Sức mạnh quân đội Mỹ suy yếu đến mức đáng báo động
Chính sách đối ngoại sai lầm của Mỹ trong 15 năm qua chỉ tạo nên sự thù hận, khiến cho quân đội Mỹ không còn đủ sức và năng lực chiến đấu chống kẻ thù có trang bị vũ khí hiện đại.
15 năm phát động chiến tranh ở nước ngoài đã tạo nên thế hệ binh sĩ Mỹ chỉ biết… chống khủng bố.
Đây là nhận định trên tờ American Conservative của tác giả Daniel L. Davis, Đại tá về hưu của quân đội Mỹ từng tham chiến tại Afghanistan.
Theo ông L. Davis, đợt không kích bằng chiến đấu cơ và máy bay không người lái của Mỹ đã cướp mạng sống của hàng ngàn dân thường và các thành viên thuộc tổ chức nhân đạo. Quân đội Mỹ đã vấp phải hàng trăm những sai lầm lặp đi lặp lại trong 15 năm qua, tạo ra làn sóng phản đối và căm thù nước Mỹ hơn bao giờ hết.
Chỉ có một số chiến dịch quân sự đem lại lợi thế chiến lược cho Mỹ, còn đa số tạo nên những thất bại chiến lược không thể khắc phục được, ông L. Davis nhận định.
Việc sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ trên khắp thế giới trong 15 năm qua dẫn đến những kết quả đáng thất vọng. Iraq trở nên mất kiểm soát và trở thành thủ phủ của chủ nghĩa khủng bố. Afghanistan là nơi thu hút những kẻ cực đoan còn Libya trở thành cầu nối để Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vươn tầm ảnh hưởng đến châu Phi. Các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Pakistan, Yemen, Somalia và các nước khác chỉ gây ra đau khổ cho người dân.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ F-35 không thể giúp Mỹ duy trì ưu thế vượt trội trên bầu trời.
Những thất bại quân sự, các cuộc chiến dai dẳng không có hồi kết còn khiến cho quân đội Mỹ ngày càng suy yếu.
15 năm sau sự kiện 11.9, không quân Mỹ không ngừng đưa máy bay đến tham chiến, vận chuyển hàng hóa, tham gia đánh bom… dẫn đến tuổi thọ của máy bay giảm nhanh, chi phí bảo dưỡng tăng lên, đồng thời dự trữ bom và tên lửa đang dần cạn kiệt
Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vượt qua hàng km, dùng nhiều nguồn lực quân sự, bao gồm xe tăng và xe bọc thép, cũng như làm hao mòn vô số vũ khí. Chi phí bảo dưỡng và thay thế những phương tiện quân sự này là quá lớn. Giống như không quân, lục quân Mỹ đã phải giảm bớt tuổi thọ của không ít khí tài quân sự đắt tiền.
Cuộc chiến chống khủng bố đã khiến quân đội Mỹ đào tạo ra một thế hệ chỉ huy và binh sĩ chỉ có thể chống lại những lực lượng phiến quân nhỏ, trong các môi trường tác chiến chật hẹp. Quân đội Mỹ đã không còn đủ sức và năng lực chiến đấu chống kẻ thù có trang bị vũ khí hiện đại.
Tàu chiến Mỹ đóng mới được đánh giá là có hỏa lực yếu kém trong khi chi phí sản xuất đắt đỏ.
Theo tác giả L. Davis, thất bại trong cuộc chiến tranh thông thường với cường quốc khác trên thế giới có thể dẫn đến sự sụp đổ của nước Mỹ. Quân đội Mỹ nếu tiếp tục được huấn luyện và chiến đấu theo cách này sẽ chỉ làm suy yếu khả năng đương đầu với mối đe dọa thực sự.
Nếu như chính quyền Tổng thống Mỹ sắp tới không nhận ra sai lầm này và đưa ra biện pháp khắc phục, Mỹ hoàn toàn có thể để thua trong những trận chiến lớn hơn mà lẽ ra Washington cần phải chiến thắng một cách dễ dàng.
Sự thay đổi chính sách đối ngoại là điều cần thiết. Hoặc là Mỹ tự lựa chọn thay đổi hoặc sẽ đến lúc mà Washington bị buộc phải thay đổi với giá đắt hơn rất nhiều, ông L. Davis kết luận.
Theo Đăng Nguyễn – American Conservative (Dân Việt)
Mỹ sẵn sàng "chiến đấu ngay tối nay" chống Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mới đây tuyên bố, lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc phải làm quen với trạng thái luôn sẵn sàng, giống như "chiến đấu ngay tối nay".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Phát biểu về chiến lược quốc phòng Mỹ tại Viện Hoover ở Washington DC, ông Carter nói: "Khẩu hiệu của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc là &'chiến đấu ngay tối nay', đó không phải là điều chúng ta muốn làm nhưng chúng ta có thể và sẵn sàng làm. Vì đây không phải là trò chơi".
Tuyên bố của ông Carter đến hai tuần sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 5. Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã "sở hữu đầu đạn hạt nhân thu nhỏ, nhẹ hơn và sức công phá lớn hơn".
Hiện Mỹ duy trì khoảng 25.800 quân ở Hàn Quốc, đóng vai trò răn đe, ngăn chặn đợt tấn công từ Bình Nhưỡng. Ông Carter nhấn mạnh tầm quan trọng về việc các đồng minh quốc tế giúp đỡ nhau nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.
"Chúng ta có lực lượng mạnh mẽ ở đó. Đồng minh Hàn Quốc ngày càng vững mạnh hơn", ông Carter phát biểu. "Thật đáng tiếc, bức tranh ngoại giao đang hết sức ảm đạm. Washington đang nỗ lực để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc nhưng thật khó dự đoán những gì xảy ra trong tương lai. Chúng ta phải thể hiện khả năng răn đe mạnh mẽ".
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng thử nghiệm từ tàu ngầm.
Trong thông điệp ngày 9.9, Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, nhấn mạnh "mối đe dọa cho an ninh khu vực và hòa bình, ổn định quốc tế". Ông Obama nói Triều Tiên là quốc gia duy nhất còn thử hạt nhân trong thế kỷ này".
Tổng thống Mỹ chỉ trích Bình Nhưỡng coi thường các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. "Các hành động khiêu khích gây mất ổn định của Triều Tiên càng làm quốc gia này bị cô lập, khiến cho người dân đứng trước nhiều khó khăn".
Hội đồng Quan hệ Ngoại giao (CFR) - tổ chức nghiên cứu độc lập ở Mỹ chỉ trích chính quyền Obama "quá kiên nhẫn" với Triều Tiên. "Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi con đường này đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia Mỹ và đồng minh".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mô tả khó khăn trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên, trong bối cảnh Mỹ phân tán nguồn lực cho cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay các vấn đề từ Nga, Iran. Ông Carter cho rằng, phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa là cách duy nhất để tiếp tục chủ động trong mối đe dọa hạt nhân.
"Phòng thủ tên lửa là một điều khó khăn. Khi nói đến mối đe dọa hạt nhân lớn như của Nga, chúng ta biết rằng mình không có cách nào bảo vệ bản thân ngoại trừ răn đe. Nhưng chúng ta không chấp nhận điều đó với Triều Tiên. Chúng ta phải chủ động bảo vệ chính mình để tiếp tục chiếm ưu thế trước những gì Bình Nhưỡng đang phát triển", ông Carter phát biểu.
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)
Điểm yếu chết người của không quân Trung Quốc Mặc dù không quân Trung Quốc có quy mô lớn thứ 3 thế giới và có thể vượt Mỹ về quy mô trong thời gian không xa, nhưng lực lượng này có một điểm yếu lớn, không dễ khắc phục ngay. Phi công lái J-15 trên tàu sân bay Trung Quốc. Theo National Interest, Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng không quân...