Sức khỏe tâm thần có liên quan đến tuổi thọ như thế nào?
Từ lâu chúng ta đã biết rằng sức khỏe tâm thần đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu mới còn cho thấy, nó cũng là một yếu tố quan trọng khi nói đến số lượng tuổi đời của chúng ta.
Giữ sức khỏe tâm thần tốt góp phần giúp chúng ta sống lâu hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm lý học, dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Đại học Toronto (Canada), đã theo dõi 12.424 người Canada trên 18 tuổi từ giữa những năm 1990 đến năm 2011. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có sức khỏe tâm thần kém khi bắt đầu nghiên cứu chết sớm hơn trung bình 4-7 tháng so với những người có sức khỏe tâm thần tốt, theo PC.
Tiến sĩ Philip Baiden, đồng tác giả nghiên cứu, giảng dạy công tác xã hội tại Đại học Texas (Mỹ), cho biết: “Như dự đoán, các yếu tố rủi ro có thể thay đổi bao gồm hút thuốc, uống nhiều rượu và hoạt động thể chất không thường xuyên có liên quan đến xác suất tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn. Ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và huyết áp cao có liên quan đến xác suất tử vong cao hơn trong thời gian theo dõi”.
Sau khi điều chỉnh tất cả các yếu tố rủi ro, nhóm nghiên cứu “thấy rằng những người có sức khỏe tâm thần dưới mức tối ưu khi bắt đầu nghiên cứu có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn 14% trong 18 năm của nghiên cứu”, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Esme Fuller-Thomson, giáo sư Đại học Toronto, phát biểu trên PC.
Thật không may, nghiên cứu phân tích dữ liệu thứ cấp này không đủ thông tin để giải thích tại sao sức khỏe tâm thần tốt có liên quan đến việc chúng ta sống lâu hơn.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề cập đến một số giả thuyết họ muốn điều tra trong các nghiên cứu tương lai như ứng viên tiến sĩ tại Đại học Toronto Keri J. West nói: “Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra, ảnh hưởng tích cực có liên quan đến mức độ cortisol thấp hơn, giảm viêm và hoạt động tim mạch tốt hơn. Hơn nữa, những người có sức khỏe tâm thần cao nhiều khả năng tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng, tuân thủ chế độ điều trị, duy trì mối quan hệ xã hội gắn kết và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, góp phần kéo dài tuổi thọ”.
“Liên kết giữa sức khỏe tâm thần dưới mức tối ưu và tử vong sớm là một mối quan hệ mạnh mẽ, không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, đau đớn, hạn chế chức năng và các hành vi sức khỏe tiêu cực”, PC dẫn lời tiến sĩ Esme Fuller-Thomson.
Bí quyết sống thọ nằm ở ba việc đơn giản nhưng ít người làm được
Chỉ cần bạn quản lý tốt miệng, tinh thần và giấc ngủ, chắc chắn bạn sẽ giảm thiểu được nhiều bệnh tật, sống khỏe mạnh trong thời gian dài.
Ai trong số chúng ta cũng đều hy vọng tuổi thọ của mình sẽ dài hơn. Trên thực tế, có rất nhiều thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày giúp bạn sống lâu, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện được những hành động đó mỗi ngày:
Video đang HOT
1. Kiểm soát tốt miệng của mình
Ảnh minh họa: Forkoverknife
Bạn nên ăn ít thực phẩm có chứa chất bảo quản, đồ chiên, hun khói, nhiều chất béo, quá ngọt. Trong chế độ ăn uống, bạn cần chú ý bổ sung rau quả tươi.
Tuy nhiên, nhiều người không thể kiểm soát miệng của họ, ngay cả khi đặt quyết tâm nhưng ngay sau đó họ lại ăn những thứ gì mình muốn.
Mức sống ngày càng tốt hơn nhưng cơ thể bạn sẽ không thể chịu đựng được nếu bạn suốt ngày ăn thịt cá. Chế độ ăn nhiều chất béo không chỉ gây ra mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường mà còn dẫn tới ung thư, giảm tuổi thọ.
2. Không thức khuya
Trong xã hội ngày nay, nhịp sống nhanh và áp lực công việc ngày càng nặng nề. Nhiều người gặp rắc rối với giấc ngủ trong một thời gian dài. Những biểu hiện phổ biến của họ là khó ngủ, dễ tỉnh giấc, mơ nhiều...
Không ít người biết rằng thiếu ngủ triền miên sẽ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, gây ra một số bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, u bướu...
Thức khuya là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe của bạn. Thường xuyên ngủ muộn không chỉ gây ra suy nhược mà còn khiến bạn mắc một số bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong đột ngột. Bạn nên đi ngủ trước 23h để cơ thể có thể phục hồi sau một ngày dài.
3. Tâm trạng thoải mái
Ảnh minh họa: Freepik
Tuổi thọ của một người cả ngày buồn rầu sẽ kém hơn nhiều so với một người cười nói vui vẻ mỗi ngày, bởi tâm lý thoải mái khiến phiền não trong lòng tiêu tan.
Tính cách của mỗi người có liên quan mật thiết đến sự hình thành của bệnh tật. Những người dễ bị kích động, nóng nảy, hẹp hòi dễ mắc bệnh tim, cao huyết áp, ung thư. Những người có tâm hồn tươi vui, cơ thể cũng trẻ trung hơn.
Cảm xúc tiêu cực của con người sẽ gây ra các rối loạn nội tiết của cơ thể, dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
Ngoài thực hiện ba điều trên, bạn có thể ăn bốn loại thực phẩm tốt cho sức khỏe:
Tỏi
Tỏi không chỉ ngăn ngừa cảm lạnh mà còn làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, tỏi cũng có thể thanh lọc các mạch máu, phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu.
Đậu phụ
Ảnh minh họa: Medium
Thành phần chính của đậu phụ là protein và isoflavone. Đậu phụ có tác dụng lợi khí, giảm suy nhược, giảm nồng độ chì trong máu, bảo vệ gan và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ăn đậu phụ thường xuyên có lợi cho sức khỏe và phát triển trí tuệ. Người cao tuổi hay ăn đậu phụ có tác dụng điều trị tốt đối với chứng xơ cứng động mạch và loãng xương.
Sữa
Ảnh minh họa: Patch
Uống sữa mỗi ngày làm giảm nguy cơ trúng gió và bảo vệ xương. Uống sữa là thói quen phổ biến của người già sống thọ. Kali trong sữa giữ cho các động mạch máu ổn định khi bạn bị huyết áp cao, giảm nguy cơ trúng gió.
Canxi trong sữa giúp xương và răng chắc khỏe, giảm sự xuất hiện của bệnh thoái hóa xương khớp. Uống sữa thường xuyên có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Táo
Ảnh minh họa: MSN
Táo là một trong những trái cây tốt cho sức khỏe và các chất dinh dưỡng trong loại quả này tương đối toàn diện. Táo rất giàu vitamin C, axit amin và khoáng chất.
Táo có thể nuôi dưỡng cơ thể và cải thiện chức năng miễn dịch, ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh, kéo dài tuổi thọ.
Cân bằng lượng sắt trong máu có thể giúp kéo dài tuổi thọ? Các nhà nghiên cứu mới đây đã tìm ra bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng sắt trong máu và tuổi thọ của con người. Hàm lượng sắt trong máu của một người liệu có phải là cơ sở để xác định tuổi thọ của người đó? Một nghiên cứu do trường Đại học Edimbourg, Anh và Viện Sinh học...