Sức mạnh công nghệ Trung Quốc trong cuộc chiến chống virus corona
Nhiều phát minh công nghệ đã được Trung Quốc huy động để phòng ngừa và chiến đấu với virus corona mới.
Những người còn nhớ đại dịch SARS hoành hành tại Trung Quốc hồi năm 2002-2003, thấy đã có những sự thay đổi đáng kể trong công tác quản lý dịch bệnh hiện nay. Các hãng công nghệ lớn và chính phủ Trung Quốc đã có khả năng triển khai những sức mạnh công nghệ đến mức khó tin.
Kết hợp thiết bị thu tín hiệu hồng ngoại và trí thông minh nhân tạo, tập đoàn Baidu Trung Quốc đã cho ra đời thiết bị đo thân nhiệt của khách đang di chuyển trong sân bay, với mức độ sai lệch chỉ là 0,05 độ C. Mạng xã hội Wechat thì phát triển phương thức khám bệnh với bác sĩ ảo, cho phép chẩn đoán gần như chắc chắn những người nhiễm virus corona. Robot được sử dụng để lau chùi, vệ sinh, khử trùng và phân phát bữa ăn tại những khoa có bệnh nhân đang bị cách ly cho nhiễm virus.
Robin Li, nhà sáng lập tập đoàn Baidu, tuyên bố trí thông minh nhân tạo không chỉ cho phép tăng hiệu quả của công tác quản lý đô thị và các sáng chế y khoa trong các giai đoạn có dịch bệnh mà còn mang lại lợi ích cho tất cả các ngành công nghiệp và thúc đẩy những ngành này phát triển. Theo các nhà khoa học, nếu vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến thêm một bước trong việc làm chủ công nghệ, khiến các nước khác khó đuổi kịp Trung Quốc hơn.
Meituan, một công ty bán hàng trực tuyến đã điều chỉnh công nghệ, sử dụng dịch vụ giao hàng không tiếp xúc trực tiếp, nhất là thực phẩm, để khách và nhân viên giao hàng không phải tiếp xúc trực tiếp với nhau, tránh nguy cơ lây lan virus.
Video đang HOT
Thế nhưng, sức mạnh và mục đích sử dụng của các công nghệ này cũng khiến nhiều người lo sợ là sẽ có sự chệch hướng. Những hình ảnh được Hoàn Cầu thời báo phát đi, theo đó, một phụ nữ lớn tuổi ra ngoài đường mà không đeo khẩu trang, bị thiết bị bay tự hành phát đi những câu bất nhã, buộc bà phải quay về nhà đeo khẩu trang và rửa tay. Video lan truyền nhanh chóng trên mạng internet và bị chỉ trích rất dữ dội, bởi vì nếu những thiết bị kiểu này có thể kiểm soát dịch bệnh thì cũng có thể kiểm soát dân chúng trong những hoàn cảnh bình thường không có nạn dịch. Theo giới quan sát, những tiến bộ kỹ thuật đều đi kèm với nỗi sợ hãi về việc ảnh hưởng tới quyền tự do cá nhân.
Theo petrotimes
Mùa ế khách của tài xế công nghệ
Dịch cúm corona bùng phát khiến người dân ngại ra đường khiến cánh tài xế xe công nghệ cũng chịu cảnh vắng khách, giảm thu nhập.
"Không ai ra đường, không ai đi nhậu, đi cà phê, học sinh, sinh viên không đi học, tài xế chạy xe công nghệ như tôi cũng đuối lắm rồi", Hoàng Tâm, tài xế xe ôm công nghệ ngụ quận 12, TP.HCM nói.
Trên hội nhóm xe ôm công nghệ, cánh tài xế gọi thời điểm dịch cúm corona bùng phát là "mùa ế".
Thu nhập tài xế công nghệ giữa mùa dịch corona chỉ còn 25% so với ngày thường.
"Bình thường mỗi ngày chạy được 20-25 chuyến, có thêm tích điểm thưởng, thu nhập của tôi khoảng 300.000-400.000 đồng. Bây giờ mỗi ngày chỉ chạy được 4-5 chuyến, kiếm được 100.000-200.000 đồng. Trừ chiết khấu, xăng cộ, hao mòn dư được 30.000-50.000 đồng. Không đủ sống, chỉ là đường thoáng hơn thôi", Văn Trung, 46 tuổi, làm tài xế công nghệ cho hãng Grab cho biết.
Theo cánh tài xế, mùa dịch corona, sinh viên học sinh đều được nghỉ học. Thời gian nghỉ học tránh dịch kéo dài, kết hợp với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2 tuần, đồng nghĩa suốt một tháng qua, lượng khách hàng đông nhất của cánh tài xế bị mất.
Bên cạnh đó, giới văn phòng, công chức thường ngại ra đường lúc này khi không thật cần thiết. Đặc biệt, nhu cầu ra ngoài buổi tối đến các địa điểm vui chơi, ăn uống cũng giảm hẳn.
"Bây giờ khu vực có khách nhất là sân bay. Tuy vậy, lượng tài xế ở đây quá đông khiến thời gian chờ có cuốc từ 20-60 phút. Mấy trung tâm thương mại, trường học thì xác định không có khách" ông Tâm nói.
Bù lại, nhu cầu giao nhận thức ăn có tăng nhẹ. "Mọi người ngại ra đường nên đặt đồ ăn tại nhà. Nếu tài xế chịu chạy kết hợp cả giao thức ăn và chở khách có thể cải thiện thu nhập. Tuy vậy, số tiền kiếm được không thể bằng trước mùa dịch bởi tài xế quá đông nhưng nhu cầu giao đồ ăn chỉ tăng nhẹ", ông Trung chia sẻ.
Việc ra đường, đi làm giữa mùa dịch cũng khiến nhiều tài xế lo lắng bởi họ phải tiếp xúc với rất nhiều người. "Cực chẳng đã mới phải đi làm mùa này. Khẩu trang thì khan hàng, mua không ra. Đường phố bụi bặm vậy nhưng có một cái khẩu trang đeo từ sáng tới tối", tài xế Tâm nói.
"Nếu dịch kéo dài thêm vài tuần nữa chắc tôi kiếm công việc thời vụ khác làm tạm thôi", ông Tâm nói thêm.
Trả lời Zing.vn, đại diện dịch vụ gọi tài xế Be cho biết sau Tết Nguyên Đán, hoạt động của hãng cũng bị ảnh hưởng như tất cả các doanh nghiệp khác trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực do dịch bệnh.
"Tuy nhiên chúng tôi đã có kế hoạch chu đáo để duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng chỉ tiêu đã đề ra và tích cực chung tay cùng cộng đồng trong việc nghiêm túc phòng chống dịch", đại diện Be chia sẻ.
Trong khi đó, phía Grab cho biết tình hình kinh doanh của hãng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trên tất cả dịch vụ tại Việt Nam kể từ sau khi Chính phủ công bố dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (ngày 1/2). "Tuy vậy, để xác định chính xác sự tăng trưởng này do yếu tố nào mang lại, cần phải theo dõi một khoảng thời gian nữa cũng như đòi hỏi phương pháp phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện", đại diện Grab cho biết.
Theo Zing
Sự kiện công nghệ thú vị nhất năm đang bị virus Corona đe dọa Đã có 10 công ty công nghệ rút khỏi MWC, sự kiện di động lớn nhất thế giới vì dịch corona. Tuy vậy, các thương hiệu đến từ Trung Quốc vẫn tham gia sự kiện. Tính đến nay đã có 10 công ty tuyên bố rút khỏi Triển lãm Di động Thế giới (MWC), sự kiện lớn nhất ngành công nghệ di động....