“Sức mạnh Siberia” có bẻ gãy sự phong tỏa của phương Tây?
- Nga-Trung bắt đầu khởi công xây dựng đường ống khí đốt “Sức mạnh Siberia” dài 4.000 km nối liền các mỏ khí đốt ở Siberia với Trung Quốc.
Hệ thống đường ống khí đốt này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tham gia lễ khởi công đường ống dẫn khí đốt khổng lồ “Sức mạnh Siberia”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ ngày 1/9 đã tham gia lễ khởi công phần đầu tiên của đường ống dẫn khí đốt khổng lồ được gọi là “Sức mạnh Siberia”.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc nói trên đã dự lễ khởi công xây dựng “công trình xây dựng lớn nhất thế giới” trị giá 70 tỷ USD này tại Cộng hòa Yakutia thuộc Liên bang Nga.
Trong mạng Russia Today dẫn lời Tổng thống Putin nói: “Đường ống dẫn khí đốt này sẽ tăng cường sự hợp tác giữa Nga và các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên hết là Trung Quốc”.
Sau một thập kỷ thương lượng, Nga và Trung Quốc hồi tháng 5 đã đạt được thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD, kéo dài 30 năm.
Thông qua đường ống “Sức mạnh của Siberia” hàng năm Trung Quốc sẽ nhận được 38 tỷ mét khối khí đốt Nga. Dự án có những triển vọng tốt cho việc mở rộng và sẽ cho phép Nga xuất khẩu sang Trung Quốc đến 60 tỷ mét khối khí đốt. Do đó, “Sức mạnh của Siberia” là biểu tượng của sự đảo chiều toàn diện của Nga về phía Đông.
Video đang HOT
Theo đài Tiếng nói nước Nga, Nga là nước xuất khẩu khi đốt lớn nhất thế giới và hiện đang tìm cách chuyển hướng từ Châu Âu sang Châu Á. Có nhiều lý do dẫn đến sự chuyển hướng chiến lược này.
Hiện thời, các nước Châu Á có tốc độ phát triển kinh tế cao gấp bội Châu Âu vốn đang ở trong tình trạng trì trệ. Tuy nhiên lý do chính có lẽ là mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina. Liên minh Châu Âu hiện đang ráo riết tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào khí đốt Nga và tìm kiếm các nhà cung cấp mới.
Chuyên gia an ninh năng lượng Alexei Turbin nhận định: “Nga là một nhà cung cấp lớn toàn cầu trong thị trường năng lượng. Và có một điều quan trọng là Nga không phụ thuộc vào một hướng duy nhất với phương Tây, nên không thể bị ràng buộc hoặc phụ thuộc vào lợi ích của bất kỳ nhóm quốc gia nào.”
Đối với Mátxcơva, đường ống dẫn khí đốt Nga sang Trung Quốc là dự án thiết thực liên quan đến mối quan hệ phức tạp với Châu Âu vì các sự kiện ở Ukraina. Đây thực sự là một dự án địa chính trị.
Tổng giám đốc Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov cho biết: “Chúng tôi không bán khí đốt cho Trung Quốc từ các mỏ mà chúng tôi sử dụng để xuất khẩu sang Châu Âu. Đây là khí đốt mới, đường ống mới. Nhưng, tất nhiên, đối với Châu Âu, những người luôn luôn bị ám ảnh bởi ảo tưởng về tầm quan trọng của mình và đã đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt để hạn chế tiềm năng năng lượng của Nga, &’Sức mạnh Siberia’ là một yếu tố chính trị”.
Xây dựng đường ống dẫn khí “Sức mạnh của Siberia” là đường ống thứ hai về phía Đông. Thông qua đường ống dẫn “Đông Siberia-Thái Bình Dương” (ESPO) trong nhiều năm qua, Nga đã xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc cũng như Nga đã xuất khẩu năng lượng cho Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Châu Á bằng các tàu chở dầu.
Ông Alexei Turbin cho biết: “Ngay từ khi xây dựng đường ống đầu tiên theo hướng đông (ESPO), chúng tôi đã quyết định sẽ chú trọng xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản. Tỷ trọng các nguồn năng lượng của Nga với sự khai trương đường ống dẫn khí &’Sức mạnh của Siberia’ tại thị trường Châu Á có thể lên đến 1/3. Đây là sự phụ thuộc lẫn nhau và phải tính đến lợi ích của nhau. Ngày nay, không chỉ các nước này có nhu cầu lớn về khí đốt của Nga, mà còn có Hàn Quốc và Indonesia”.
MINH ĐỨC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Châu Âu "chết cóng" trước viễn cảnh Nga cắt khí đốt qua Ukraine
Châu Âu hoảng sợ trước viễn cảnh ngừng vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine khi chỉ còn vài tháng nữa là sắp đến mùa đông.
Nhiên liệu dự trữ của EU đang cạn dần (Ảnh minh họa)
Ngày 20-8, hãng thông tấn Mỹ Bloomberg cho biết, giá gas ở châu Âu đang "phi mã" do lo ngại rằng căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ dẫn đến việc cắt đứt cung cấp nhiên liệu.
Vào đầu tháng 7, giá gas đã giảm bởi sau một mùa đông khá ôn hòa, trong các kho dự trữ của EU còn nhiều nhiên liệu. Bây giờ giá khí đốt đang tăng trên nền quan hệ căng thẳng giữa Moscow và Kiev, nhất là sau tuyên bố có thể chấm dứt vai trò trung gian vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu của Ukraine.
Hôm 8-8, Thủ tướng Ukraine Arseni Yatsenyuk tuyên bố rằng tuyến vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine có thể bị chặn. Theo quan điểm của người đứng đầu nội các Ukraine, bằng cách đó Kiev sẽ "đặt dấu chấm hết" cho vấn đề sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Viễn cảnh đáng ngại đó khiến EU phải cố gắng tìm kiếm những nhà cung cấp mới, trong đó một phương hướng thay thế khác là tăng nhập khẩu năng lượng từ Na Uy. Đồng thời, ngày 11-8, Đức đã lên tiếng đòi Ukraine từ bỏ ý tưởng phong tỏa tuyến vận chuyển khí đốt Nga cho châu Âu.
Là một nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất nhì của thế giới, Nga hoàn toàn có cơ sở để khiến châu Âu phải lo ngại nếu họ ngừng cung cấp khí đốt. Các tuyến đường vận chuyển này đa phần đi qua Ukraine, bất cứ đường ống dẫn khí đốt nào ở Ukraine ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều phần của châu Âu.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga kiểm soát tới 1/5 trữ lượng khí đốt của toàn thế giới, là nguồn cung cấp khí đốt cho hơn một nửa đất nước Ukraine và khoảng hơn 30% của châu Âu mỗi năm,thông qua mạng lưới đường ống dẫn khí Nga-Ukraine-châu Âu.
Đường ống dẫn khí từ Ukraine ngừng hoạt động cũng đồng nghĩa với việc cộng đồng các nước ở khu vực phía Đông châu Âu chịu ảnh hưởng tức thì, trong khi khu vực phía Bắc cũng chịu ảnh hưởng nhưng nhẹ hơn. Mạng lưới đường ống dẫn khí ở Ukraine cũng đóng vai trò như nguồn cung cấp năng lượng chính tới Ba Lan, Hungary, Romania, Slovakia và ngược lại tới Nga.
Trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn, một số nước châu Âu có lượng khí đốt dự trữ lớn như Litva sẽ có đủ khí đốt sử dụng trong khoảng 1 năm nhưng các nước khác như Bulgaria chỉ đủ lượng khí đốt dự trữ trong chưa đầy 2 tháng. Vì vậy, nếu nguồn cung từ Nga qua Ukraine bị ngưng trong thời gian dài, châu Âu có thể phải đối mặt với mùa đông cực kỳ lạnh giá.
Châu Âu cũng có thể đa dạng hóa nguồn cung bằng cách nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Na Uy, Hà Lan hoặc từ Azerbaijan - quốc gia giàu dầu mỏ ở phía nam của Nga trên biển Caspi. Những nguồn này có thể cung cấp cho châu Âu 200 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.
Tuy nhiên, nhập khẩu LNG sẽ cực kỳ tốn kém. Theo ước tính, nếu việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine bị ngưng trệ, giá khí đốt ở Anh và nhiều quốc gia châu Âu khác có thể tăng hơn gấp đôi. Đây sẽ là đòn mạnh giáng xuống các nước châu Âu trong bối cảnh EU còn đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế.
Đức Thắng
Tổng hợp
Theo_An ninh thủ đô
Serbia và Nga sẵn sàng tiến hành dự án "Dòng chảy Phương Nam" Ngày 17/6, Serbia và Nga cho biết sẵn sàng tiến hành Dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Phương Nam". Đường ống dẫn dầu thuộc dự án Dòng chảy phương Nam qua Serbia sẽ được xây dựng vào tháng 7 tới. (Ảnh: Internet) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/Serbia-va-Nga-san-sang-tien-hanh-du-an-Dong-chay-Phuong-Nam/120310.vtv#sthash.zGxC8IM6.dpuf Đường ống dẫn dầu thuộc dự án Dòng chảy phương...