Sức sống mới cho cơ chế đa phương

Theo dõi VGT trên

Từ ngày 1/1/2024, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ghi dấu mốc lịch sử khi chào đón 5 thành viên mớiAi Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Đây là lần mở rộng đầu tiên của BRICS kể từ năm 2010, cho thấy sức mạnh đoàn kết của BRICS và các nước đang phát triển, cũng như quyết tâm hợp tác vì tương lai tốt đẹp hơn.

Sức sống mới cho cơ chế đa phương - Hình 1

Ngày 24/8/2023, tại thành phố Johannesburg, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã ra Tuyên bố Johannesburg II, phản ánh các thông điệp chính của BRICS về các vấn đề quan trọng về kinh tế, tài chính và chính trị toàn cầu. BRICS cũng chính thức mời thêm 6 nước gia nhập khối. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, lần mở rộng này sẽ được tiếp nối bởi những lần mở rộng khác và BRICS là “sự hợp tác của các quốc gia bình đẳng, có quan điểm khác nhau nhưng có tầm nhìn chung để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng việc mở rộng BRICS mang tính lịch sử và là điểm khởi đầu mới cho hợp tác BRICS, thể hiện quyết tâm của các nước BRICS trong việc đoàn kết và hợp tác với các nước đang phát triển khác, đáp ứng mong đợi của cộng đồng quốc tế và phục vụ những lợi ích chung của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển. Ông Tập Cận Bình nêu rõ sự mở rộng cũng sẽ tiếp thêm sức sống mới cho cơ chế hợp tác BRICS và tăng cường hơn nữa các lực lượng vì hòa bình và phát triển thế giới, đồng thời nhấn mạnh rằng chỉ cần các nước BRICS cùng nhau hợp tác thì có thể đạt được nhiều điều và một tương lai đầy hứa hẹn đang chờ đợi các nước BRICS.

Video đang HOT

Tất cả các quốc gia thành viên BRICS đều khác nhau về mức độ giàu có, phát triển xã hội và khoa học, nhưng có một điểm chung là tốc độ phát triển kinh tế cao. Với các thành viên mới, BRICS sẽ chiếm khoảng 37% GDP của toàn cầu theo sức mua tương đương và 46% dân số thế giới. Điều quan trọng hơn là BRICS mở rộng quy tụ các quốc gia chiếm 80% sản lượng dầu mỏ thế giới, đưa nhóm này trở thành một trong những khối dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Đồng thời, BRICS bao gồm không chỉ những nước khai thác mà cả tiêu thụ tài nguyên năng lượng lớn nhất thế giới. Đây là điểm tích cực để BRICS có thể đưa ra những chiến lược khai thác và sử dụng năng lượng ổn định, bền vững, vì sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Sau Hội nghị thượng đỉnh BRICS tổ chức trực tuyến vào tháng 6/2022, Iran và Argentina đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức này, sau đó Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Ethiopia cũng làm điều tương tự. Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) cuối tháng 8 vừa qua, các nhà lãnh đạo BRICS quyết định mời 6 quốc gia trên tham gia liên minh từ ngày 1/1/2024. Tuy nhiên, cuộc bầu cử tổng thống ở Argentina hồi tháng 11 vừa qua đã dẫn tới sự thay đổi chính phủ ở nước này. Chính phủ mới theo đường lối cực hữu của Tổng thống Javier Milei đã quyết định xem xét lại việc gia nhập BRICS. Đây là lý do chỉ có 5 nước gia nhập BRICS trong đợt này.

Quyết định mở rộng nhóm phản ánh ý chí của các đồng minh BRICS hiện tại. Bằng cách này, BRICS cũng tăng cường sự hiện diện ở các khu vực như Trung Đông và châu Phi. Theo thông báo của Nam Phi, Chủ tịch BRICS năm 2023, hơn 40 quốc gia đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS, trong đó có 22 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập. Tổ chức này cũng có kế hoạch ra mắt hệ thống thanh toán của riêng mình. Các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính và thương mại quốc tế giữa BRICS cũng như các đối tác thương mại, đồng thời khuyến khích tăng cường mạng lưới ngân hàng đại lý giữa các quốc gia BRICS và cho phép thanh toán bằng các đồng nội tệ. Khi các nhà sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia và Iran gia nhập BRICS, hoạt động buôn bán dầu mỏ sẽ dễ dàng “phi USD hóa”.

Các chuyên gia cho rằng việc mở rộng BRICS không chỉ thể hiện xu hướng mạnh mẽ của cơ chế BRICS, vượt xa dự kiến của một số nước phương Tây như Mỹ, mà còn là phản ứng mạnh mẽ trước sự bá quyền của phương Tây. Việc thêm nhiều nước đang phát triển gia nhập BRICS đã thể hiện những mong muốn về tăng cường tiếng nói và quyền tự chủ của nhóm nước này trong các vấn đề toàn cầu, ủng hộ một trật tự quốc tế vô tư, công bằng, đa dạng và đa cực hơn, thay cho trật tự bị chi phối bởi các cường quốc kinh tế phương Tây. Bên cạnh đó, với việc BRICS mở rộng, cán cân kinh tế toàn cầu đang dần dịch chuyển từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi, phản ánh xu thế hướng tới một thế giới đa cực, qua đó tăng cường vai trò của các nước đang phát triển trong trật tự thế giới mới.

Trong năm đầu tiên mở rộng lên thành 10 thành viên, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của BRICS chính là LB Nga. Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến vai trò chủ tịch luân phiên của LB Nga trong năm đầu tiên đán.h dấu bước ngoặt quan trọng của BRICS. Ông Putin lưu ý rằng Nga sẽ làm mọi cách có thể để giúp các thành viên mới hội nhập hài hòa với phương thức hoạt động của tổ chức này. Theo Tổng thống Putin, Nga dự định sẽ đóng góp bằng mọi cách để có thể để tăng cường vai trò của BRICS trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự toàn cầu, cũng như tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong khuôn khổ của hiệp hội.

Ngoài hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào tháng 10/2024 với thành phần mới, rộng rãi hơn, Nga cũng sẽ tổ chức Đại hội thể thao BRICS tại Kazan vào mùa Hè. Tổng cộng có khoảng 200 sự kiện dự kiến diễn ra trong khuôn khổ năm chủ tịch của Nga trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, tài chính, khoa học, công nghệ, đổi mới, văn hóa…

Theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg, nhiệm kỳ chủ tịch của Nga sẽ tập trung chú ý vào việc đưa các thành viên mới vào cấu trúc hợp tác đa phương; thực hiện Chiến lược đối tác kinh tế BRICS đến năm 2025 và Kế hoạch hành động vì hợp tác đổi mới giai đoạn 2021-2024. Ngoài ra, việc tăng cường phối hợp chính sách đối ngoại tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, tăng cường hợp tác về các vấn đề chống khủn.g b.ố, rửa tiề.n, an ninh thông tin và trí tuệ nhân tạo cũng là trọng tâm nhiệm kỳ.

Những ưu tiên khác bao gồm tăng cường vai trò của các nước BRICS trong hệ thống tài chính và tiề.n tệ toàn cầu, phát triển hợp tác liên ngân hàng với trọng tâm là tăng cường thanh toán bằng tiề.n tệ của các nước thành viên.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng vẫn còn một chặng đường dài để phát triển BRICS thành một nhóm thống nhất, bởi hiện đây vẫn là một khối liên kết khá lỏng lẻo và chưa có sự đồng thuận cao trong nội bộ. Sự khác biệt về mức độ phát triển, hạ tầng kinh tế… khiến các thành viên BRICS cũ và mới có cách tiếp cận không giống nhau đối với nhiều vấn đề của thế giới; chính sách và tính toán của mỗi thành viên khi tham gia tổ chức cũng khác nhau, thậm chí có thể nảy sinh xung đột về quyền lợi.

Tốc độ mở rộng BRICS sẽ phụ thuộc vào phương thức hợp tác được ưu tiên – kinh tế hay chính trị. Đây là một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ở Kazan. Trong thời gian Nga làm Chủ tịch luân phiên, BRICS dự kiến sẽ hình thành kế hoạch xác định cách thức và tiêu chí để thực hiện việc kết nạp thêm các thành viên mới, tiếp tục thể chế hóa hợp tác của nhóm. Mặc dù vậy, có thể khẳng định sự mở rộng của BRICS nói riêng cũng như việc hàng loạt tổ chức khu vực và quốc tế, như Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)… kết nạp thêm thành viên trong thời gian qua, đã tạo sức sống mới cho các cơ chế hợp tác đa phương giữa các nước đang phát triển. Xu thế mở rộng này được đán.h giá sẽ tiếp tục trong thời gian tới bởi việc BRICS hay G20 kết nạp thành viên mới cho thấy hợp tác là con đường duy nhất để kết nối sức mạnh giữa các thành viên cho mục tiêu phát triển chung.

Nga vạch ra tầm nhìn tương lai cho BRICS

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi lớn không cần phải chuyển đổi thành một tổ chức có ban thư ký.

Nga vạch ra tầm nhìn tương lai cho BRICS - Hình 1
Lãnh đạo các nước thành viên nhóm BRICS tại một diễn đàn trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) ngày 22/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong cuộc phỏng vấn với kênh NTV của Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov nêu rõ: "BRICS không phải là một tổ chức mà là một hiệp hội. Chính vì vậy, BRICS không nên biến từ một tập hợp các quốc gia thành một tổ chức chính thức có ban thư ký".

Quan chức ngoại giao cấp cao của Nga lưu ý điều đó là không cần thiết, "ít nhất là ở giai đoạn này" và theo quan điểm của ông là sẽ không cần thiết trong một thời gian tương đối dài. Ngoại trưởng Lavrov miêu tả BRICS là biểu tượng và mong muốn của đa số thế giới trong việc phát triển các sáng kiến ​​của họ, có tính đến lợi ích của nhau.

Nga sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch BRICS vào năm 2024. Nhóm BRICS hiện gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm 42% dân số thế giới và 1/4 GDP toàn cầu. Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sẽ tham gia nhóm từ tháng 1/2024. Nhóm mở rộng, được gọi là BRICS , sẽ chiếm gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2040.

Theo Chủ tịch BRICS 2023 Nam Phi, tổng cộng có hơn 40 quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với nhóm này. Hồi đầu tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết BRICS có kế hoạch tổng hợp danh sách các ứng viên trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới dự kiến tổ chức tại thành phố Kazan của Nga vào năm 2024. Theo quan chức này, một trong những ưu tiên trong năm chủ tịch BRICS của Nga vào năm tới sẽ tập trung vào việc mở rộng vòng tròn bạn bè BRICS hơn nữa, bao gồm các quốc gia ở Mỹ Latinh cũng như tăng cường thanh toán bằng tiề.n tệ quốc gia.

Trong cuộc phỏng vấn với China Media Group hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết BRICS đang được mở rộng theo nguyên tắc đa cực toàn cầu.

Theo nhà lãnh đạo, không quốc gia nào muốn đứng bên lề và hành động theo ý muốn của một số nước. BRICS là một nền tảng nơi các quốc gia có thể quan hệ với nhau một cách bình đẳng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cậu bé bị bắ.t có.c trong công viên Mỹ được tìm thấy còn sống sau 73 năm
07:40:40 26/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris nới rộng khoảng cách so với ông Trump
18:21:46 25/09/2024
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
13:34:39 24/09/2024
Người trẻ Trung Quốc thích nuôi "con cưng" thay vì... sinh em bé
10:52:47 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
20:40:14 24/09/2024
Xung đột leo thang căng thẳng, Mỹ đưa quân tới Trung Đông
11:27:32 24/09/2024
Sự gia tăng chưa từng có của máy bay Nga trong không phận Triều Tiên
21:09:46 25/09/2024
Mỹ: California cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học
19:57:32 24/09/2024

Tin đang nóng

Đưa bạn trai về nhà ra mắt vừa nhìn qua đã bị mẹ bắt bỏ ngay, sau 1 tháng tôi vừa khóc vừa cảm ơn bà rối rít vì điều này
05:22:28 26/09/2024
Sinh nhật 30 tuổ.i, nhận món quà không có tên người gửi mà tôi run rẩy, quyết bắt xe đi 300km ngay trong đêm
05:46:30 26/09/2024
Cặp đôi sao hạng A Vbiz chính thức công khai dung mạo con gái 5 tuổ.i
06:24:56 26/09/2024
5 phim Hoa ngữ đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Lưu Diệc Phi giúp lượng khách du lịch tăng 130%
07:55:48 26/09/2024
Mượn tôi 4 lượng vàng để xây nhà, giờ em chồng đem trả 200 triệu với lý do "nhân nghĩa" làm tôi nghẹn họng
05:50:12 26/09/2024
Nữ diễn viên Việt thẳng thừng từ chối chơi pickleball vì lý do khó ngờ
06:29:59 26/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
07:05:13 26/09/2024
Người lao công U.60 giành chiến thắng 'America's Got Talent'
05:56:29 26/09/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ nêu minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

08:55:34 26/09/2024
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Tổng thống Biden nhấn mạnh chiến tranh toàn diện không có lợi cho bất kỳ ai và giải pháp ngoại giao vẫn có thể đạt được.

Một số nước ủng hộ Ukraine kêu gọi đàm phán với Nga

08:53:56 26/09/2024
Tuy nhiên, Bloomberg cho hay một số quan chức phương Tây đang hoài nghi về "kế hoạch chiến thắng" của ông Zelensky nhằm chấm dứt xung đột.

Tổng thống Putin nêu điều kiện Liên bang Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

08:51:48 26/09/2024
Trước hết, nó xác định nguyên tắc cơ bản về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, cụ thể là việc sử dụng lực lượng hạt nhân là biện pháp cực đoan để bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Liên tiếp xảy ra nổ tại thành phố Cologne (Đức)

08:48:48 26/09/2024
Các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, song quán cà phê đã bị hư hại nghiêm trọng. Cho đến 4h sáng 25/9, lực lượng cứu hỏa đã dập tắt được đám cháy sau 1 giờ nỗ lực.

Israel đưa lữ đoàn quân dự bị tới biên giới phía Bắc

08:28:58 26/09/2024
Kể từ khi xung đột Hamas- Israel ở Gaza nổ ra vào ngày 7/10/2023, phong trào kháng chiến Hồi giáo ở Iraq đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của Israel và Mỹ trong khu vực để hỗ trợ người Palestine ở Gaza.

Cảnh sát Indonesia phát hiện cả 'cánh đồng' cần sa trong vườn quốc gia

07:40:45 26/09/2024
Cảnh sát đã bắt 4 nghi phạm đồng thời truy lùng kẻ chủ mưu. Theo cảnh sát, các nghi phạm trồng cần sa từ tháng 1/2024. Tính đến tháng 9, đã có nhiều cây được thu hoạch.

Ukraine sắp được viện trợ thêm 59 siêu tăng Abrams?

07:37:38 26/09/2024
Truyền thông Australia nói rằng nước này dường như đang trong quá trình viện trợ thêm 59 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cho Ukraine.

Quân đội Israel cảnh báo người dân miền Nam Liban đã di dời không trở về nhà

07:37:33 26/09/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Liban cho biết ước tính có nửa triệu người dân nước này đã phải di dời ngày 24/9, một ngày sau khi các cuộc không kích của Israel khiến hơn 500 người t.ử von.g trên khắp đất nước.

Google khiếu nại Microsoft phản cạnh tranh tại EU

07:33:46 26/09/2024
Một nghiên cứu của hãng tư vấn McKinsey công bố hồi tháng 4 cho thấy gần 67% các công ty EU có chưa đến 50% khối lượng công việc của họ trên đám mây.

Một trang trại Thái Lan tiêu hủy 125 con cá sấu do lo ngại nước lũ dâng cao

07:30:58 26/09/2024
Về phần mình, ông Natthapak cho biết trước đó đã tiếp xúc với chính quyền địa phương để tìm nơi trú ẩn tạm thời cho những con cá sấu, nhưng bị từ chối vì kích thước quá lớn của chúng.

Phản ứng của Nga khi Ukraine tuyên bố xung đột sắp kết thúc

07:29:12 26/09/2024
Trước tuyên bố của Kiev rằng xung đột sắp chấm dứt, Điện Kremlin nhấn mạnh chiến dịch quân sự ở Ukraine chỉ kết thúc khi Nga đạt được các mục tiêu bằng cách này hay cách khác.

Thất bại trong bầu cử cấp bang, đảng Xanh của Đức thay đổi Ban lãnh đạo

05:52:56 26/09/2024
Theo báo Spiegel, các nhân vật Franziska Brantner và Andreas Audretsch hoặc Felix Banaszak đang được cân nhắc bầu là lãnh đạo mới của đảng.

Có thể bạn quan tâm

Cách chăm sóc da trong mùa thu

Làm đẹp

11:08:27 26/09/2024
Những sản phẩm chứa các thành phần quá mạnh có thể loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên hàng rào bảo vệ da. Điều này gây ra nhiều vấn đề về da hơn trong thời tiết khô.

Cặp đôi quần jeans xanh và áo tweed cứ diện vào là trở nên sang xịn

Thời trang

11:06:56 26/09/2024
Mùa thời trang dạ tweed đã bắt đầu và bạn không nên bỏ lỡ khoảng thời gian đầu thu này để làm mới hình ảnh bản thân nếu là một tín đồ của quần denim xanh.

Táo bạo top 1 làng cosplay, gái xinh liên tục khiến fan "nóng mắt"

Cosplay

10:59:46 26/09/2024
Sở hữu gương mặt học sinh nhưng tâm hồn phụ huynh, cô nàng có tài khoản Cigw Pols luôn khai thác triệt để thế mạnh, trở thành một trong những hot coser thể loại cosplay ero .

Liên tiếp giới thiệu nhân vật mới, miHoYo khiến game thủ bất lực, la ó vì bị "bòn rút" tới từng đồng

Mọt game

10:54:08 26/09/2024
miHoYo đang liên tục khiến game thủ phải khóc thét khi giới thiệu quá nhiều nhân vật mới. miHoYo cho hàng loạt nhân vật mới sắp xuất hiện

Loại cây cực ngọt nhưng lại là 'thần dược' với người mắc tiểu đường

Sức khỏe

10:51:48 26/09/2024
Bên cạnh đó, một số glycoside khác trong cỏ đường còn có lợi ích làm giãn mạch, tăng chức năng tiểu tiện. Đồng thời tạo điều kiện thải natri ra bên ngoài cơ thể, giảm huyết áp và bảo vệ tim mạch.

Thần số học thứ 5 ngày 26/9/2024: Số 2 bớt gia trưởng, số 8 nhạy cảm

Trắc nghiệm

10:33:44 26/09/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 26/9/2024 cho thấy ngày hôm nay Thấn số học số 2 để mọi thứ diễn ra tự nhiên và không cố gắng kiểm soát quá nhiều.

Đăng ảnh vui lên mạng xã hội, người đàn ông bất ngờ tìm được gia đình thất lạc

Netizen

10:25:49 26/09/2024
Người đàn ông hiện 60 tuổ.i xúc động khi tìm được gia đình bên nội. Ông ước gì bố mình còn sống để được chứng kiến khoảnh khắc đoàn tụ với người thân.

Hoa sữa về trong gió - Tập 21: Lý do ông Hiếu luôn kiểm soát Trang

Phim việt

10:04:56 26/09/2024
Linh khuyên nhủ ông Hiếu nên để con được tự lập sống cuộc đời mình mong muốn, trong khi đó ông Hiếu vẫn ám ảnh chuyện cũ.

Phương Nhi lộ diện sau thời gian ở ẩn?

Sao việt

10:02:09 26/09/2024
Vào chiều 25/9, cư dân mạng xôn xao trước hình ảnh được cho là Á hậu Phương Nhi xuất hiện ở trường Đại học Luật Hà Nội.

Những thác nước kỳ lạ trái với quy luật tự nhiên trên thế giới

Du lịch

09:33:54 26/09/2024
Thác má.u, thác lửa hay thác chảy ngang... là những thác nước kỳ lạ nhưng không kém phần ngoạn mục, có sức hút đặc biệt với người mê khám phá.

Liệt kê loạt tài sản 'khủng' đưa vào khắc phục cho trái chủ

Pháp luật

09:30:22 26/09/2024
Ngày 24.9, luật sư tiếp tục thẩm vấn bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổ.i, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về sai phạm trong việc phát hành các gói trái phiếu khống, lừa bán cho 35.824 trái chủ, chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng.