... đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh. Cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km về phía nam, suối Ba Li thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại. Đường vào suối qua làng mạc, ruộng đồng, cảnh thôn quê đẹp, thanh bình. Gần đến khu vực suối sẽ thấy hồ Ba Li, không khí bắt đầu dịu mát. Từ đập tràn, mặt nước xanh mênh mông, lấp lánh nhìn ngút mắt. Con đường chạy dài dọc theo hồ đi lên suối. Bên kia hồ là cánh rừng xanh um. Càng đi lên không khí càng mát mẻ. Vào địa điểm gửi xe máy, khách bắt đầu thả bộ xuống đập tràn, từ đây có nhiều con đường mòn rẽ nhánh lên suối. Đi theo những con đường mòn này vào rừng, khoảng chưa đến một cây số là có nơi để cắm trại.
Suối Ba Hồ.
Xuất phát từ đỉnh Hòn Son, ở độ cao 660m, dòng suối Ba Hồ len lách giữa các triền núi đá đổ xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa rồi đổ ra vịnh Nha Phu. Trên con đường vượt từ đại ngàn xuống biển, bàn tay của tạo hóa vô tình mà hữu ý tạo ra những cảnh quan đẹp cho con người phiêu lưu, mạo hiểm. Có rất nhiều bậc thác được tạo thành trên đường đi của dòng suối, nhưng có 3 bậc thác cao và đẹp, dưới chân mỗi thác, đá giăng chung quanh tạo thành 3 lòng hồ trên lưng núi. Dừng lại tại khu vực hồ nhỏ nằm dưới chân một thác nước, bạn không cần phải căng dù che nắng bởi rất nhiều bóng mát được tạo bởi những tán cây rừng cổ thụ. Khách có thể nấu ăn, vui chơi, tắm suối tại đây...
Bạn cũng có thể tiếp tục thám hiểm, chinh phục 3 cái hồ. Đường đi lên hồ 1 tương đối dễ dàng, tuy cũng có nhiều đoạn gập ghềnh bởi chỉ có đá và đá, thậm chí có lúc phải len lỏi qua dây rừng chằng chịt, nhưng càng lên cao càng mát nên không thấy mệt. Cảnh quan tuyệt đẹp với những cây cổ thụ, dây leo thật to đan xen nhau; trong màn lá xanh, hoa rừng màu vàng, đỏ điểm xuyết, dòng nước đổ xuống khi dịu êm, hiền hòa, khi ầm ào tung bọt trắng xóa. Ở hồ 2 hiện ra một khung cảnh thật tuyệt vời chỉ có đá và nước. Nước đổ ầm ầm bên tai, tiếng chim rừng thánh thót...
Đường đi lên hồ 3 khá cheo leo, phải trèo lên những tảng đá rất chông chênh, nhất là đoạn phải bám vào những tay nắm bằng sắt trên vách đá dựng đứng để trèo lên cao hơn. Bạn cứ theo mũi tên sơn màu đỏ mà trèo, trước mặt chỉ có những phiến đá và dưới sâu kia cũng là đá. Hết đoạn "tay vịn", qua một vài cây "cầu khỉ" bằng dây leo, một khung cảnh như tranh vẽ hiện ra trong tầm mắt. Thật khó diễn tả cảm xúc khi lên được đến nơi này. Đó là cảm giác rũ bỏ sự sợ hãi, khoan khoái khi chinh phục độ cao, mặt nước hiền hòa dưới chân thác đổ... Bạn sẽ thấy bao mệt nhọc như tan biến..
Hàng dài du khách mắc kẹt, cheo leo giữa vách núi, khóc thét vì sợ hãi Các du khách leo núi Nhạn Đãng (Chiết Giang, Trung Quốc) đã gặp phải tình huống trớ trêu khi bị mắc kẹt cheo leo giữa vách núi do... quá đông người. Tuần qua, nhiều du khách leo núi Nhạn Đãng (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã phải "chôn chân" suốt hàng giờ đồng hồ giữa vách núi dựng đứng. Theo những hình ảnh...