‘Sửng sốt’ trước hươu trắng hai đầu kỳ lạ
Hươu trắng hai đầu được phát hiện ở gần bờ sông sông Mississippi, bang Minnesota, Mỹ.
Mặc dù khi được phát hiện, chú hươu đáng thương đã chết thế nhưng sự xuất hiện của nó vẫn khiến dư luận xôn xao và các nhà khoa học chú ý.
Theo thông tin đăng tải, khi đang hái nấm gần bờ sông Mississippi, một người dân ở bang Minnesota, Mỹ đã bất ngờ phát hiện là một chú hươu trắng hai đầu.
Tuy nhiên, do được sinh mở trong điều kiện hoang dã, hoàn toàn không có bất cứ sự trợ giúp y tế nào, khi được phát hiện, chú hươu đáng thương vừa trút hơi thở cuối cùng.
Hươu trắng hai đầu lần đầu tiên được phát hiện
Khi thông tin được lan truyền, chú hươu hai đầu này đã thu hút được sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học.
Theo các nhà khoa học xác nhận, chú hươu hai đầu này thuộc loài hươu đuôi trắng, tên khoa học là Odocoileus virginianus.
Do thời gian tử vong không lâu trước khi được phát hiện, toàn bộ cơ thể của hươu sơ sinh hai đầu được bảo toàn nguyên vẹn.
Sau khi giải phẫu và chụp chiếu, các nhà khoa học cho biết, chú hươu con này có tới hai trái tim nằm trong một màng tim. Trong hai chiếc đầu, thì chiếc đầu thứ hai có gốc ngay tại phần xương sống vùng ngực. Điều này có nghĩa, nếu còn sống, chú hươu đột biến này sẽ sở hữu 2 bộ phận tiêu hóa gồm lưỡi và thực quản.
Đồng thời, họ cũng khẳng định, chú hươu này đã chết ngạt trước khi chào đời. Bằng chứng là phần phổi của nó chưa một lần được hoạt động.
Nhà khoa học Gino D’Angelo, một trong những người trực tiếp tham gia cuộc giải phẫu chú hươu cho biết, đây là một trong những cá thể động vật hiếm nhất trên thế giới, có lẽ phải có hàng chục triệu con hươu đuôi trắng ra đời mới xuất hiện một con hươu hai đầu như thế này.
Hiện, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn, tìm hiểu về nguyên nhân gây ra đột biến ở chú hươu đuôi trắng này.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Hình ảnh so sánh cho thấy biến đổi khí hậu thay đổi Trái Đất như thế nào?
Chúng ta đang nhìn thấy sự tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu trong từng ngày từng giờ và ở mọi nơi trên Trái Đất.
Sông băng Pedersen ở Alaska cách đây 100 năm và bây giờ.
Thác nước Victoria ngoạn mục ngày nào nay chỉ còn những dòng nước nhỏ chảy xuống.
Cháy rừng đang khiến hành tinh của chúng ta mất dần màu xanh và mất đi nhiều loài động vật.
Các thành phố trên khắp thế giới bị ngập thường xuyên hơn.
Hình ảnh so sánh sông băng Okjokull ở Iceland trước đây và thời điểm tháng 8/2019.
Biến đối khí hậu đã gây suy giảm 89% rặng san hô mới ở Great Barrier Reef.
Toàn bộ dòng sông băng này đã biến thành nước cho thấy tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu tới hành tinh của chúng ta.
Chỉ trong vòng 6 năm, hồ Aculeo đã biến mất như thể nó chưa từng tồn tại.
Đập Theewaterskloof ở Nam Phi cũng đã biến mất.
Ngập lụt ở sông Ganges tại Allahabad, Ấn Độ đã khiến nhiều người mất nhà cửa.
Hồ Urmia ở Iran đã chuyển sang màu đỏ và dần cạn kiệt.
Những khu rừng trên khắp thế giới đang bùng cháy và đây là những gì xảy ra ở Amazon - lá phổi của hành tinh.
Sông Mississippi dâng cao khiến toàn bộ thành phố bị ngập lụt.
Sông băng Grinnell gần như không còn được gọi là một sông băng.
Chỉ trong vòng 3 năm, hồ Oroville ở California gần như cạn khô./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Brightside
Khi vũ trụ của chúng ta ngập rác Từ lâu nay, cuộc đua khám phá không gian của nhân loại đã tạo nên một vấn đề nan giải mới: rác thải vũ trụ. Hàng triệu mảnh vụn với đủ loại kích thước đang trôi dạt trên quỹ đạo, không chỉ đe dọa quá trình hoạt động của các vệ tinh, mà còn ảnh hưởng đến chiến lược phòng thủ không gian...