Sức hấp dẫn của iPhone chỉ còn đến từ iOS
Khi iPhone bị các đối thủ “vượt mặt” về sáng tạo, nền tảng iOS liên tục được cập nhật và tối ưu là yếu tố chủ chốt giúp smartphone của Apple duy trì sự hấp dẫn đối với người dùng trên thị trường điện thoại.
Khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào 2007, CEO Steve Jobs đã nói: “iPhone là một sản phẩm mang tính cách mạng công nghệ, bỏ xa 5 năm so với bất kỳ điện thoại di động nào khác”. Quả thực, iPhone đã khiến thế giới điện thoại thay đổi, giúp định nghĩa lại điện thoại thông minh là gì. Trong đó, iOS nắm vai trò chủ chốt giúp thiết bị tạo nên sự khác biệt so với đối thủ, từ các sản phẩm chạy Windows Mobile, Symbian, BlackBerry… của quá khứ, cho đến Android hiện tại.
iOS tạo nên sự khác biệt cho iPhone so với các đối thủ Android.
Bỏ qua các nền tảng đã cũ xưa, iOS hiện chỉ có đối trọng duy nhất là Android. Tuy nhiên, nền tảng của Google đang tỏ ra yếu thế về nhiều mặt, dù chiếm thị phần lớn hơn nhiều lần.
Được giới thiệu sau một năm (2008) nhưng đến nay, Android vẫn là mớ hỗn độn vì phân mảnh dù Google đã rất cố gắng để hạn chế điều đó. Nếu như các thiết bị iOS được cập nhật nhất quán, Android lại hiếm khi có điều này. Thay vào đó, các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) chỉ có thể tạo ra các giao diện người dùng riêng nhằm tối ưu khả năng trải nghiệm sản phẩm.
Các thiết bị iOS chiếm ưu thế hơn nhờ được cập nhật trong nhiều năm (khoảng 4 năm) sau khi mua, điều này trái ngược với tình trạng “đem con bỏ chợ” của các OEM, hoặc nếu có cũng chỉ khoảng 1 – 1,5 năm.
An ninh là vấn đề được rất nhiều người lưu tâm. Nhưng nếu phát hiện lỗ hổng bảo mật, Apple có thể ra ngay bản cập nhật để vá chúng, nhưng điều đó không thường xuyên xảy ra trên điện thoại Android.
Ngoài ra, việc Apple liên tục tối ưu cho iOS giúp iPhone vẫn hoạt động mượt mà sau nhiều năm. Còn với smartphone Android, chúng “yếu” dần theo thời gian dù cấu hình mạnh hơn nếu so sánh với thiết bị cầm tay của Apple.
Thế nhưng, ngoài iOS, iPhone của hiện tại không còn duy trì nhiều ưu điểm để có thể thu hút người dùng như khi Steve Jobs còn sống. Có thể, sự ra đi của ông đã khiến Apple không thể sáng tạo thêm cho thiết bị này.
Sau 9 năm, iPhone vẫn là một trong những chiếc smartphone tốt nhất thế giới, và không nhiều hãng điện thoại có thể làm ra sản phẩm tốt hơn chiếc điện thoại này. Thế nhưng, khi Tim Cook lên lãnh đạo, dễ dàng thấy iPhone chủ yếu được “dát mỏng” và “phóng to” về thiết kế, cũng như nâng cấp nhỏ giọt.
iPhone 7 vẫn chưa có những bước đột phá như mong đợi.
Đối thủ lớn nhất của Apple, Samsung, đã cho ra mắt chiếc Galaxy Note 7 đầu tháng 8 và vừa bán ra cách đây ít lâu. Nếu so sánh với iPhone 6s hiện tại, phablet của hãng điện tử Hàn Quốc có ưu thế hơn với thiết kế đẹp hơn, nhiều tính năng được quan tâm hơn, như sạc không dây hay chống nước, chống bụi… Rõ ràng, smartphone của Apple đang lép vế trước smartphone của Samsung ở nhiều yếu tố.
Video đang HOT
Với iPhone thế hệ tiếp theo ra mắt vào tháng 9, nếu dựa trên các thông tin đã rò rỉ, thiết bị này vẫn sẽ có thiết kế về cơ bản không khác nhiều so với iPhone 6 hay iPhone 6s. Không nhiều người tin những tính năng như sạc không dây, sạc nhanh, chống nước… sẽ xuất hiện trên iPhone 7. Trong 2 năm kể từ ngày Apple “rũ bỏ” thiết kế vuông vắn đã thành thương hiệu, hãng điện tử Cupertino (Mỹ) vẫn chưa làm thêm điều gì đặc biệt, ngoại trừ bổ sung một số màu mới, tăng sức mạnh cho vi xử lý, nâng cấp độ phân giải cho camera… Đây đều là những nâng cấp bình thường theo thời gian, theo sự phát triển của công nghệ, và nó không phải là điều gì quá lớn lao.
Samsung đã có Galaxy Note 7 và bộ độ Galaxy S7/S7 edge với thiết kế đột phá trong 2 năm, còn Apple vẫn đang giậm chân tại chỗ. Thật khó để chấp nhận ý kiến rằng, Apple là kẻ đi tiên phong về sự sáng tạo trên lĩnh vực smartphone ở thời điểm này.
Như vậy, theo Tech Insider, các thế hệ iPhone gần đây thành công đang nhờ vào iOS là chính. Tuy nhiên, hãng sẽ phải làm rất nhiều điều với smartphone của mình bởi không thể mãi bám trụ vào nền tảng này, nhất là khi các phiên bản mới gần đây xuất hiện rất nhiều lỗi khiến một số người dùng quay lưng.
Bảo Lâm
Theo VNE
Apple còn gì dưới triều đại Tim Cook?
Cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm Steve Jobs khiến vị CEO kế nhiệm luôn chịu nhiều áp lực từ dư luận.
Ngày 24/8/2011, Tim Cook thay Steve Jobs trở thành CEO của Apple, mở đầu cho một triều đại mới.
Cook đã làm được gì sau ngần ấy năm?
Báo cáo doanh thu của Apple trong quý III vừa qua dù sụt giảm nhưng cũng vượt mức dự đoán của các nhà đầu tư phố Wall. Cổ phiếu tăng 7% giúp Apple giữ vững ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới.
Họ kiếm được lợi nhuận trong một quý nhiều hơn hầu hết các công ty làm trong một năm, theo Business Insider.
Nhưng cũng lúc này, doanh thu của Táo khuyết dần thu hẹp lại. Dù là iPhone hay bất cứ sản phẩm nào mà Apple kinh doanh, miếng bánh thị phần dần bé lại.
Họ đã không có một sản phẩm đột phá nào kể từ khi Tim Cook nắm quyền.
Nhưng cần công nhận rằng, Tim Cook là nhà kinh doanh tài ba. Khi ông nắm quyền điều hành, ngay lập tức giá cổ phiếu của Táo khuyết tăng vọt hơn 90%, từ 53 USD lên gần 100 USD mỗi đơn vị, có lúc chạm ngưỡng 125 USD. Đây là mức tăng mạnh mẽ nhất trong lịch sử Apple.
Giá trị cổ phiếu của Apple. Ảnh: Business Insider.
Lượng tiền mặt mà Apple nắm giữ cũng tăng gấp 3 lần, hiện tại đã đạt 230 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên, Apple trả cổ tức cho các cổ đông của mình. Điều này cho thấy, Cook rất biết cách làm tăng giá trị công ty.
Hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đứng đầu thế giới với con số 494,7 tỷ USD.
Mức cổ tức mà Apple trả cho các cổ đông qua các quý từng năm. Ảnh: Business Insider.
Tim Cook còn là nhà hoạt động xã hội tài ba. Các dự án bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời, tuyên truyền sử dụng năng lượng sạch, bảo vệ sức khỏe, thậm chí các vấn đề nhân quyền của cộng đồng LGBT, đã giúp đánh bóng tên tuổi Apple, điều chưa từng có dưới thời Steve Jobs.
Tuy vậy, doanh thu của Apple ngày càng đi xuống trong 5 năm dưới triều đại Tim Cook. Nó bắt đầu tăng trưởng âm ở quý vừa qua.
Tăng trưởng hàng năm và doanh thu hàng quý của Apple. Ảnh: Business Insider.
Câu trả lời cho sự suy giảm này nằm ở các sản phẩm của họ như iPhone, iPad, Mac. Chúng ra đời mà không còn yếu tố bất ngờ, "one more thing" như cách mà Steve Jobs đã làm.
Quá mải mê với những hoạt động bên lề như marketing, chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, nhất là sang Trung Quốc, Cook đã quên mất điều cốt lõi của một công ty chính là sản phẩm.
Duy trì sản phẩm cũ nhằm kiếm thật nhiều lợi nhuận, trong khi những thiết bị mới như Apple Watch lại không đáp ứng được nhiều kỳ vọng của giới công nghệ. Điều này khiến thị phần smartphone của Apple giảm gần 5% sau 5 năm.
Mặc dù vậy, số tiền chi cho nghiên cứu và phát triển của Apple trong quý III đã đạt mức 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong vòng bốn năm qua, chiếm đến 5,9% tổng doanh thu.
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Apple tính theo quý. Ảnh: Business Insider.
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển tăng vọt trong bối cảnh Apple liên tục phải đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh thu hàng quý.
Trong quý III, Apple công bố đạt mức doanh thu 42,3 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình kinh doanh xuống dốc tại tất cả thị trường, trừ Nhật Bản.
Tỷ lệ phần trăm chi phí cho nghiên cứu và phát triển theo doanh thu hàng quý. Ảnh: Business Insider.
Bảng cân đối doanh thu các mảng kinh doanh sản phẩm khác nhau từ năm 2011 đến nay, cho thấy Apple vẫn sống nhờ iPhone.
Các sản phẩm khác vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, thậm chí trong vài quý trở lại đây, tốc độ tăng trưởng mảng sản phẩm này đã bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Apple vẫn chưa có bất kỳ một sản phẩm công nghệ mới nào trở thành cốt lõi, có thể thay thế iPhone.
Biểu đồ dưới đây cho thấy mức chi cho nghiên cứu và phát triển của Apple tiếp tục tăng ngay cả khi doanh thu bắt đầu sụt giảm.
Tăng trưởng doanh thu hàng quý so với tăng trưởng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Apple. Ảnh: Business Insider.
Cook từng nói về các khoản chi phí cho nghiên cứu và phát triển như thế này: "Có một lượng lớn ngân sách dành cho đầu tư và nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ chưa được công bố. Có rất nhiều thứ chúng tôi đang dự định ngoài các sản phẩm hiện tại".
Nhưng những sản phẩm đó là gì? Xe hơi, TV, tai nghe, thiết bị thực tế ảo hay nhà thông minh, tất cả đều đã được biết đến qua các bản báo cáo. Nhưng Apple không hề tiết lộ bất cứ điều gì. Họ thích giới thiệu những thứ chỉ khi đưa được nó đến tay người dùng.
Tim Cook vẫn cần có một sản phẩm đột phá để chứng minh tài năng của mình. Duy trì những thứ hiện có là chưa đủ, Apple cần phải tạo niềm tin cho các nhà đầu tư của họ. Nhưng có lẽ Cook cần tăng tốc, vì người dùng đã có dấu hiệu mất kiên nhẫn.
Đại Việt
Theo Zing
Apple sẽ 'tái phát minh' thế nào sau iPhone Khái niệm "tái phát minh" được Steve Jobs thiết lập từ năm 1977, thể hiện ở việc họ không bao giờ có "thiết bị đầu tiên được trang bị..." mà gắn công nghệ đã trưởng thành vào sản phẩm của mình ở một mức tốt hơn. Thời gian qua, khi chứng kiến hàng loạt thay đổi mới lạ trên các sản phẩm và...