Sức mạnh đoàn kết toàn dân: Từ Cách mạng T8 đến cuộc chiến chống Covid-19
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bài học quý về sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước.
Bài học đó đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
Bởi chỉ khi lòng dân được quy về một mối và tất cả cùng hướng niềm tin vào Đảng – đó sẽ là sức mạnh vô địch để cả dân tộc băng qua khó khăn, tiếp tục làm nên các kỳ tích mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
Mít tinh tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh tư liệu)
Sức mạnh của lòng dân và tinh thần đoàn kết trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong nội bộ, lấy đó làm cơ sở để tập hợp quần chúng cùng chung sức, chung lòng thực hiện nhiệm vụ chiến lược là “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”; “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam dù số thành viên không lớn, ở thời điểm lãnh đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chỉ có khoảng 5.000 đảng viên, nhưng luôn là một khối thống nhất vững chắc. Đó là cơ sở giúp Đảng ta phát huy tối đa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, hiểm nguy.
Cùng với đoàn kết trong nội bộ, Đảng ta không ngừng xây dựng, củng cố khối liên minh công-nông và coi trọng việc đoàn kết, tập hợp các lực lượng khác như thanh niên, phụ nữ, học sinh, trí thức, tiểu thương, tư sản, địa chủ… Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), Đảng ta đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, nhằm “liên hiệp hết thảy các giới, đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh “sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập”.
Dưới ngọn cờ Việt Minh, quần chúng nhân dân được tổ chức thành các đoàn thể cứu quốc: Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc… Mặt trận Việt Minh không chỉ làm cho khối đại đoàn kết dân tộc được mở rộng, củng cố không ngừng, mà còn là phương tiện nâng lực lượng của khối đại đoàn kết ấy lên một trình độ mới, một chất lượng mới – đại đoàn kết quy tụ dân tâm có hệ tư tưởng, có tổ chức, có lãnh đạo. Qua đó, sức mạnh quật cường, tinh thần sáng tạo của nhân dân được nhân lên gấp bội, tạo nên một lực lượng hùng mạnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết của toàn dân tộc, nhân dân ta đã làm nên một cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Video đang HOT
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, cả dân tộc bước vào thời kỳ “kháng chiến kiến quốc”. Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn khi ta phải đương đầu với cả giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm… Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc. Quốc hội ra đời với các đại biểu đến từ tất cả các giai tầng trong xã hội, từ công nhân, nông dân, tiểu tư sản, người dân tộc thiểu số thuộc mọi ngành, lĩnh vực văn hóa, tôn giáo… Mặt trận dân tộc thống nhất với nhiều tên gọi khác nhau như: Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc, giúp nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954); chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), hoàn thành độc lập và thống nhất đất nước…
Và trong 35 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám luôn là nguồn lực hun đúc ý chí quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn ảng, toàn dân ta. Nhờ đó, đất nước đã vươn lên, vượt qua ngưỡng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển; đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; dân chủ xã hội được phát huy; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Và trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Phát huy truyền thống quý báu ấy, trong trận chiến chống dịch COVID-19 ngày nay, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
Lực lượng tuyến đầu đồng lòng, quyết tâm trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Ngay từ đầu, Việt Nam đã chọn thái độ ứng xử đúng với dịch bệnh là “chống dịch như chống giặc”. Nhờ đó, ta có được tâm thế chủ động, đánh giá đúng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh mà không chủ quan, lơ là, cả ở hai phía: chính quyền và người dân. Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh đã diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ. Đến nay, Việt Nam đã khống chế thành công cả 3 đợt dịch bùng phát trong cộng đồng, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, coi là tấm gương trong phòng chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4 này, với biến thể Delta, dịch bệnh đã lây lan nhanh hơn, khó kiểm soát hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động ngăn chặn, đối phó với dịch bệnh bằng những quyết sách linh hoạt ở từng thời điểm khác nhau.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, ngày 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc, tạo nên sức mạnh và niềm tin để Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch. Tổng Bí thư kêu gọi: “Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.
Ngày 14/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19″.
Trước đó, tại Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 ngày 27/5/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đoàn kết, luôn thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững vàng mỗi khi đương đầu với mọi hiểm nguy, thách thức. Chính vì vậy, không có khó khăn nào mà nước ta không thể vượt qua…
Hưởng ứng lời kêu gọi của ảng, Nhà nước, Chính phủ, trên tuyến đầu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội không quản khó khăn, nguy hiểm, đi vào những vùng tâm dịch để cứu, chữa cho người dân. Ở cơ sở, lực lượng công an cùng hệ thống chính trị tăng cường chốt chặn kiểm soát vùng dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh. Cùng với đó là hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Không chỉ ở trong nước, đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn hướng về Tổ quốc, sẵn sàng góp sức, chung tay cùng quê hương đối phó với dịch bệnh.
Những ngày qua, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân” đã được thắp sáng và lan tỏa trong cộng đồng. Nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng lên quyên góp hay trực tiếp đến giúp đỡ bà con khó khăn do dịch bệnh. Những cây “ATM gạo”, những siêu thị 0 đồng được thiết lập ở giữa tâm dịch; những mớ rau, quả trứng… được giao tận tay những người cách ly tại nhà… Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa… Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm vẫn tăng cao. Ngay lúc này đây, chúng ta cần phát huy hơn nữa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, “mỗi người dân là một chiến sỹ” cùng chung sức, đồng lòng trong trận chiến chống lại dịch bệnh, trước hết là thực hiện nghiêm thông điệp 5K, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang, khai báo y tế trung thực, cập nhật thường xuyên thông tin; đồng thời tuyên truyền, nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện.
Hơn lúc nào hết, đoàn kết, chung tay chống dịch là yêu cầu gắt gao ở thời điểm hiện tại. Đó cũng là ý thức công dân, là trách nhiệm xã hội, là kỷ luật, tự giác, là đồng lòng vì cái chung và cũng vì mối an nguy của riêng mỗi người. Có như thế sức mạnh dân tộc mới được nhân lên, đất nước mới sớm đẩy lùi được dịch bệnh.
Bộ trưởng Y tế: 'Cuộc chiến chống COVID-19 chưa có điểm kết thúc'
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng nay 17/3.
"Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của virus đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực", ông Long nói.
Tính đến nay, thế giới ghi nhận trên 120 triệu ca COVID-19 và trên 2,6 triệu ca tử vong tại 221 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Tại Việt Nam, cả nước hiện ghi nhận tích lũy 2.560 ca mắc, trong đó 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Với mục tiêu lớn nhất, xuyên suốt là "bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường" và tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Theo Bộ Y tế, các cấp, ngành cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời tiếp tục chỉ đạo phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
Quan điểm của chúng ta là luôn đi trước một bước tiếp, tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là "Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng và Dập dịch" theo phương châm 4 tại chỗ; chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng.
Tiêm vaccine cho toàn dân
Theo ông Long, thực hiện mục tiêu phòng chống dịch COVID-19 thời gian tới, Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ công tác với tinh thần sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh và tập trung chỉ đạo khẩn trương tổ chức tốt tiêm chủng vaccine COVID-19 đảm bảo an toàn, đúng đối tượng theo tinh thần Nghị quyết 21/NQ-CP hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân.
Bộ sẽ chủ động tiếp cận với các nguồn vaccine khác trên thế giới đồng thời tập trung đẩy mạnh nghiên cứu phát triển vaccine trong nước để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2022.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở y tế và phối hợp với các ngành, các địa phương kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị phòng, chống dịch trong tình hình mới, đặc biệt là thực hiện các biện pháp quản lý người nhập cảnh vào Việt Nam khi nới lỏng các hạn chế trong đi lại quốc tế.
Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành và các địa phương để hướng dẫn thực hiện các biện pháp giám sát phòng chống dịch với người nhập cảnh đảm bảo không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng "hộ chiếu vaccine".
"Đây là cuộc chiến chưa từng có trong tiền lệ, tất cả lực lượng y tế đều sẵn sàng tham gia, thậm chí có những người cả tháng không về nhà. Do đặc thù chống dịch nên nhiều nhân viên y tế chịu vất vả, thậm chí có người phải cạo trọc đầu, đóng bỉm để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác phòng chống dịch, cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã gửi tới người dân khoảng 20 tỷ tin nhắn để khuyến cáo, phòng dịch, có lẽ cũng chẳng có nơi nào như chúng ta.
Trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội, chúng ta cần tiếp tục chung sống, có giải pháp phù hợp chiến đấu trường kỳ kiểm soát dịch bệnh; đồng thời tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu đề ra..." , ông Long nhấn mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Tám Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, là mốc son chói lọi trong lịch sử ngàn năm của dân tộc. Thắng lợi đó gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh...