Sức lao động của ASEAN bị ảnh hưởng nặng do nắng nóng
Nhiệt độ và độ ẩm tăng mạnh có nguy cơ làm tăng thêm số ngày nắng nóng đe dọa đến sức khỏe con người ở Đông Nam Á, đẩy khu vực này vào tình trạng tổn thất nặng nề về năng suất lao động, Reuters ngày 28.10 dẫn kết quả nghiên cứu của Hãng Verisk Maplecroft cho hay.
Đất đai nứt nẻ do hạn hán tại Indonesia – Ảnh: Reuters
Dựa trên mô hình dự đoán khí hậu, hãng khảo sát Anh ước tính trong vòng 3 thập niên tới, ASEAN có thể mất đi trung bình 16% năng suất lao động của cả khối do nắng rát và thời tiết nóng bức, gây tổn hại cho sức khỏe, thậm chí tính mạng, của những người làm việc ngoài trời.
Cụ thể, Singapore và Malaysia đứng đầu danh sách tổn thất nặng nhất, giảm lần lượt 25% và 24% năng suất so với hiện nay. Kế đến là Indonesia giảm 21%, Campuchia và Philippines (16%), Thái Lan và Việt Nam (12%).
Video đang HOT
Theo dự đoán của Verisk Maplecroft, đến năm 2045, số ngày nắng gắt trong năm ở Singapore và Malaysia sẽ tăng lên 364 (so với lần lượt 335 và 338 ngày hiện nay), Indonesia tăng từ 303 lên 355 ngày, Philippines từ 276 lên 337 ngày.
Bên cạnh đó, kết quả tính toán nguy cơ tổn thất năng suất lao động ở 1.300 thành phố trên toàn thế giới cho thấy 45 trong số 50 thành phố đối mặt nguy cơ cao nhất đều nằm ở Đông Nam Á. Năm thành phố còn lại nằm ngoài khu vực, bao gồm: Cartagena (Tây Ban Nha), Barranquilla (Colombia), Panama City và Arraijan (Panama), Manaus (Brazil).
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Đường sắt cao tốc Trung Quốc đại thắng Nhật Bản: Dễ hiểu
Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản giành nhiều hợp đồng xây đường sắt cao tốc chủ yếu nhờ yếu tố giá rẻ.
PV:- Mới đây nhất, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để giành hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc ở Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản cũng để tuột mất hợp đồng quan trọng xây dựng đường sắt cao tốc ở Indonesia vào tay Trung Quốc và trước đó là dự án ở Thái Lan. Ông có bất ngờ trước những thông tin này khi đường sắt cao tốc vốn là thế mạnh truyền thống của Nhật Bản với dây chuyền công nghệ hiện đại, đặc biệt là đã hoạt động an toàn suốt 50 năm mà không có sự cố lớn nào? Đây có phải là dấu hiệu cho thấy một cuộc cạnh tranh về đường sắt cao tốc giữa Nhật Bản và Trung Quốc?
Tàu chạy trên tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới (2.298km) đi qua cầu Yongdinghe ở Bắc Kinh
TS Nguyễn Xuân Thủy: - Nói về kỹ thuật xây dựng đường sắt cao tốc, khởi đầu phải là Nhật Bản, Đức... Từ những năm 1960-1970, Nhật Bản đã thí nghiệm đoàn tàu chạy 200km/h và họ cũng là nước đầu tiên thí nghiệm tàu chạy trên đệm từ trường và có thể đạt vận tốc 500km/h. Nhật Bản đã khẳng định được uy tín kỹ thuật của mình, tuy nhiên lịch sử đã trôi qua, Trung Quốc là nước học theo rất nhanh. Trung Quốc không phải là nước bắt đầu nhưng họ có thể mua một chiếc máy bay về và tháo ra làm lại nguyên xi. Đối với đường sắt cao tốc cũng vậy, Trung Quốc đã cập nhật rất nhanh kỹ thuật của các nước đi trước, trong đó có Nhật Bản.
Một đất nước rộng bao la như Trung Quốc (hơn 9 triệu km2) rất coi trọng đường sắt bởi nó giúp giảm giá thành, tăng tốc độ, chở được hàng quá trọng, quá trường. Với đường hướng đó, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ đường sắt, họ có những tuyến đường sắt dài 3.000-4.000km. Đến khi tiếp cận với kỹ thuật của đường sắt cao tốc, Trung Quốc bắt nhịp được ngay và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, đến nay vẫn có quan điểm cho rằng Trung Quốc phát triển mạnh đường sắt cao tốc nhưng hiệu quả về kinh tế không cao lắm vì giá thành và số người đi. Người Trung Quốc vẫn đi đường sắt thông thường nhiều hơn, trong khi tàu cao tốc chi phí cao hơn và có thể vận chuyển hàng hóa không nhiều. Dù vậy cũng phải nhắc lại rằng, nói về kỹ thuật, Trung Quốc đã tiếp cận và nắm bắt được công nghệ đường sắt cao tốc, đã chế tạo được và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trung Quốc có đặc điểm là giá nhân công rẻ, năng suất lao động cao. Ví dụ, Nhật Bản mỗi lần có thể chế tạo 5-7 chiếc tàu nhưng Trung Quốc phải làm đến vài chục chiếc vì đường của họ nhiều, nhu cầu lớn nên năng suất lao động cao. Nhờ năng suất lao động và giá thành nhân công rẻ nên tàu Trung Quốc rẻ hơn so với Nhật Bản.
Tương tự, ở Việt Nam, nếu đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Nhật Bản đảm nhận giá thành có thể cao hơn nhưng đảm bảo hơn, cả về tiến độ, kỹ thuật, tuổi thọ, tính an toàn và tiện nghi. Nhưng Trung Quốc bỏ giá rẻ hơn nên họ kiếm được hợp đồng đó.
Cho nên, tại sao đường sắt Trung Quốc chiếm được thị trường châu Phi, châu Mỹ là vì vậy. Dĩ nhiên, về lâu dài, tính an toàn, công nghệ và tính bền vững, tuổi thọ cao vẫn là số 1 nhưng vấn đề là tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng nước.
PV: - Vì sao đường sắt cao tốc Trung Quốc liên tiếp đại thắng trước một Nhật Bản có thế mạnh về công nghệ, độ an toàn như vậy, thưa ông (do tiềm lực vốn lớn, mức lãi suất cho vay hấp dẫn hay điều kiện ràng buộc ít hơn...)?
TS Nguyễn Xuân Thủy: - Như tôi nói ở trên, đường sắt cao tốc Trung Quốc đại thắng trước một Nhật Bản an toàn, công nghệ hiện đại, chủ yếu là nhờ giá rẻ. Qua thấy cũng thấy được rằng cuộc cạnh tranh về đường sắt cao tốc giữa hai quốc gia Trung Quốc-Nhật Bản đã bắt đầu. Cuộc cạnh tranh này không có một tiêu chí nào để so sánh.
Ví dụ, tại sao một số nước cứ mua vũ khí của Trung Quốc mà không mua vũ khí Nga? Nguyên nhân chủ yếu là vũ khí Trung Quốc rẻ. Trung Quốc mua công nghệ, sao chép công nghệ là chính, nhờ năng suất cao, công lao động rẻ và một số yếu tố khác nên họ thắng thầu trong hợp đồng bán vũ khí cho một số nước. Trung Quốc có thế mạnh của riêng họ, ngay như Mỹ cũng phải chịu. Đơn cử, một chiếc áo Trung Quốc bán ra chỉ 10 đồng, còn áo của Nhật 15 đồng/chiếc. Dù có thể áo Trung Quốc không bền như áo Nhật Bản, có chất độc hại,... nhưng trước tiên nó nhìn bắt mắt. Hiện 60-70% hàng tiêu dùng Trung Quốc xuất sang Mỹ, cái đó thuộc về quy luật cung-cầu chứ chính phủ không thể bắt người dân phải mua của nước này mà không mua nước kia.
Theo_Báo Đất Việt
Hít thở không khí ở Bắc Kinh tương đương hút 40 điếu thuốc/ngày Dữ liệu khoa học mới công bố của Mỹ cho thấy hít thở không khí ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) tương đương hút 40 điếu thuốc/ngày. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đang giết chết khoảng 4.000 người mỗi ngày, tương đương 1,46 triệu người/năm, theo Daily Mail. Ô nhiễm không khí đang làm tổn hại sức khỏe người dân Trung...