Sức mạnh tên lửa Triều Tiên khiến Hàn Quốc bất ngờ
Lầu Năm Góc ước tính Triều Tiên sở hữu 200 thiết bị vận chuyển bệ phóng 100 tên lửa Scud, 50 tên lửa Nodong và 50 tên lửa Musudan.
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc và Mỹ công bố số liệu về bệ phóng tên lửa di động của Triều Tiên trong tài liệu phát hành chính thức.
Con số này gần gấp đôi số liệu mà Hàn Quốc công bố về loại này. Trước đó, giới chức tình báo và quân đội Hàn Quốc ước tính Triều Tiên chỉ sở hữu tối đa 94 bệ phóng di động.
Lầu Năm Góc ước tính Triều Tiên có thể sở hữu 200 bệ phóng tên lửa di động.
“Báo cáo của Mỹ chỉ ra rằng, Triều Tiên tiếp tục mở rộng chương trình tên lửa cho dù nền kinh tế gặp khó khăn. Chính quyền Bình Nhưỡng đặc biệt tập trung vào một số lĩnh vực không đối xứng mà có thể gây ra mối đe dọa đối với Hàn Quốc và lực lượng Mỹ đóng tại quốc gia này”, nhà nghiên cứu tại Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc (KIDA) Kim Sung-Kurl cho hay.
Ông còn nhận định rằng, dường như Triều Tiên tăng cường khả năng quân sự nhằm áp chế sự bất đồng nội bộ cũng như bảo vệ chế độ.
Theo vietbao
Thiệt hại 18 tỷ USD vì cướp biển Somalia
Theo báo cáo mang tên "Pirates of Somalia: Ending the Threat, Rebuilding a Nation" (tạm dịch: Cướp biển Somalia: đẩy lùi đe dọa, tái thiết đất nước) được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố mới đây tại Thủ đô Somali, Mogadishu, nạn cướp biển vẫn gây thiệt hại đến nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 18 tỷ USD.
Ngoài việc gây thiệt hại lớn đến hoạt động thương mại toàn cầu, mối đe dọa từ nạn cướp biển ở một trong những cửa ngõ thương mại quan trọng nhất thế giới cũng là một đòn kinh tế giáng vào các nước láng giềng tại khu vực Đông Phi, đặc biệt là các ngành trụ cột của nền kinh tế các nước này như du lịch và đánh bắt cá. Kể từ năm 2006, chi tiêu cho hoạt động du lịch tại các nước viên biển Đông Phi tăng chậm hơn 25% so với khu vực châu Phi hạ Saharan chủ yếu là do lượng du khách thu nhập cao đến từ các quốc gia OECD ít hơn.
Tình trạng cướp biển đã tàn phá hình ảnh khu vực vốn được xem là điểm du lịch khá ổn định. Lượt khách tới các nước ven biển Đông Phi giảm gần 6,5% so với các nước khác. Kể từ năm 2006, sản lượng xuất khẩu cá từ các nước bị hải tặc tấn công cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, giảm 23,8%/năm. Những nước bị hải tặc quấy nhiễu nhiều phải kể đến: Comoros, Djibouti, Kenya, Mozambique, Madagascar, Mauritius, Seychelles, Somalia, Tanzania, Yemen, Pakistan và những nước thuộc vùng Vịnh Pec-xich. Nền kinh tế của Somalia cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng tổn thất thương mại liên quan đến tình trạng cướp biển tăng lên 6 triệu USD/năm, đó là chưa tính đến những thiệt hại của các hoạt động kinh tế biển bị kìm hãm do cướp biển.
Cũng theo báo cáo, kể từ tháng 1-2005 đến thời điểm này, bọn cướp biển Somalia đã tiến hành 1.068 vụ tấn công. Trong đó 218 vụ trót lọt, với số tiền chuộc trung bình phải chi hàng năm lến tới 53 triệu USD. Đặc biệt có khoảng 82-97 người bị thiệt mạng trong các vụ tấn công này.
Ước tính 42.450 tàu qua lại khu vực có nguy cơ cướp biển này mỗi năm và 20% tổng hàng hóa buôn bán của thế giới thông qua vịnh Aden giữa Yemen và Somalia trong đó có sử dụng kênh đào Suez của Ai Cập. Liên hợp quốc cũng cho biết, thế giới còn phải chi 38 triệu USD hàng năm để truy tố, giam giữ cướp biển bị bắt và tăng cường năng lực chống cướp biển tại chỗ.
Những con số đáng lo ngại trên diễn ra trong bối cảnh cộng đồng thế giới coi cướp biển Somalia là một mối đe dọa lớn và đang áp dụng các biện pháp mạnh để giải quyết như duy trì hàng chục tàu chiến hiện đại của nhiều cường quốc để tuần tra, cho phép áp dụng mọi biện pháp về quân sự, pháp lý...
Theo ANTD
Mặt sáng dòng di cư Không chỉ toàn là "mặt tối" như nhập cư bất hợp pháp, lao động chui, mất an ninh... mà hàng trăm triệu người di cư trên toàn cầu đang đóng góp hữu ích với những quốc gia, vùng lãnh thổ nơi họ đến. Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 46 của Uỷ ban Dân số và Phát triển của LHQ (UNCPD) diễn...