Sức mạnh Không quân Việt Nam từ Su-27/30 đến Su-35
Trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020, bầu trời Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung, dự kiến sẽ xuất hiện nhiều loại máy bay chiến đấu thế hệ mới, sở hữu các đặc điểm tàng hình tiên tiến. Chính vì vậy, một phi đội “kẻ đánh chặn” máy bay tàng hình Su-35 sẽ là một giải pháp lựa chọn hợp lý cho Không quân Việt Nam trong nhiệm vụ bảo vệ bầu trời, biển đảo của tổ quốc trong tương lai.
Sự phát triển mạnh mẽ của không quân các nước trong khu vực cùng với các tranh chấp biển đảo trong môi trường địa chính trị phức tạp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay là những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và Không quân Việt Nam nói riêng
Kế thừa những kinh nghiệm và truyền thống sử dụng máy bay chiến đấu Nga trong những thập kỷ vừa qua, Không quân Việt Nam không ngừng được hiện đại hóa bằng việc trang bị thêm những máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến Su-30MK2, với số lượng máy bay loại này đang phục vụ là 24 chiếc và tương lai gần nhận thêm 12 chiếc Su-30MK2 trong một hợp đồng mới giai đoạn 2014 – 2015.
Tuy nhiên, để hướng tới tương lai xa hơn, Việt Nam đang tiếp tục xem xét và thảo luận sơ bộ với phía Nga về loại chiến đấu cơ thế hệ mới Su-35.
Các chuyến bay trình diễn gần đây của Su-35 cho thấy, máy bay đạt được những đặc tính bay tốt hơn so với các máy bay chiến đấu tương tự của phương Tây ở cả 3 đặc điểm quan trọng, bao gồm: Khả năng bay siêu cơ động, tải trọng vũ khí tiên tiến và đặc biệt là hệ thống radar mảng pha quét điện tử thụ động Irbis-E có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự li siêu xa, tới 400km.
Chuyên gia phương Tây ví khả năng siêu cơ động của Su-35 như một UFO.
Là “em út” trong gia đình máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27, Su-35 được thừa hưởng những “tinh túy” công nghệ điện tử hàng không, radar và vũ khí tối tân của Nga.
Su-35 được thiết kế như một chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4 . Tính năng đặc biệt là hệ thống điện tử hàng không avionics mới dựa trên hệ thống điện tử kỹ thuật số, buồng lái nhà kính với 2 màn hình LCD cỡ lớn rất trực quan và cực kỳ hiện đại.
Video đang HOT
Radar mảng pha quét điện tử thụ động Irbis-E có thể phát hiện và theo dõi đồng thời 30 mục tiêu ở khoảng cách trên 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trong số đó (bao gồm cả mục tiêu trên không và dưới đất).
Với tầm phát hiệu mục tiêu “siêu xa” và thiết kế mang được tất cả các loại vũ khí (tên lửa đối không/đất/biển, bom dẫn đường), Su-35 có thể đảm nhiệm vai trò tác chiến đa năng, bao gồm tất công các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không từ khoảng cách mà đối phương chưa kịp phản ứng, cũng như sử dụng các hệ thống radar, hệ thống quang-điện tử trên khoang để trinh sát, giám sát và phát hiện các lực lượng đối phương như một máy bay cảnh báo sớm.
Vì thế, một vài chiếc Su-35 bay kèm trong đội hình phi đội chiến đấu cơ Su-30MK2 tác chiến trên Biển Đông có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về hệ thống cảnh báo sớm trên không (AEWACS) mà hiện đang là điểm thiếu quan trọng của Không quân Việt Nam hiện nay.
Một phi đội bay hỗn hợp Su-35 và Su-30MK2 sẽ giúp Không quân Việt Nam chiếm được ưu thế trên bầu trời Biển Đông
Ngoài ra, với các đặc điểm cấu trúc khung thân đã được gia cố, tăng cường khả năng chịu lực và cấu trúc vỏ thành phần lớn là vật liệu composite đã giúp Su-35 có khả năng tàng hình nhẹ do giảm được đáng kể tiết diện phản xạ (RCS) tín hiệu radar.
Hai động cơ tuabin phản lực thế hệ mới với công nghệ điều khiển luồng khí phụt 3 chiều AL-41F1 có lực đẩy mạnh hơn, kết hợp với thiết kế khí động học độc đáo đã giúp Su-35 sở hữu khả năng cơ động số 1 thế giới hiện nay.
Trong kế hoạch phát triển không quân của mình, Su-35 cũng chính là loại máy bay chiến đấu đầu tiên được Nga lựa chọn thí điểm trang bị những hệ thống công nghệ hàng không thế hệ thứ năm, làm tiền đề cho dự án phát triển máy bay tàng hình PAK-FA T-50.
Su-35 có thể mang được gần như tất cả những hệ thống vũ khí tương lai cho T-50, trong đó đặc biệt phải kể đến K-37M (RVV-BD) – loại tên lửa không – đối – không có tầm bắn xa 222km trong khi các máy bay chiến đấu hiện có của Mỹ và phương Tây đều chưa có loại tên lửa đối không nào đạt tầm bắn xa như vậy.
Su-35 với hệ thống buồng lái nhà kính cực kỳ hiện đại
Với các đặc điểm nổi trội như khả năng siêu cơ động, radar và vũ khí có tầm phát hiện/tấn công ở cự li siêu xa, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến thế hệ 4 … , Su-35 đã khiến các chuyên gia quân sự phương Tây phải e ngại và cho rằng nó có thể là đối thủ trực tiếp đánh bại được cả 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Không quân Mỹ. Đối thủ đáng gờm nhất của các máy bay chiến đấu tàng hình đã xuất hiện, đó là Su-35.
Không quân Việt Nam, vốn đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng, bảo dưỡng bảo trì và huấn luyện các chiến đấu cơ dòng Sukhoi Su-27 của Nga sau thời gian dài sử dụng. Các chiến đấu cơ “Kẻ tấn công sườn” Su-27 (gồm cả biến thể một người ngồi Su-27SK và biến thể hai người ngồi Su-27UBK/PU) và “Hổ mang chúa” Su-30MK2 đều là những “tiền bối” của Su-35. Từ hoạt động Su-27 đến Su-30 và tương lai là Su-35 sẽ là “kim chỉ nam” cho con đường hiện đại hóa của Không quân Việt Nam.
Theo Báo Đất Việt
Vì sao Trung Quốc thèm khát Su-35 của Nga?
Trung Quốc đã quyết tâm mua bằng được những chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga bởi vì loại máy bay chiến đấu này có khả năng phóng tên lửa từ đằng sau. Đây là thông tin vừa được Đại tá cấp cao Wu Guohui - một giáo sư đến từ trường Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, tiết lộ.
Su-35 của Nga - chiến đấu cơ được nhiều nước thèm muốn.
Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, những tên lửa R-73M2, R-74ME do Nga thiết kế, tên lửa AIM-9X của Mỹ và PL-10 của Trung Quốc tất cả đều có khả năng được bắn đi từ đằng sau của một máy bay và nhằm vào máy bay kẻ thù. Những tên lửa loại này đều có "chóp hình nón" trên động cơ tên lửa và bộ phận giữ thăng bằng được cải tiến giúp ngăn chặn tình trạng bất ổn định trong khi nó bay ngược trở về đằng sau sau khi được phóng đi.
Sự ra đời của loại tên lửa được phóng đi từ phía sau đã làm thay đổi quan niệm về chiến tranh trên không, Đại tá Wu cho biết. Trong một cuộc không chiến thông thường, một chiến đấu cơ phải bắn vào kẻ thù của nó từ đằng sau. Tuy nhiên, với những tên lửa được bắn ngược về phía sau cùng hệ thống gương chiếu hậu được lắp đặt trên mũ của phi công, trong tương lai, các phi công có thể tấn công mục tiêu kẻ thù từ đằng trước.
Hiện tại, Trung Quốc không có bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào có khả năng phóng đi một tên lửa như trên trong một cuộc chiến đấu thực sự. Su-35 của Nga sẽ cho phép Lực lượng Không quân Trugn Quốc giúp phi công cũng như ngành công nghiệp hàng không của họ biết đến cảm giác về một mô hình chiến đấu mới. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ có thể tìm cách chế tạo những phiên bản tương tự như Su-35 của riêng họ.
Su-35 là một phiên bản hiện đại hóa rất sâu của loại chiến đấu cơ Su-27M - máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Không quân Nga. Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4 có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất.
Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.
Hồi tháng trước, một quan chức cấp cao thuộc tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga - Rosoboronexport đã tiết lộ, Bắc Kinh được cho là sẽ ký kết một hợp đồng mua những chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga vào năm 2014. Trước đó, Nga nhiều lần phủ nhận bán chiếc chiến đấu cơ đỉnh cao của mình cho Trung Quốc.
Một chuyên gia quân sự ở Canada mới đây đã lên tiếng cảnh báo, trong vòng 7 đến 8 năm tới, Nga sẽ thấy hối tiếc vì đã bán những chiếc máy bay chiến đấu tối tân Su-35 cho Trung Quốc.
Ông Andrei Chang cho rằng, ý định thực sự của Trung Quốc trong việc mua bằng được những chiếc Su-35 của Nga là để nghiên cứu cách chế tạo những động cơ mạnh 117S của Nga còn được gọi là Saturn AL-41F. Lực lượng Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng động cơ của Nga làm nền tảng để phát triển các động cơ tối tân cho các máy bay chiến đấu của họ, trong đó có J-20 - máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của nước này. Chế tạo động cơ vẫn là một trong những vấn đề gây đau đầu nhất cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Trong suốt nhiều năm qua, nước này vẫn không thể chế tạo được những động cơ tiên tiến để trang bị cho các máy bay chiến đấu hiện đại của họ.
Nga có thể được lợi về tài chính từ hợp đồng với Không quân Trung Quốc nhưng sớm muộn Nga cũng sẽ phải hối tiếc về chuyện này, giống y như việc xuất khẩu những chiếc chiến đấu cơ Su-27 hồi đầu những năm 1990, ông Chang cảnh báo.
Kiệt Linh - (theo WCT)
Theo_VnMedia
Nga trang bị 'bộ đôi hoàn hảo' Su-30 và Su-35 Hai phi đội chiến đấu cơ đa năng tiên tiến Su-30 và Su-35 sẽ đi vào hoạt động trong các đơn vị thuộc Lực lượng Không quân Nga bay trong năm nay, Tư lệnh Không quân, Trung tướng Viktor Bondar cho biết hôm 12/8. Trước đó, các dịch vụ báo chí của Quân khu Viễn Đông báo cáo rằng, trong năm nay quân...