Sức nóng cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo
Biến động kinh tế do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng suy giảm, tuy nhiên năng lượng tái tạo lại có mức tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng của ngành.
Giao dịch chứng khoán tại sàn Maybank KIM ENG (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN
Trước diễn biến đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo giao dịch rất sôi động, thị giá và thanh khoản đều tăng cao.
Điểm sáng ngành điện
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lũy kế 8 tháng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 164,05 tỷ kWh, tăng 2,01% so với cùng kỳ năm trước. Dù vẫn có mức tăng trưởng dương, nhưng con số này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 10,86% trong 8 tháng năm 2019.
Tăng trưởng toàn ngành điện chậm lại, nhưng với mảng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) lại có mức tăng ấn tượng, đạt tới 7,27 tỷ kWh. Riêng điện mặt trời đạt 6,39 tỷ kWh, vượt so với kế hoạch dự kiến và gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Tại Việt Nam, những năm gần đây nhà nước đã ban hành các chính sách và cơ chế để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế hỗ trợ giá mua điện sinh khối, mặt trời, gió cũng như gia tăng bổ sung và quy hoạch điện các dự án điện gió, điện mặt trời và chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu điện mặt trời, điện gió trong giai đoạn tới.
Các cơ chế cho việc lắp đặt, vận hành và mua – bán điện mặt trời mái nhà ngày càng rõ ràng và thuận tiện hơn cho doanh nghiệp. Tiêu biểu như văn bản số 7088/BCT-ĐL ngày 22/9/2020, được Bộ Công Thương gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà nêu rõ “Mỗi hệ thống điện mặt trời mái nhà được ký hợp đồng mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực”.
Năng lượng tái tạo hiện chiếm khoảng 10% công suất của cả hệ thống điện và Việt Nam được biết đến như một quốc gia đang dẫn đầu về tăng trưởng năng lượng tái tạo trong khu vực ASEAN.
Trong 8 tháng năm 2020, trên toàn quốc đã lắp đặt 25.706 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 758,2 MWp. Lũy kế đến nay, đã có gần 50.000 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất gần 1.200 MWp.
Nhóm phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC nhận định, năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống phát điện của Việt Nam.
VCSC cho biết, Bộ Công Thương đề xuất Việt Nam sẽ gia tăng công suất phát điện tái tạo từ khoảng 8.000 MW trong năm 2020 lên khoảng 20.000 MW trong năm 2025 (6.000 MW công suất điện gió; 14.000 MW công suất điện mặt trời) theo kịch bản cơ sở và khoảng 32.000 MW trong năm 2025 (12.000 MW công suất điện gió; 20.000 MW công suất điện mặt trời) theo kịch bản tích cực.
Video đang HOT
Cổ phiếu tăng mạnh
Thực tế, các doanh nghiệp mảng năng lượng tái tạo niêm yết trên sàn chứng khoán không nhiều và doanh thu về mảng này trong tổng doanh thu của doanh nghiệp vẫn chiếm phần nhỏ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang tích cực huy động từ nhiều nguồn như vốn vay, phát hành cổ phiếu… để đẩy nhanh đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo – mảng kinh doanh có biên lợi nhuận rất cao và đầy tiềm năng.
Nhờ những kỳ vọng về ngành, một số cổ phiếu của doanh nghiệp ngành này đã có mức tăng rất mạnh. Đơn cử, BCG của Công ty cổ phần Bamboo Capital đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/10/2020 có giá 8.600 đồng/cổ phiếu, tăng giá tới gần 92% kể từ đầu tháng 4.
Theo Ban lãnh đạo BCG, 6 tháng năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần tăng 30,1% lên 522 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của BCG đạt 27 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, nửa đầu năm 2020, công ty cũng đã có những đột phá lớn trong mảng năng lượng tái tạo.
Tính tại thời điểm 30/06/2020, quy mô tài sản của BCG đạt 13.160 tỷ đồng, tăng hơn 81% so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là các khoản đầu tư vào dự án điện mặt trời 330 MW tại Phù Mỹ, Bình Định với quy mô hơn 6.000 tỷ đồng (dự kiến hoàn tất và phát điện trước ngày 31/12/2020); dự án khu căn hộ phức hợp grade A King Crown Infinitive tại trung tâm quận Thủ Đức có diện tích 120.000 m2 sàn với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng (dự kiến ghi nhận doanh thu năm 2021-2022).
Theo giới phân tích từ Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, bước vào chu kỳ tăng trưởng mới kể từ năm 2020, các dự án dự án năng lượng tái tạo của BCG sẽ bắt đầu có đóng góp đáng kể từ năm 2021 khi các nhà máy có công suất lớn như Nhà máy điện mặt trời GAIA phát điện cả năm và Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ đi vào hoạt động.
Mới đây, BCG chào bán hơn 68 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty dự kiến thu hơn 680 tỷ đồng từ đợt chào bán.
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ góp vốn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và bất động sản. Thời gian thực hiện từ quý IV/2020 đến quý I/2021.
Theo đó, công ty có kế hoạch dành 250 tỷ đồng đầu tư cho Dự án Điện Mặt trời Phù Mỹ 1 và 150 tỷ đồng đầu tư vào Dự án Nhà máy Điện mặt trời Vneco – Vĩnh Long theo hình thức đầu tư góp vốn.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết, cuối tháng 7/2020, ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác với BCG về việc tài trợ 11.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo trong vòng 2 năm.
Cụ thể, 8.000 tỷ đồng sẽ được dùng cho các dự án điện gió với tổng công suất 650 MW tại tỉnh Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Trà Vinh; 2.000 tỷ đồng để thực hiện Nhà máy điện mặt trời 330MW tại Bình Định, 1.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án điện mặt trời áp mái.
Đây không phải lần hợp tác đầu tiên giữa TPBank với BCG trong việc thực hiện các dự án năng lượng tái tạo. Trước đó, hai bên đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác và cung cấp gói tín dụng cho Nhà máy điện mặt trời GAIA với tổng mức đầu tư trên 2.200 tỷ đồng, tổng công suất 140MW tại huyện Thạch Hóa, tỉnh Long An.
Việc đẩy mạnh đầu tư khiến cho khoản chi phí lớn nhất của Bamboo Capital trong thời gian qua là chi phí lãi vay. Cụ thể, 6 tháng năm 2020, chi phí lãi vay là 117,2 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến cuối tháng 6/2020, nợ phải trả ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 11.307 tỷ đồng, gấp 2 lần so với hồi đầu năm.
Một trong những cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo có mức tăng mạnh mẽ nhất trên sàn phải kể đến ASM của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai. ASM đã tăng từ mức 3.400 đồng/cổ phiếu (kết thúc phiên giao dịch ngày 1/4) lên 9.980 đồng/ cổ phiếu (kết thúc phiên giao dịch 2/10), tương ứng với mức tăng tới hơn 193,5%. Mức tăng này lớn hơn rất nhiều so với mức hồi phục hơn 34,3% của chỉ số VN – Index từ đầu tháng 4 đến nay.
Đáng chú ý, từ đầu tháng 9 đến nay, ASM có thanh khoản tăng vọt, thậm chí có phiên khớp lệnh tới hơn 11 triệu cổ phiếu (phiên 22/9). Hai phiên gần đây, phiên 1/10, ASM khớp lệnh hơn 10 triệu đơn vị và phiên 2/10, cũng có tới hơn 9,7 triệu cổ phiếu ASM được trao tay.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét của ASM nửa đầu năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt hơn gần 6.147 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt hơn 312 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và hơn 26,44 % so với cùng kỳ.
Cơ cấu doanh thu của lĩnh vực năng lượng điện tái tạo trong tổng doanh thu của ASM còn nhỏ. Nửa đầu năm 2020, doanh thu từ điện năng lượng mặt trời đạt 278,7 tỷ đồng, chỉ chiếm 4,5% trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn. Nhưng biên lãi gộp của mảng này lên đến 77%, cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động của ASM. Vì vậy, ASM đã xác định điện năng lượng mặt trời là lĩnh vực chủ chốt, tập trung đầu tư trong thời gian tới.
Hiện nay, ngoài 2 dự án điện mặt trời An Hảo 104Mwp (giai đoạn 1 2) và dự án điện mặt trời Long An 50Mwp đang khai thác, ASM tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 4 dự án điện mặt trời An Hảo 106Mwp tại An Giang.
Dù vậy, tính đến cuối tháng 6, các khoản nợ của công ty là hơn 9.552,3 tỷ đồng, tương đương 59% tổng nguồn vốn; trong đó, nợ vay tài chính là 7.714 tỷ đồng, tăng 7% so với hồi đầu năm. Vì vậy, chi phí lãi vay của doanh nghiệp ngày càng tăng.
Tính hết 6 tháng, chi phí lãi vay là 252,8 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của ASM âm 1.548 tỷ đồng trong nửa đầu năm.
Một doanh nghiệp “tên tuổi” trong lĩnh vực năng lượng là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành, doanh nghiệp này mới đưa cổ phổ lên giao dịch trên HOSE từ ngày 18/9 với mã chứng khoán: TTA.Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 18.000 đồng/cổ phiếu.
TTA sở hữu 3 nhà máy thủy điện và 2 nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận gồm Nhà máy Điện mặt trời hồ Bầu Ngứ và Nhà máy Điện mặt trời hồ Nút Một 1. Hiện, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện chiếm 95 – 99% tổng doanh thu của công ty.
TTA đã công bố kết quả kinh doanh bán niên với doanh thu thuần gần 170 tỉ đồng, tăng 59% so với cùng kì năm trước. Lãi sau thuế tăng 91%, lên 42 tỉ đồng.
Năm 2020, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 450 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 140 tỉ đồng, lần lượt tăng 67% và 86% so với thực hiện năm 2019.
Với kết quả kinh doanh ấn tượng, ngay sau khi lên sàn, cổ phiếu TTA có biến động mạnh về giá với những phiên tăng trần và giảm sàn. Đóng cửa phiên giao dịch ngày ngày 2/10, TTA có giá 16.400 đồng/cổ phiếu.
Theo ông Nguyễn Duy Định, chuyên viên chăm sóc khách hàng cao cấp Công ty Chứng khoán MB – MBS, những cổ phiếu mới lên sàn thì thông tin về doanh nghiệp sẽ hạn chế và giao dịch vẫn chưa ổn định, nhà đầu tư nên đợi cổ phiếu đó giao dịch một thời gian ổn định để có thể phân tích và “nhìn thấy” lịch sử giao dịch của cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
“Tất nhiên vẫn có những trường hợp nhà đầu tư may mắn mua vào cổ phiếu khi vừa lên sàn và có thể lãi, nhưng trường hợp này là khá hạn chế”, ông Định nói.
EVN đấu giá 2,65 triệu cổ phiếu EVN Finance (EVF) với giá khởi điểm gấp đôi thị giá
2,65 triệu cổ phần EVN Finance ra sẽ được EVN bán đấu giá với giá khởi điểm 17.411 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền thu về hơn 46 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc bán đấu giá cổ phần của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance - mã EVF) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu.
Theo đó, EVN sẽ đưa 2,65 triệu cổ phần EVN Finance ra bán đấu giá với giá khởi điểm 17.411 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền thu về hơn 46 tỷ đồng. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 8h30 ngày 26/10/2020 tại trụ sở HNX.
Trước đó vào tháng 8/2019, EVN cũng đã bán thành công 16,25 triệu cổ phần trên 18,75 triệu cổ phần EVN Finance mang ra đấu giá. Giá đấu thành công bình quân bằng với giá khởi điểm 13.480 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền thu về hơn 219 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, thị giá cổ phiếu EVF xấp xỉ 8.300 đồng/cổ phần, thấp hơn 40% so với giá đấu thành công.
Trên thị trường, cổ phiếu EVF đang trong nhịp tăng khá mạnh từ cuối tháng 7 qua đó leo lên 7.900 đồng/cổ phiếu, tăng 32% sau 2 tháng. Dù vậy, mức thị giá này mới chỉ bằng chưa đến một nửa giá khởi điểm EVN đưa ra cho đợt đấu giá lần này.
EVN Finance được thành lập năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 2.500 tỷ đồng với nhiệm vụ chính là quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho các đơn vị ngành điện và các đơn vị thuộc thành phần kinh tế khác.
Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của EVN Finance đạt 19.752 tỷ đồng trong đó 9.352 tỷ đồng cho vay khách hàng, 1.841 tỷ đồng cho vay các tổ chức tín dụng và 6.026 tỷ đồng chứng khoán sẵn sàng bán. Vốn điều lệ cũng được nâng lên mức gần 2.650 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN Finance còn có lô đất A2.12 đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng có diện tích 631m2 - là đất sử dụng lâu dài.
Chứng khoán ngày 23/9: PVD, KBC, HDG được khuyến nghị mua vào Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 23/9. Ngưỡng hỗ trợ của PVD nằm tại mốc 11.000 đồng/cp CTCK BS C (BSI): PVD vẫn đang ở trong trạng thái dao động đi ngang trong khu vực 11.000- 11.500 đồng/cp sau khi đã có sự hồi phục vào đầu tháng 8. Thanh khoản cổ phiếu trong...