Sum vầy bên nồi lẩu
“Tôi thấy món lẩu của Việt Nam rất đặc biệt, tại sao các bạn lại ít ăn lẩu trong dịp tết?” – gợi ý của một người bạn là đầu bếp Tây khiến tôi nhớ đến một món ăn thật thú vị khi đang loay hoay với câu hỏi “tết này ăn gì?”.
Ừ nhỉ, lẩu là món ăn sum vầy, rất thích hợp khi cả nhà quây quần bên nhau sau một năm mải mê những công việc, dự án riêng. Còn gì hấp dẫn hơn được hít hà, xì xụp quanh nồi lẩu nghi ngút khói giữa những người yêu thương nhất? Còn nữa, lẩu là món ăn có rất nhiều rau, đủ để xua hết cảm giác ngán của các loại thức ăn nguội nhiều đạm của ngày tết, thời gian chế biến lại nhanh. Thêm một điểm cộng cho món lẩu nấm dinh dưỡng được giới thiệu giới đây: không có một tí dầu mỡ nào, lại thoang thoảng hương thơm dễ chịu của hoài sơn, ở mức độ chỉ vừa đủ để mang lại hương vị khác biệt, không quá nồng. Bếp trưởng Đào Thiện Minh của nhà hàng Bê Vàng (Q.5, TP.HCM) – người hướng dẫn cách nấu món lẩu nấm dinh dưỡng – cho biết các loại lẩu thường được nêm dầu, riêng với món lẩu này, bạn không nên cho một tí dầu nào để giữ trọn vẹn mùi thơm của các loại nấm, nhất là nấm đông cô.
Để tiện dụng, bạn nên mua xương heo về hầm lấy nước dùng từ trước tết, sau đó để nguội, trữ trong ngăn đá tủ lạnh.
Nguyên liệu (cho 8 người ăn)
- Đĩa rau nấm: Nấm kim chi: 200gr, nấm bạch tuyết: 100gr, nấm bào ngư: 100gr, nấm rơm đen: 100gr, nấm linh chi nâu và trắng: 100gr mỗi loại, nấm đông cô tươi: 100gr, nấm đùi gà: 100gr, rau tần ô: 200gr, ớt sừng: 1 trái.
- Hải sản: mực ống: 200gr, tôm sú: 300gr, thanh cua: 5 thanh, cá lóc phi lê: 100gr, sò điệp: 100gr. Bạn cũng có thể thêm 1/2 con gà ta.
- Nước lẩu: nước dùng heo: 1,5 lít, táo tàu đỏ: 5 trái, hoài sơn (mua ở tiệm thuốc bắc): 4 miếng, đậu Hà Lan: 5 trái, nấm đông cô khô: 8 cái, bột ngọt: 3 muỗng cà phê, bột nêm gà: 2 muỗng, muối: 1/2 muỗng, tiêu: 1/2 muỗng, đường: 2 muỗng rưỡi.
Video đang HOT
Cách làm
- Cắt bỏ chân các loại nấm, ngâm muối, rửa sạch. Xếp tần ô ra đĩa, sau đó xếp các loại
nấm lên trên. Trang trí với ớt sừng thái chỉ.
- Rửa sạch hải sản, để ráo, cắt miếng vừa ăn. Tôm cắt râu. Thanh cua cắt xéo. Xếp tất cả
ra đĩa.
- Ngâm nấm đông cô khô cho mềm, rửa sạch. Nấu sôi nước dùng, cho thịt gà chặt miếng và nấm vào đun trong 10 phút, khi nấm bắt đầu tỏa mùi thơm ngào ngạt thì cho gia vị và hải sản vào. Khi nước sôi trở lại, cho từng ít rau vào, ăn tới đâu cho tới đó.
Dùng chung với mì trứng, nước tương, sa tế.
Theo TNO
Sự lựa chọn thông minh cho nồi lẩu ngon.
Lẩu là một loại món ăn phổ biến xuất phát từ Mông Cổ. Một nồi lẩu bao gồm một bếp (ga, than hay điện) đang đỏ lửa và nồi nước dùng đang sôi. Các món ăn sống được để xung quanh và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi chín tới và ăn nóng.
Thông thường đồ ăn dùng làm món lẩu là: thịt, cá, lươn, rau, nấm, hải sản... Lẩu ngày nay không nhưng đã trở thành một thực đơn chính tại các Nhà hàng, khách sạn ...mà còn là ẩm thực ưa thích của người Việt. Thời gian bỏ ra để chuẩn bị một nồi lẩu cũng khá nhanh , vì vậy , lẩu thường là sự lựa chọn số một của các bà nội trợ
Tuy nhiên để hoàn chỉnh cho một tiệc lẩu ngoài việc chuẩn bị nguyên liệu tươi sống, một nồi nước dùng thươm ngon còn cần đến một bếp đung để nấu chín, giữ nóng liên tục cho nồi nước dùng...Hiện nay thông thường có 03 loại bếp để lựa chọn (bếp từ, bếp gas mini, bếp cồn).
Bếp gas mini có lẽ nên bỏ ngoài danh sách vì đã có quá nhiều thiệt hại về người và tài sản do sự cố bình gas tự phát nổ.
Bếp từ được khá đông người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và cũng dễ sử dụng, tuy nhiên nhược điểm của loại sản phẩm này cũng khá nhiều như độ bền kém vì hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc nên chất lượng không được kiểm chứng chặt chẽ, công suất tiêu thụ điện năng cao thường từ 1500 - 2500w nên việc dùng nhiều bếp cùng lúc rất dễ làm hư toàn bộ hệ thống điện do nóng chảy đường dây.
Bếp cồn với mức độ an toàn và sự tiết kiệm cao hơn rất nhiều so với bếp ga và bếp từ, "cồn khô", "cồn thạch" đang nhanh chóng trở thành nguyên liệu đun nấu chính của các gia đình, nhà hàng, quán ăn. Với ưu điểm lớn: an toàn, tiện dụng , bếp cồn khô hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm nêu trên.
Cồn khô đang thay thế dần bếp ga, bếp từ - Sản phẩm của một thương hiệu lớn về cồn khô - Vĩnh Thái.
Thời gian gần đây cồn khô đã là nhiên liệu phổ biến, đặc biệt là các thành phố lớn. Miền Bắc cũng đã có những nhà hàng lớn và những bà nội trợ nhạy bén với sản phẩm mới tin dùng, tuy nhiên do thói quen và ngại tìm hiểu nên cồn khô chưa được phổ biến. Một mặt nữa, dùng cồn khô thông thường hay có mùi khét, cặn nhiều, và rất cay mắt - đặc biệt khi ngồi trong phòng kín hoặc phòng có điều hòa nên Cồn Khô chưa được nhìn nhận một cách tối ưu. Bếp cồn khô có nhiều loại, loại thường và loại có thể điều chỉnh nhiệt để tiết kiệm cồn, loại thường cũng chỉ khoảng 60.000 đồng. Bếp cồn khô dễ vệ sinh, kết cấu bằng inox nên rất bền.
Hầu hết các sản phẩm cồn khô đang có mặt trên thị trường đều không có bao bì nhãn mác, nếu có thì rất sơ sài do một số cơ sở sản xuất không chuyên, chạy theo lợi nhuận nên chất lượng không cao. Theo kinh nghiệm của Anh Triều - quản lý Nhà Hàng Hải Xồm : "nếu dùng cồn khô thì nên dùng loại có ghi rõ nhà sản xuất, để đảm bảo an toàn tuyệt đối về chất lượng".
Gần đây, trên thị trường xuất hiện sản phẩm "Cồn Thạch Vĩnh Thái" được đóng gói trong cốc nhựa, có kết cấu đông kết dạng thạch được sản xuất hoàn toàn từ Ethanol, tuyệt đối không cay mắt, không có cặn, lửa xanh và nhiệt trị như gas, thời gian cháy dài được các nhà hàng lựa chọn thay thế cho các sản phẩm năng lượng khác cực kỳ tối ưu, sản phẩm "Cồn Thạch" này đang được các nhà hàng lớn như Hải Xồm, Lan Chín, Hiếu Béo, Mái đỏ, Ngói đỏ, Làng Ngói, Lẩu Thái Pakson, Vincom... tin dùng nhằm tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho thực khách khi đến với nhà hàng
Theo PNO
[Chế biến]- Sum vầy bên nồi lẩu dê thơm lừng Thịt dê có mùi vị thơm ngon, tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt nên thích hợp ăn trong mùa lạnh vào dịp lễ cuối năm, cả nhà sum họp quây quần bên nồi lẩu dê thơm lừng nghi ngút khói sẽ thật tuyệt vời! Nguyên liệu: 1kg thịt dê đã được thui da vàng 1 củ khoai môn 300g 200g măng...