Sức mạnh “vô song” của máy bay ném bom Su-24
Máy bay ném bom Su-24 là một trong những “đứa con cưng” của không lực Nga. Loại máy bay này được quân đội khối đồng mình quân sự NATO đặt cho biệt danh là “Kiếm thủ Su-24″. Nó được thiết kế và triển khai với các vai trò như ném bom chiến thuật, trinh sát và tác chiến điện tử.
Được biết, hiện các quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang Nga đang khai thác và vận hành tổng cộng khoảng 800 chiếc Su-24 với những biến thể khác nhau.
Su-24 được trang bị cả bom thả thông thường và bom điều khiển lazer. Su-24 có thể cất và hạ cánh trên các đường băng ngắn nên rất dễ khi triển khai và nguỵ trang cất giấu.
“Kiếm thủ Su-24″ có khả năng tấn công các mục tiên trên mặt đất trong mọi loại địa hình, thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Đặc biệt, Su-24 có thể ném bom ở vỹ độ thấp, thậm chí nó có thể oanh tạc mục tiêu theo chiến thuật tấn công áp sát mục tiêu với tốc độ 1320 km/giờa.
Loại máy bay ném bom này còn có thể mang cùng lúc 6 tên lửa tấn công.
Video đang HOT
Ngoài ra, Su-24 còn có khả năng tiếp nhiên liệu từ trên không trong trường hợp không muốn hạ cánh xuống căn cứ. Tốc độ tối đa của máy bay có thể đạt 1.550 km/giờ với tầm hoạt động 3000 km. Trần bay 11.000 m, tốc độ lấy độ cao 9.000 mét/phút.
Máy bay ném bom tấn công Su-24 có các phiên bản: Su-24M; Su-24BM; Su-24MM; Su-24MK; Su-24K; Su-24bis; Su-24MR; Su-24MP; Su-24M2; Su-24MK2 và Su-24MRK2, trong đó phiên bản phổ biến nhất là Su-24M.
Theo khampha
Vì sao Trung Quốc thèm khát Su-35 của Nga?
Trung Quốc đã quyết tâm mua bằng được những chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga bởi vì loại máy bay chiến đấu này có khả năng phóng tên lửa từ đằng sau. Đây là thông tin vừa được Đại tá cấp cao Wu Guohui - một giáo sư đến từ trường Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, tiết lộ.
Su-35 của Nga - chiến đấu cơ được nhiều nước thèm muốn.
Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, những tên lửa R-73M2, R-74ME do Nga thiết kế, tên lửa AIM-9X của Mỹ và PL-10 của Trung Quốc tất cả đều có khả năng được bắn đi từ đằng sau của một máy bay và nhằm vào máy bay kẻ thù. Những tên lửa loại này đều có "chóp hình nón" trên động cơ tên lửa và bộ phận giữ thăng bằng được cải tiến giúp ngăn chặn tình trạng bất ổn định trong khi nó bay ngược trở về đằng sau sau khi được phóng đi.
Sự ra đời của loại tên lửa được phóng đi từ phía sau đã làm thay đổi quan niệm về chiến tranh trên không, Đại tá Wu cho biết. Trong một cuộc không chiến thông thường, một chiến đấu cơ phải bắn vào kẻ thù của nó từ đằng sau. Tuy nhiên, với những tên lửa được bắn ngược về phía sau cùng hệ thống gương chiếu hậu được lắp đặt trên mũ của phi công, trong tương lai, các phi công có thể tấn công mục tiêu kẻ thù từ đằng trước.
Hiện tại, Trung Quốc không có bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào có khả năng phóng đi một tên lửa như trên trong một cuộc chiến đấu thực sự. Su-35 của Nga sẽ cho phép Lực lượng Không quân Trugn Quốc giúp phi công cũng như ngành công nghiệp hàng không của họ biết đến cảm giác về một mô hình chiến đấu mới. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ có thể tìm cách chế tạo những phiên bản tương tự như Su-35 của riêng họ.
Su-35 là một phiên bản hiện đại hóa rất sâu của loại chiến đấu cơ Su-27M - máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Không quân Nga. Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4 có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất.
Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.
Hồi tháng trước, một quan chức cấp cao thuộc tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga - Rosoboronexport đã tiết lộ, Bắc Kinh được cho là sẽ ký kết một hợp đồng mua những chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga vào năm 2014. Trước đó, Nga nhiều lần phủ nhận bán chiếc chiến đấu cơ đỉnh cao của mình cho Trung Quốc.
Một chuyên gia quân sự ở Canada mới đây đã lên tiếng cảnh báo, trong vòng 7 đến 8 năm tới, Nga sẽ thấy hối tiếc vì đã bán những chiếc máy bay chiến đấu tối tân Su-35 cho Trung Quốc.
Ông Andrei Chang cho rằng, ý định thực sự của Trung Quốc trong việc mua bằng được những chiếc Su-35 của Nga là để nghiên cứu cách chế tạo những động cơ mạnh 117S của Nga còn được gọi là Saturn AL-41F. Lực lượng Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng động cơ của Nga làm nền tảng để phát triển các động cơ tối tân cho các máy bay chiến đấu của họ, trong đó có J-20 - máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của nước này. Chế tạo động cơ vẫn là một trong những vấn đề gây đau đầu nhất cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Trong suốt nhiều năm qua, nước này vẫn không thể chế tạo được những động cơ tiên tiến để trang bị cho các máy bay chiến đấu hiện đại của họ.
Nga có thể được lợi về tài chính từ hợp đồng với Không quân Trung Quốc nhưng sớm muộn Nga cũng sẽ phải hối tiếc về chuyện này, giống y như việc xuất khẩu những chiếc chiến đấu cơ Su-27 hồi đầu những năm 1990, ông Chang cảnh báo.
Kiệt Linh - (theo WCT)
Theo_VnMedia
"Sát thủ tàu ngầm" của Nga tiến vào Thái Bình Dương Một đội đặc nhiệm hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hôm nay (19/10) sẽ chính thức khởi hành từ Vladivostok, bắt đầu chuyến đi thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 tháng ở Biển Thái Bình Dương, một phát ngôn viên của Hải quân Nga hôm qua (18/10) cho biết. Tàu khu trục lớp Udaloy mang tên Đô đốc...