Sức vươn dậy mãnh liệt của làng tranh sơn mài Hạ Thái
Mặc dù ’sinh sau, đẻ muộn’ so với nhiều làng cùng nghề khác ở Tràng An (Hà Nội) nhưng nhờ sự chăm chỉ, quyết giữ nghề, giờ đây Hạ Thái (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) đang vươn mình thoát khỏi lũy tre làng, tiến tới xuất khẩu ra thế giới.
Xuất hiện từ thế kỷ 16, làng tranh sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội hiện là làng còn hiếm hoi sống được nhờ nghề này.
Công đoạn đầu tiên của nghề làm tranh sơn mài là làm phẳng các tấm gỗ ép bằng sơn ta.
Trước đó, những người thợ cũng phải đảm bảo sản phẩm thô phải được mịn.
Công việc đòi hỏi sự nhẫn nại nên thường được nữ giới thực hiện.
Sản phẩm thường được quét nhiều lớp sơn và đánh bóng trước khi trang trí họa tiết, dán bạc, vàng, khảm trai…
Sản phẩm khi chưa được hoàn thiện nhìn rất thô và không mấy bắt mắt.
Video đang HOT
Qua mỗi một công đoạn sơn rồi mài, vẻ ngoài của sản phẩm dần trở nên bóng bẩy và có ‘độ sâu’.
Công việc của các họa sĩ cũng rất tỉ mỉ. Họ phải vẽ từng chi tiết một sao cho sản phẩm trở nên đẹp hơn.
Đây chỉ là 1 trong nhiều công đoạn hoàn thiện 1 sản phẩm sơn mài.
Mỗi ngày, một họa sĩ có thể phải thực hiện cả trăm hành động giống nhau trên các sản phẩm.
Trong khi đó những người khác lại tiếp tục mài hoặc phủ lên 1 lớp sơn khác rồi đánh bóng.
Thường thì mỗi người thợ sẽ phụ trách 1 công đoạn nhất định để có 1 dây chuyền cho sản phẩm ra đời.
Với những sản phẩm đòi hỏi sự tinh xảo, người thợ phải phủ lên nhiều lớp khác như bạc, vàng, vỏ trứng gà, khảm trai, sừng trâu…
Một người thợ đang dát bạc cho một sản phẩm sơn mài.
Sản phẩm sau đó sẽ được hong khô nhằm tạo độ kết dính.
Những sản phẩm thủ công chờ công đoạn hoàn thiện cuối cùng.
Công đoạn cuối cùng của một sản phẩm sơn mài là phủ dầu bóng và sấy khô.
Một tác phẩm tranh sơn mài đã hoàn thiện của nghệ nhân tranh sơn mài.
Theo soha
Phạt nặng dạy thêm: Sợ chứ không phục!
Quy định của Bộ GD-ĐT tưởng rất chặt chẽ, muốn "múc nước" tiêu cực tại các "hố" dạy thêm, học thêm nhưng thực tế đang dùng rổ để làm!
Bộ GD-ĐT vừa đưa quy định phạt 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm không giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn sử dụng vào dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã dấy lên nhiều ý kiến trong ngành. Nhiều nhà giáo dục lão thành cho rằng quy định này chỉ nhằm giải quyết cái ngọn của thực trạng.
Học sinh thiệt thòi
Ở góc độ nhà quản lý, nhà nghiên cứu hay giáo viên thì dạy thêm, học thêm đều là nhu cầu tất yếu. Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, đại biểu Quốc hội, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định - TPHCM, cho biết chương trình thi đại học rất dàn đều. Học sinh bình thường chỉ có thể giải quyết được 50% yêu cầu nên muốn đậu đại học bắt buộc phải học thêm. Bản thân bà cũng đang dạy thêm môn hóa tại một trung tâm luyện thi đại học. Bà Thu Cúc cho biết nhiều năm qua đã đào tạo được rất nhiều học sinh vào đại học. Mong muốn của bà là giảm dạy thêm, học thêm chứ không cấm triệt để bởi đây là nhu cầu chính đáng.
Học sinh của một trường trung học tại TPHCM đến trung tâm dạy thêm sau giờ chính khóa. Ảnh: TẤN THẠNH
Bà Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1 - TPHCM), cho biết ngoài giờ học chính khóa, nhiều giáo viên ở lại để dạy thêm cho những học sinh yếu kém mà không lấy thù lao. Ngoài ra, trường còn tổ chức ôn luyện cho những học sinh muốn thi vào các trường chuyên hoặc muốn bồi dưỡng thêm theo nhu cầu của phụ huynh. Nếu cấm dạy thêm, học thêm trong trường hợp này thì người thiệt thòi chính là học sinh.
Một giáo viên dạy giỏi của một trường tiểu học ở quận Đống Đa - Hà Nội cho biết lãnh đạo trường tuyệt đối tuân thủ quy định của Sở GD-ĐT, không đồng ý cho giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường. "Thế nhưng, ai cũng muốn cho con vào trường chuyên lớp chọn, mà muốn vào học các lớp tốt thì phải luyện thi. Dạy học, nâng cao kiến thức cho học sinh theo yêu cầu của phụ huynh mà bị phạt tới 20 triệu đồng thì quả là bất công với chúng tôi" - giáo viên này bức xúc.
Một giáo viên khác cũng ngậm ngùi: "Chúng tôi không muốn đặt áp lực cho học sinh nhưng ngành giáo dục lại đặt áp lực cho chúng tôi. Nếu học sinh không đạt tỉ lệ khá, giỏi nhất định thì chúng tôi bị lãnh đạo nhà trường phê bình. Phạt nặng người dạy thêm như một nỗi đau của người làm giáo dục".
Phải "trị" từ gốc
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng quy định về quản lý dạy thêm, học thêm không đề cập phụ huynh - học sinh, trong khi đây là yếu tố tác động rất lớn đến việc dạy thêm của giáo viên...
TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, không ngần ngại chỉ ra rằng Bộ GD-ĐT chính là nguyên nhân trực tiếp khiến việc dạy thêm, học thêm trở thành điều tất yếu. Chương trình học, thi tuyển rất nặng, càng lên cao thì giáo viên không đủ thời gian dạy cho học trò trong giờ chính khóa nên phải tổ chức dạy thêm. Ông ví von: "Quy định của Bộ GD-ĐT tưởng rất chặt chẽ, muốn "múc nước" tiêu cực tại các "hố" dạy thêm, học thêm nhưng thực tế đang dùng rổ để làm điều này".
Theo TS Hồ Thiệu Hùng, thông tư này vô hình trung đang tạo điều kiện cho trường dân lập thoải mái, muốn làm như thế nào thì làm. Trong khi đó, các trường công lập, trường chuyên thì bị nghiêm cấm khắt khe. Những giáo viên sau khi dạy có uy tín ở một trường nào đó, xin ra ngoài dạy thêm thì ai cấm được? Nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý và giáo viên cho rằng quy định trên chỉ có thể khiến giáo viên sợ chứ không phục.
Theo soha
Cả làng náo loạn với 'rắn thần' ở Bắc Giang "Ông rắn thiêng lắm, là thần tiên giáng trần chứ không phải rắn thường đâu nhé...". Kỳ 1: Đủ thứ đồn đại về "ông rắn" Đầu năm Tỵ, cả nước được dịp xôn xao với "thần xà" (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) liên tiếp "nhập" vào người, đòi cúng một cặp bò, rồi được đà lấn tới, tiếp tục đòi cúng... giếng...